1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp
1.2.3. Các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật
Bảo vệ người khuyết tật phải được thực hiện thông qua các biện pháp khác nhau bao gồm: Biện pháp xã hội, biện pháp kinh tế và biện pháp pháp lý.
1.2.3.1. Biện pháp xã hội
Người khuyết tật là một bộ phận của cộng đồng dân cư, của xã hội, do vậy bảo vệ quyền của người khuyết tật thể hiện truyền thống đạo lý nhân văn cao đẹp của mỗi quốc gia, dân tộc; sự sẻ chia, đùm bọc đối với cộng đồng vừa là đạo lý, là nhu cầu, là lẽ sống của hầu hết mọi người dân trên thế giới. Tuy nhiên, bảo vệ như thế nào để mọi tiềm năng được phát huy, được sử dụng, giúp họ thay đổi được vị thế của mình từ người phụ thuộc đến người độc lập trong cuộc sống mới là điều cần thiết.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia xã hội của người khuyết tật chính là thái độ của cộng đồng đối với họ. Thái độ của một người đối với sự vật, sự việc bắt nguồn từ tập quán, văn hóa, quan điểm, nhận thức của họ đối với sự vật, sự việc đó. Thái độ của cộng đồng đối với người khuyết tật trước kia theo quan điểm nhân đạo, tức là người khuyết tật là những đối tượng cần được bảo trợ, cần được chăm sóc [102, tr.23]. Các hoạt động cưu mang, giúp đỡ người khuyết tật là hoạt động nhân đạo. Chính từ cách thức nhìn nhận này mà người khuyết tật bị coi là khơng có khả năng làm việc (do sự khiếm khuyết của họ ngăn cản họ làm việc), coi người khuyết tật là gánh nặng của gia đình, của xã hội và có thái độ kì thị, phân biệt đối xử. Chính thái độ của cộng đồng đã khiến người khuyết tật mất tự tin vào bản thân, sống mặc cảm. Do vậy, biện pháp xã hội để bảo vệ quyền của người khuyết tật trước hết phải làm sao để hình thành ý thức xã hội quan tâm đến người khuyết tật như tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến tất cả mọi người trong xã hội để cộng đồng có sự nhận thức đầy đủ và đúng mức về người khuyết tật. Từ sự nhận thức đầy đủ sẽ dẫn đến thái độ và hành vi của cộng đồng được đúng đắn khiến người khuyết tật cảm thấy được tôn trọng, được động viên, khuyến khích, trợ giúp để hịa nhập cộng đồng, tiếp cận việc làm, tạo thu nhập và ổn định cuộc sống.
1.2.3.2. Biện pháp kinh tế
vì lợi ích của bản thân đối tượng này mà cịn vì lợi ích của tồn xã hội. Mỗi quốc gia muốn xây dựng một nền kinh tế phát triển địi hỏi phải có cơng sức đóng góp của tồn xã hội, phải phát huy tiềm năng thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi lực lượng lao động. Trong điều kiện kinh tế chuyển đổi nhiều khó khăn, phức tạp, người khuyết tật khó có điều kiện tham gia xã hội đầy đủ. Do vậy, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người khuyết tật, phát huy tối đa mọi nguồn lực trong xã hội thì mỗi nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh các biện pháp kinh tế. Về phía người khuyết tật để ổn định cuộc sống, nhu cầu có việc làm là rất lớn nhằm tạo ra thu nhập trước hết để nuôi sống bản thân, sau là giúp đỡ gia đình, tạo của cải vật chất, góp phần xây dựng đất nước. Một chính sách kinh tế bền vững phải gắn với việc giải quyết tốt các vấn đề thất nghiệp trong đó có vấn đề việc làm cho người khuyết tật.
Các biện pháp kinh tế tập trung vào đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhiều thành phần, xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật, cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động khuyết tật… Mục tiêu cuối cùng nhằm: giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động trong xã hội và bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật. Hướng ưu tiên là giải quyết việc làm cho những người khuyết tật đến tuổi lao động. Phát triển kinh tế còn tạo ra các sản phẩm ứng dụng hữu ích như: điện thoại cho những người câm điếc, xe lăn, chân tay giả, máy trợ thính, gậy dẫn đường, sách chữ nổi... giúp bù đắp những khiếm khuyết về mặt chức năng của cơ thể người khuyết tật, giúp họ sống, học tập và lao động được thuận tiện như những người bình thường khác.
Các biện pháp tăng trưởng kinh tế là tiền đề rất quan trọng để giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, giải quyết tốt vấn đề xã hội là điều kiện ổn định xã hội, phát triển kinh tế. Có ý kiến cho rằng cứ phát triển kinh tế cao thì tức khắc sẽ giải quyết được mọi vấn đề xã hội và dẫn đến tiến bộ xã hội. Song thực tế ở nhiều nước cho thấy, nền kinh tế hùng mạnh nhưng các vấn đề xã hội trong đó có quyền lợi của người khuyết tật không được bảo vệ, trở nên căng thẳng và nhức nhối như bạo lực, tệ nạn xã hội và bất bình đẳng. Bài học rút ra là: Tăng trưởng kinh tế tự nó khơng
thể giải quyết tất cả các vấn đề xã hội, trong những trường hợp cụ thể còn làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, quyền của con người bị đe dọa… Tăng trưởng kinh tế tự nó khơng dẫn đến tiến bộ xã hội mặc dù thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu chính sách xã hội đi sau chính sách kinh tế thì người ta coi các vấn đề xã hội như là gánh nặng của nền kinh tế và giải quyết đến đâu hay tới đó, khi đó sẽ phát sinh hậu quả khó lường. Cịn nếu chính sách xã hội đi trước chính sách kinh tế sẽ rơi vào tình trạng khơng có điều kiện vật chất bảo đảm chính sách sẽ trở thành lời hứa suông. Như vậy là các biện pháp kinh tế và biện pháp xã hội phải thực hiện song song với nhau, đan xem với nhau, lồng quyện vào nhau, khi đó quyền lợi của người khuyết tật cũng như mọi thành viên khác trong xã hội mới được bảo đảm triệt để [102, tr.25].
1.2.3.3. Biện pháp pháp lý
Pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người nói chung và người khuyết tật nói riêng vì:
Pháp luật với tư cách là công cụ quản lý cơ bản, riêng có của Nhà nước sẽ tác động, tổ chức, điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội hướng đến một mục tiêu chung là thực hiện, bảo vệ quyền con người và khơng có cơng cụ, phương tiện nào có được các lợi thế như pháp luật trong việc tổ chức, quản lý xã hội cũng như trong vấn đề thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân [4, tr.52].
Pháp luật ghi nhận các quyền của người khuyết tật được xã hội thừa nhận. Thông qua pháp luật, quyền của người khuyết tật được bảo vệ. Để bảo đảm quyền của người khuyết tật, pháp luật đưa ra những điều cấm và những hành vi bắt buộc phải làm nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật. Quyền con người nói chung và của người khuyết tật nói riêng được pháp luật xác nhận là thiêng liêng, không thể xâm hại một cách tùy tiện và được bảo vệ bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế nhà nước.
Pháp luật là phương tiện, công cụ không chỉ của Nhà nước mà của cả người khuyết tật để bảo vệ và thực hiện các quyền cơ bản của họ bởi vì: “Pháp luật trước
hết là cơng cụ của nhân dân. Nhân dân sử dụng pháp luật như là một thư công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ mình” [40, tr.54-55]. Pháp luật quy định cụ thể nội dung
các quyền của người khuyết tật và các cơ chế để bảo vệ quyền của người khuyết tật khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Do đó, pháp luật là cơ sở vững chắc để người khuyết tật địi quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tật, Liên Hợp quốc đã thông qua hơn 50 văn kiện quốc tế bảo vệ quyền tự do của con người trong đó có người khuyết tật. Liên hợp quốc cũng khuyến nghị và yêu cầu các quốc gia phải có nghĩa vụ hồn thiện hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với pháp luật quốc tế; nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết quốc tế đã nêu trong các Công ước quốc tế mà quốc gia đã phê chuẩn hoặc tham gia. Và một khi pháp luật quốc gia đã phù hợp với pháp luật quốc tế sẽ trở thành phương tiện quan trọng trong việc bảo đảm quyền của người khuyết tật trong phạm vi quốc gia và tranh thủ sự trợ giúp của các nguồn lực quốc tế để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền của người khuyết tật.
Tóm lại, có nhiều biện khác nhau mà nhà nước và cộng đồng xã hội có thể sử
dụng để bảo đảm quyền của người khuyết tật. Mỗi biện pháp khi thực hiện sẽ đạt được những mục tiêu khác nhau trong việc bảo đảm quyền của người khuyết tật. Song chúng không tồn tại một cách biệt lập, mà giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ, tạo thành một hệ biện pháp nhằm bảo đảm quyền của người khuyết tật một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước – chủ thể chủ động, có nguồn lực lớn nhất và có khả năng bảo đảm quyền của người khuyết tật một cách tốt nhất cần thường xuyên rà soát, hồn thiện và thực hiện các biện pháp thích hợp trong từng giai đoạn, đồng thời cần có cơ chế để động viên toàn xã hội tham gia cơng tác người khuyết tật, vì cuộc sống ngày tốt đẹp của lực lượng xã hội này.