Giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm được xem xét dưới trong mối quan hệ giữa các bên trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký và mối quan hệ giữa các chủ thể này với các chủ thể khác. Trong mối quan hệ thứ nhất, chúng ta có thể thấy, đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp là điều kiện có hiệu lực của giao dịch bảo đảm đã đăng ký. Và cho dù đó có là điều kiện có hiệu lực của giao dịch bảo đảm hay khơng thì hành vi đăng ký giao dịch bảo đảm của các bên và vấn đề giao dịch bảo đảm đã được đăng ký cũng đã xác định quan hệ giao dịch bảo đảm này đã được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ. Như vậy, quyền lợi của các bên tham gia giao dịch bảo đảm đã được Nhà nước bảo đảm theo đúng thỏa thuận giao dịch bảo đảm của các bên và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Trong mối quan hệ thứ hai, về nguyên tắc, ngoài các bên trong quan hệ giao dịch bảo đảm thì cịn có các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà trong bất kỳ thời điểm nào họ có thể có liên quan đến các nội dung, mà thường là tài sản bảo đảm của giao dịch bảo đảm đó. Đối chiếu với thực tiễn xác lập và thực hiện giao dịch bảo đảm (ở Việt Nam và trên thế giới), pháp luật thường điều chỉnh xung đột lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm giữa bên nhận bảo đảm với những đối tượng: các chủ nợ khơng có bảo đảm; các chủ nợ cùng nhận bảo đảm bằng tài sản; người mua, người thuê, người nhận chuyển giao tài sản bảo đảm; người bán trả chậm, trả dần, cho thuê tài sản mà bên bảo đảm đem đi cầm cố, thế chấp; người có quyền cầm giữ tài sản bảo đảm. Theo nguyên tắc chung của đăng ký giao dịch bảo đảm, các giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Do đó, giá trị pháp lý của giao dịch bảo đảm đối với người thứ ba của giao dịch bảo đảm được đăng ký phát sinh kể từ thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm [21].
Về mặt nội dung, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay của Việt Nam đối với giao dịch bảo đảm hiện nay, chúng ta thấy, giá trị pháp lý đối với người thứ ba của giao dịch bảo đảm được pháp luật điều chỉnh ở các nội dung sau:
Thứ nhất, giao dịch bảo đảm đã có giá trị pháp lý đối với người thứ ba
bằng việc đăng ký giao dịch bảo đảm thì về nguyên tắc, tài sản bảo đảm trong giao dịch đó sẽ khơng bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ các trường hợp ngoại lệ do pháp luật quy định [10, Điều 4].
Thứ hai, xác định thứ tự ưu tiên thanh tốn với các chủ nợ có bảo đảm
khác. Vấn đề này được quy định tại Điều 6 và Điều 27 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Thứ ba, xác lập quyền ưu tiên với người mua, người thuê, người nhận
chuyển giao tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 20 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
Thứ tư, ưu tiên đối với người bán trả chậm, trả dần, cho thuê tài sản
mà bên bảo đảm đem đi cầm cố, thế chấp theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.