* Mục đích cơng khai giao dịch bảo đảm
Thơng tin về các giao dịch bảo đảm cũng như các quyền và nghĩa vụ của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm được công khai cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu để họ có những thơng tin chính xác, tin cậy trong việc giao dịch tài sản, tránh những rủi ro liên quan đến tài sản đã đăng ký giao dịch. Thông tin về đăng ký giao dịch bảo đảm được cung cấp cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Thơng tin này cũng xác nhận rõ ràng rằng các bên đã tuân theo pháp luật trong đăng ký giao dịch bảo đảm, là chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được pháp luật bảo vệ trong quan hệ giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm cũng là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán đối với việc xử lý tài sản bảo đảm khi có vấn đề pháp lý phát sinh đối với nghĩa vụ được bảo đảm.
Quan niệm về công khai thông tin thuộc về bản chất của đăng ký giao dịch bảo đảm. Đăng ký giao dịch bảo đảm cung cấp thông tin về sự tồn tại hoặc tiềm năng hiện hữu của các quyền đối với tài sản. Những cá nhân, tổ
chức quan tâm có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm công bố thông tin. Quyền tiếp cận thông tin không bị hạn chế và được pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm của các quốc gia trên thế giới bảo vệ.
* Mục đích xác lập thứ tự thanh tốn
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm còn giúp xác lập thứ tự ưu tiên thanh tốn, theo đó giao dịch bảo đảm được đăng ký có hiệu lực pháp lý đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý do vi phạm nghĩa vụ, khi đó, thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ được thực hiện theo thứ tự sau: giao dịch bảo đảm đã đăng ký sẽ được ưu tiên thanh tốn so với giao dịch bảo đảm khơng được đăng ký và giao dịch bảo đảm được đăng ký trước sẽ được ưu tiên thanh toán trước các giao dịch bảo đảm được đăng ký sau. Như vậy, thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm và việc đăng ký giao dịch bảo đảm có mục đích xác lập trật tự thanh tốn khi tài sản bảo đảm bị xử lý. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, bên nhận bảo đảm (thường là các tổ chức tín dụng) cần đăng ký các giao dịch bảo đảm càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi giải ngân vốn cho bên vay.
* Mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm, việc dùng tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không làm gián đoạn bất kỳ hoạt động bình thường nào của các chủ thể, ngoại trừ hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản bảo đảm. Việc hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản bảo đảm là cần thiết để bảo vệ quyền của bên nhận bảo đảm cũng như đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo đảm được thực hiện. Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động pháp lý, trong đó có giao dịch bảo đảm là tạo ra hành lang pháp lý cho các giao dịch trong xã hội, bảo vệ các
quyền lợi mà Nhà nước thừa nhận và bảo đảm cho các cá nhân, tổ chức được hưởng khi tham gia các giao dịch.
* Mục đích hồn thiện cơ chế thị trường
Một thị trường đầy đủ và minh bạch là một thị trường có thể chế pháp luật đầy đủ và hoàn thiện. Bảo đảm cho các giao dịch của thị trường là một trong những chức năng của Nhà nước. Và việc ban hành pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức và hồn thiện hệ thống thơng tin cơ sở dữ liệu về đăng ký giao dịch bảo đảm là việc thực hiện chức năng bảo đảm cho thị trường hoạt động công bằng, minh bạch.
* Mục đích cơng khai hóa các giao dịch bảo đảm
Cơng khai hóa các giao dịch bảo đảm cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, qua đó giúp họ có thơng tin chính xác, tin cậy trước khi quyết định xác lập các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký, do đó việc tìm hiểu thơng tin trước khi quyết định xác lập giao dịch sẽ giúp cho người thứ ba tránh được các rủi ro. Kết quả tìm hiểu thơng tin về tài sản mà họ dự định mua hoặc dự kiến nhận bảo đảm sẽ giúp họ đưa ra quyết định phù hợp và có lợi cho mình nhất. Cơ chế tìm hiểu thơng tin sẽ như là một biện pháp phòng ngừa rủi ro để tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tránh trường hợp bị lừa hoặc bị nhầm lẫn mà mua, nhận bảo đảm bằng tài sản đã được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, tài sản bị hạn chế quyền sở hữu và không thuộc sở hữu của người bán.