Sự bất cập trong việc tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm của Techcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đăng ký giao dịch bảo đảm - từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng Techcombank (Trang 76 - 82)

còn đang hiểu chưa đúng bản chất của các loại tài sản bảo đảm… Chính điều này đã làm tăng rủi ro cho hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm của Techcombank.

Thứ ba, mặc dù Techcombank đã ban hành quy trình thẩm định tài sản

bảo đảm của khách hàng, nhưng công tác thẩm định chủ yếu chỉ dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp, mà Ngân hàng chưa tìm kiếm các nguồn thơng tin khác. Điều này cũng xuất phát từ tính cạnh tranh, giữ chân khách hàng của các ngân hàng, buộc các ngân hàng phải đẩy thời gian thẩm định lên nhanh. Đặc biệt, một yếu tố quan trọng, đánh giá tài sản bảo đảm để tiến hành đăng ký theo đúng giá trị tài sản bảo đảm tương ứng với khoản vay, tuy nhiên hầu hết chỉ quan tâm đến chỉ tiêu kinh doanh và bỏ qua nhiều quy trình thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng. Điều này dẫn đến việc nhận tài sản bảo đảm và tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm được đưa ra chủ yếu mang tính kinh nghiệm đơn vị kinh doanh và uy tín khách hàng.

3.2.3. Sự bất cập trong việc tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm của Techcombank của Techcombank

Không môi trường nào kiểm chứng lý luận sắc bén bằng môi trường thực tiễn. Trong quá trình làm việc tại Techcombank, trên cơ sở đối chiếu, vận dụng lý luận khoa học, quy định của pháp luật vào các tình huống thực tế, tác giả đã gặp khơng ít những vướng mắc trong các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay. Những nội dung dưới đây sẽ minh chứng cho vấn đề này:

Thứ nhất, về hệ thống pháp luật chưa hồn thiện, chưa đồng bộ và cịn

* Đối với việc nhận cầm cố thẻ tiết kiệm của ngân hàng khác tại Techcombank. Quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định việc xác nhận cầm cố thẻ tiết kiệm là một thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và nghĩa vụ của ngân hàng phát hành thẻ tiết kiệm trong trường hợp đã xác nhận việc cầm cố. Việc nhận cầm cố sổ tiết kiệm là một trường hợp đặc biệt, bởi Techcombank không "trực tiếp giữ tài sản", cũng không "ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản" theo quy định tại Điều 16 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm về "Giữ tài sản cầm cố". Mặt khác, ngân hàng phát hành thẻ tiết kiệm cũng không phải là người thứ ba giữ tài sản cầm cố, do đó cũng khơng có các nghĩa vụ theo "hợp đồng gửi giữ tài sản" như quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm "Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp cầm cố tài sản bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị" [10, Điều 17].

Mặt khác, quy định pháp luật cũng chưa có những quy định rõ nghĩa vụ của ngân hàng phát hành thẻ tiết kiệm mà chỉ quy định nghĩa vụ của người phát hành giấy tờ có giá theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm "Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khốn vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố mà gây thiệt hại cho bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác" [10, Điều 19].

* Việc đăng ký thế chấp tại Trung tâm đăng ký giao dịch và tài sản, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp rất thuận tiện, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Đặc biệt trong việc đăng ký thế chấp hàng hóa tại Techcombank, nhất là hàng hóa ln chuyển, khơng đảm bảo cơ sở pháp lý cũng như xử lý tài sản bảo đảm, đặc biệt trường hợp nhiều ngân hàng cùng thế chấp một lô hàng, kho hàng cùng loại. Bởi bên thế chấp tài sản có quyền "Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh" [42, Điều 349]; theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về quyền của bên nhận thế chấp trong trường hợp bên thế

chấp bán trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp cũng quy định bên nhận thế chấp chỉ có quyền thu hồi tài sản thế chấp "trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp khơng phải là hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh mà khơng có sự đồng ý của bên nhận thế chấp". Các quy định trên đã đương nhiên cho phép bên thế chấp được bán tài sản thế chấp và loại trừ hoàn toàn quyền của bên nhận thế chấp đối với việc thu hồi tài sản thế chấp đã được đăng ký thế chấp hợp pháp khi bị bán trái với thỏa thuận.

* Về việc đăng ký thế chấp xe ôtô: Xuất phát từ quy định từ Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm: Bên thế chấp giữ bản chính "Giấy đăng ký phương tiện giao thơng trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực" [13, Điều 1]. Thực tế nhiều năm trước đây, các ngân hàng và Techcombank đều giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe, chỉ cấp cho chủ phương tiện bản sao, thì việc lưu hành xe vẫn diễn ra bình thường. Khi áp dụng quy định trên, Techcombank đối mặt với rủi ro cao là bên thế chấp xe ô tô dễ dàng bán, gán nợ, cầm cố, thế chấp… xe ôtô đã được thế chấp hợp pháp. Mặc dù, Thông tư liên tịch 15/2013/TTLT- BTP-BGTVT-BTNMT-BCA quy định:

Khi thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm (bao gồm đăng ký lần đầu, đăng ký thay đổi hoặc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đã đăng ký), nếu người yêu cầu đăng ký có văn bản u cầu thơng báo về việc thế chấp phương tiện giao thơng và đã nộp phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm thì Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản có trách nhiệm gửi Văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông đến Cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền lưu hành tài sản qua thư điện tử (định dạng PDF) và gửi qua đường bưu điện ngay trong ngày làm việc để kịp thời cập nhật, theo dõi theo hướng dẫn tại Thông tư này [6].

Quy định trên vẫn chưa thể khắc phục được tình trạng bên thế chấp xe ơ tơ bán, gán nợ, bởi ô tô là phương tiện di chuyển khắp nơi trên cả nước, nên khơng dễ dàng theo dõi, quản lý và có thể ước tính có thể lên đến 40-50% số xe đang lưu hành được mua bán trao tay, không làm thủ tục sang tên.

* Về việc thế chấp nhà ở: Theo quy đi ̣nh Luật Nhà ở năm 2005 quy định: "Chủ sở hữu nhà ở được thế chấp nhà ở để bảo đảm thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ nhưng chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng" [33, Điều 112]. Do đó, việc nhận thế chấp nhà ở theo quy định pháp luật trên đang gặp phải vướng mắc là nhà ở có giá trị lớn cũng chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng, mà khơng được thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhận thế chấp tài sản bảo đảm để cơ cấu các khoản nợ liên ngân hàng và trong trường hợp Techcombank và các ngân hàng đồng tài trợ cấp tín dụng.

* Về việc thế chấp bất động sản không kèm theo với đất và ngược lại: Bộ luật Dân sự quy định về phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất: "Trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà ở, cơng trình, cơng trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận" [32, Điều 716]. Căn cứ theo Khoản 19 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất được xử lý đồng với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bất động sản trên đất và đất là một khối tài sản chung, không thể tách rời. Nếu chỉ nhận thế chấp riêng biệt quyền sử dụng đất hoặc chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất, Techcombank gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Bởi hai loại tài sản này tuy bản chất là bất động sản nhưng lại có chế độ pháp lý khác nhau và trong nhiều trường hợp việc bên thế chấp không

hợp tác đối với Techcombank trong việc bàn giao tài sản gắn liền với đất đặc biệt tài sản trên đất chưa được chứng nhận quyền sở hữu, thì trường hợp này tài sản bảo đảm rất khó xử lý.

* Về tài sản bảo đảm của hộ gia đình: Tài sản bảo đảm của hộ gia đình theo quy định phải được tất cả các thành viên trong hộ gia đình đồng ý bằng văn bản. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là thành viên của hộ gia đình là điều rất khó khăn, Bộ luật Dân sự khơng có bất kỳ một quy định nào hướng dẫn rõ về hồ sơ, thủ tục xác định các thành viên của hộ gia đình là chủ thể của giao dịch dân sự. Rủi ro cao khi hợp đồng thế chấp (đã được công chứng và đăng ký thế chấp) bị vô hiệu là rất lớn.

* Về một người đồng thời ký hợp đồng bảo đảm với hai tư cách: Xuất phát từ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [32, Điều 144]. Việc một người đồng thời ký với hai tư cách (bên bảo đảm và bên vay vốn) trong hợp đồng bảo đảm là trường hợp khá phổ biến. Ví dụ như chủ tịch hoặc giám đốc một công ty, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mang tài sản cá nhân của mình đi cầm cố, thế chấp bảo đảm cho khoản vay của công ty là một việc làm hồn tồn hợp pháp, chính đáng. Hợp đồng bảo đảm được ký giữa hai bên, chủ sở hữu tài sản là cá nhân với ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay của công ty là hồn tồn bình thường. Nếu Hợp đồng bảo đảm được ký giữa ba bên, tức là đưa thêm công ty với tư cách là bên vay vốn vào, thì càng đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và chắc chắn hơn. Tuy nhiên, lại dẫn đến rủi ro pháp lý là đã có bản án của Tịa án tun vơ hiệu giao dịch bảo đảm trong trường hợp này [17].

* Về công khai thông tin giao dịch bảo đảm:

Thứ nhất, thông tin về đăng ký giao dịch bảo đảm, phải được cơng

chế phát sinh nợ xấu tại các ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đang hạn chế công khai các thông tin giao dịch ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của khách hàng có thể là thơng tin mật, do đó khơng được phép cung cấp, phổ biến rộng rãi.

Thứ hai, hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm mặc dù có đơn giản hóa

thủ tục và tạo thuận tiện cho người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, tuy nhiên, vẫn cịn nặng về thủ tục hành chính, giấy tờ, cần đẩy mạnh hình thức đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến. Hiện nay, đối với các loại tài sản có giá trị lớn và chiếm phần lớn các giao dịch bảo đảm như quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển vẫn phải đăng ký theo hình thức giấy tờ, văn bản. Thiết nghĩ, đối với các chủ thể hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm thường xuyên như ngân hàng thì cần có cơ chế giao dịch điện tử phù hợp để giải quyết nhanh chóng thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và minh bạch hóa thị trường, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thứ ba, công tác phối hợp trong đăng ký và bảo đảm xử lý tài sản bảo

đảm đang còn thực hiện chưa hiệu quả. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia hiện nay còn thiếu một số cơ sở dữ liệu và chưa cập nhật kịp thời các giao dịch bảo đảm đã đăng ký [40.

Thứ tư, về hệ thống cơ sở vật chất hiện nay và đội ngũ nhân sự phụ vụ

cho công tác đăng ký giao dịch bảo đảm vẫn còn nhiều hạn chế về trang thiết bị công nghệ thông tin, cũng như số lượng, chất lượng và trình độ nguồn nhân lực tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thứ năm, công tác tuyên truyền pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm

vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có tổ chức các lớp tập huấn về đăng ký giao dịch bảo đảm cho các ngân hàng nhưng công tác này chưa được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Về phía các ngân hàng thương mại, do bộ phận thực hiện chuyên trách đăng

ký giao dịch bảo đảm cịn mỏng, thêm vào đó, chính sách ln chuyển, thay đổi nhân viên còn thực hiện thường xuyên và các nhà lãnh đạo, quản lý của ngân hàng còn chưa quan tâm đến những vấn đề này, cho nên việc nâng cao trình độ của người thực hiện cịn chưa được thực hiện có hiệu quả.

Thứ sáu, hợp tác quốc tế trong đăng ký giao dịch bảo đảm chưa được

đẩy mạnh. Chúng ta chưa áp dụng được các thành tựu về phát triển đăng ký giao dịch bảo đảm của quốc tế. Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đăng ký giao dịch bảo đảm - từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng Techcombank (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)