hiện theo các bước trên.
2.2.5.2. Phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm bảo đảm
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc giữa Nhà nước và công dân, thủ tục hành chính nói chung và thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm nói riêng được thiết kế theo nhiều phương thức tiếp xúc khác nhau. Việc xác định các phương thức nào là phù hợp, các phương thức nào là cần thiết được sử dụng phải căn cứ vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo nguyên tắc có cả các phương thức truyền thống và các phương thức hiện đại để đảm bảo không bị xáo trộn cách thức quản lý hành chính nhà nước, gây khó khăn cho nhân dân trong việc tiếp cận các thủ tục hành chính, vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính. Hiện nay, theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đăng ký; - Gửi qua đường bưu điện;
- Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử đối với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch,
tài sản với điều kiện người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;
- Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến [12, Điều 16].
Như vậy, đây là bốn phương thức nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại. Nếu như phương thức đầu tiên - nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đăng ký là một phương thức rất truyền thống, bắt buộc phải có sự tiếp xúc trực tiếp của người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm thì các phương thức sau là các phương thức gián tiếp tiếp xúc trong giải quyết thủ tục hành chính giữa người giải quyết và người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm. Điều này đã tạo thuận tiện rất lớn cho công tác đăng ký giao dịch bảo đảm và người yêu cầu đăng ký, đặc biệt là với các đơn vị thường xuyên đăng ký giao dịch bảo đảm như các tổ chức tín dụng…
Tuy nhiên, khác với nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm, kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm được cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm lại chỉ được trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau:
- Trực tiếp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm; - Gửi qua đường bưu điện;
- Phương thức khác do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý hành chính, đã đến lúc cần phải có các phương thức trả kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm theo hình thức chứng thư số (chữ ký điện tử) hoặc qua fax hay qua thư điện tử. Các hình thức này có đầy đủ các dấu hiệu để nhận biết và xác nhận là việc đăng ký giao dịch bảo đảm đã hồn thành. Thêm vào đó, việc người dân có thể tra cứu trên hệ thống đăng
ký giao dịch bảo đảm để xem xét các giao dịch mà mình đăng ký đã được đăng ký chưa. Và như vậy, các chủ thể đăng ký và các chủ thể khác có thể có được thơng tin về việc đăng ký. Điều này cũng sẽ làm giảm gánh nặng giấy tờ và chi phí thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Mặt khác, khi xảy ra tranh chấp hoặc cần xác thực thì các cơ quan đăng ký sẽ cung cấp các xác thực pháp lý về nội dung đăng ký. Tuy nhiên, các hình thức này đã khơng được pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm quy định. Đây là một điều chưa thực sự hợp lý.
Ngồi ra, pháp luật cịn quy định việc trả kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo phương thức khác do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận. Quy định này cũng không thật sự phù hợp. Bởi lẽ, các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nói chung, đăng ký giao dịch bảo đảm nói riêng là một bộ phận của Nhà nước, do đó, họ phải tuân theo nguyên tắc "phải làm và chỉ làm những gì mà pháp luật quy định". Việc quy định tùy nghi như vậy có vẻ tạo thuận lợi trong quản lý, nhưng về bản chất thì điều này lại ngược lại bản chất của quản lý hành chính, gây ra sự tùy tiện trong đăng ký giao dịch bảo đảm.