Về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động việt nam – thực trạng và giải pháp 07 (Trang 103 - 120)

3.3. Một số kiến nghị cụ thể

3.3.2. Về tổ chức thực hiện

Một là, việc chính thức phê chuẩn Cơng ước quốc tế của Liên hợp quốc về

quyền của người khuyết tật của Quốc hội Việt Nam vào ngày 28/11/2014 là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng khẳng định cam kết bảo vệ và thực thi quyền của người khuyết tật tại Việt Nam, thể hiện tư tưởng tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật đã được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội và Chính phủ Việt Nam ban hành, trong đó có các văn bản pháp luật lao động. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa các quy định của pháp luật Việt Nam sao cho phù hợp với các quy định của Công ước về bảo vệ quyền của người khuyết tật và triển khai các biện pháp thực hiện có hiệu quả trên thực tế.

Hai là, Chính phủ cùng các Bộ, ngành có liên quan tập trung nghiên cứu sửa

đổi, bổ sung các quy định của pháp luật lao động liên quan đến quyền của người khuyết tật, nhanh chóng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật lao động 2012 về lao động là người khuyết tật, trong đó tập trung vào các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật khi tham gia vào quan hệ lao động.

Ba là, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao

nhận thức về bảo vệ quyền của người khuyết tật, nhất là trong lĩnh vực lao động. Chính truyền thơng có vai trị quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức xã hội và tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của cơng chúng. Việc lựa chọn ngơn từ, hình ảnh và thơng điệp có thể giúp hình thành nhận thức, thái độ và hành vi của xã hội nói chung và người khuyết tật nói riêng. Việc tuyên truyền về những gương người khuyết tật vượt lên trên số phận để sống có ích cho xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý của cộng đồng. Chính vì thế, truyền thơng phải là kênh thơng tin quan trọng góp phần để cộng đồng xã hội hiểu rõ hơn về người khuyết tật, về quyền lợi của họ, hiểu rõ hơn những tâm tư, nguyện vọng của họ - nguyện vọng được sống, làm việc, được chia sẻ từ cộng đồng và từ các chính sách xã hội, để từ có có những hành động tích cực góp phần bảo vệ quyền của người khuyết tật. Truyền thông phải

xác định được trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy bình đẳng về cơ hội, tiếp cận các cơ hội dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật. Đây cũng chính là cầu nối để nhà tuyển dụng và người khuyết tật tìm đến với nhau. Giải quyết được việc làm cho người khuyết tật thơng qua truyền thơng có ý nghĩa xã hội rất lớn, đó là một phần rất quan trọng của chiến lược xóa đói, giảm nghèo – một mục tiêu lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực phấn đấu.

Một trong những nguyên nhân lớn mà quyền của người khuyết tật không được đảm bảo trên thực tế là do sự thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật của cả người lao động khuyết tật và NSDLĐ. NSDLĐ không nắm rõ các quy định của pháp luật nên không thực hiện đúng, người khuyết tật do thiếu hiểu biết pháp luật nên không biết quyền lợi của mình bị xâm phạm và cũng khơng biết cách để bảo vệ quyền của mình. Bằng các phương tiện khác nhau và các cách thức khác nhau, các cơ quan nhà nước phải nỗ lực tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật trong vấn đề này để các bên tự giác chấp hành và phát huy được cơ chế tự bảo vệ của người khuyết tật. Do vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần đa dạng hóa các loại hình tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thơng qua hình thức khác nhau như thông qua các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng, tổ chức các chuyên đề tìm hiểu pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật với đối tượng tham gia rộng rãi, cơ cấu giải thưởng hợp lý; tổ chức các đồn tình nguyện của các trường đại học, các cơ quan tổ chức về các địa phương, cơ sở để tuyên truyền, phổ biến pháp luật…

Việc tuyền truyền, giáo dục cũng giúp nâng cao nhận thức người khuyết tật rằng họ phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng đảm đương được công việc của nhà tuyển dụng để khẳng định được mình có ích và là thành viên đóng góp to lớn vào sự phát triển của xã hội. Mục đích cuối cùng là tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật, hạn chế và loại bỏ dần thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử, thương hại người khuyết tật.

Bốn là, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa việc trợ giúp về đào tạo nghề, giải

tiếp cận và cung cấp các dịch vụ việc làm cho họ. Đẩy mạnh công hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật, tăng cường vận động người khuyết tật tham gia học nghề, giúp họ hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống hiện tại và tương lai; Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào cơng tác tuyển dụng và hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật; Tìm mọi biện pháp hỗ trợ những người khuyết tật tham gia học nghề có được việc làm, giúp những người khuyết tật khác có động lực quyết tâm tham gia học nghề. Đồng thời xem xét tăng kinh phí hỗ trợ học nghề và các cơ sở tham gia dạy nghề cho người khuyết tật; nghiên cứu triển khai các mơ hình dạy nghề linh hoạt, đa dạng cả về thời gian, địa điểm, chương trình, cách thức tiến hành phù hợp với khả năng, điều kiện của người khuyết tật.

Năm là, tập trung chỉ đạo các địa phương thành lập quỹ việc làm cho người

khuyết tật. Cần phát huy hơn nữa hiệu quả của quỹ này và thực hiện nghiêm túc chế độ thưởng phạt doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Chính quyền các cấp phải phối hợp tập trung thực hiện tốt chính sách của nhà nước, thực hiện phân cấp cụ thể nhiệm vụ quản lý thu, chi và chế độ báo cáo việc thực hiện quỹ việc làm cho người khuyết tật. Mục đích là minh bạch hóa trong việc thu chi và hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi từ quỹ, tránh việc thất thốt, tham ơ, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm của các cán bộ, công chức Nhà nước làm ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của người khuyết tật cũng như các tổ chức sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người khuyết tật.

Sáu là, đẩy mạnh vai trò của các tổ chức hoạt động vì người khuyết tật. Hiện

nay cả nước chỉ có mười hai địa phương có Hội người khuyết tật cấp tỉnh là Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và hơn ba mươi tổ chức người khuyết tật cấp quận, huyện. Các Hội thành viên cấp trung ương có Hội người mù Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam, Hiệp hội thể thao của người khuyết tật Việt Nam, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Hội

phục hồi chức năng Việt Nam. Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam được thành lập ngày 14/10/2010 theo quyết định số 1179/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ là tổ chức đại diện cho hàng triệu người khuyết tật Việt Nam, có tiếng nói chung của nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vì người khuyết tật và của người khuyết tật.Tơn chỉ, mục đích thành lập và hoạt động của Liên hiệp hội là: Là tổ chức xã hội, phi lợi nhuận, tập hợp các, tổ chức hợp pháp của người khuyết tật và vì người khuyết tật, các cá nhân tự nguyện tham gia Liên hiệp hội vì mục đích bảo vệ, hỗ trợ người khuyết tật thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; Liên kết, tập hợp sức mạnh của các tổ chức, cá nhân người khuyết tật và vì người khuyết tật, điều hịa phối hợp với các hội, tổ chức thành viên, hội viên của Liên hiệp hội nâng cao năng lực, tạo điều kiện cho cộng đồng và người khuyết tật hỗ trợ nhau trong sinh hoạt, học tập và làm việc theo hướng hòa nhập; Tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đối với người khuyết tật, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, nâng cao vị thế, vai trò của người khuyết tật, đại diện các tổ chức của người và vì người khuyết tật Việt Nam tham gia các hoạt động quốc tế [11]. Do vậy, tăng cường hoạt động của các hội này sẽ góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của toàn xã hội về bảo vệ quyền của người khuyết tật; góp phần vận động xây dựng chính sách để bảo vệ tốt hơn quyền của người khuyết tật trong các quan hệ xã hội.

Bảy là, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng đồn cơ sở,

kiện tồn tổ chức cơng đồn cơ sở. Cơng đồn là tổ chức đại diện cho tập thể người lao động trong đó có lao động khuyết tật, cơng đồn có nhiều quyền hạn được pháp luật quy định để bảo vệ quyền của người khuyết tật trong doanh nghiệp. Do đó, kiện tồn tổ chức cơng đồn cơ sở để đảm bảo sự có mặt của cơng đồn ở tất cả các đơn vị sử dụng lao động là người khuyết tật là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cơng đồn cơ sở là người tiếp xúc trực tiếp và bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật. Vì vậy, họ cần phải am hiểu pháp luật, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình và tâm huyết với cơng việc của mình. Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ cơng đồn như vậy, Nhà nước phải chú trọng vào việc đào tạo và bồi

dưỡng cán bộ cơng đồn đồng thời phải chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của họ để họ có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tám là, tăng cường công tác thanh tra lao động, đội ngũ thanh tra viên lao

động. Cũng giống như các cán bộ cơng đồn, đội ngũ thanh tra viên lao động là nòng cốt để thực hiện cơng tác thanh tra lao động. Vì vậy, trước hết Nhà nước cần phải chú trọng tăng cường đội ngũ thanh tra viên lao động cả về số lượng và chất lượng đảm bảo đáp ứng được hoạt động thanh tra lao động trên cả nước. Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác thanh tra lao động tại các doanh nghiệp cũng là việc làm quan trọng. Chất lượng các cuộc thanh tra phải được đảm bảo, thanh tra viên phải được chủ động tiến hành các hoạt động thanh tra cần thiết và các quyết định xử lý sau thanh tra phải chính xác và phải được đảm bảo áp dụng, việc xử lý phải kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm, mang tính răn đe và phịng ngừa hiệu quả.

Chín là, thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính

sách đã ban hành ở địa phương, cơ sở, từng ngành và liên ngành. Cụ thể là tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách dạy nghề, việc làm đối với người khuyết tật, chú trọng điều kiện làm việc, vệ sinh và an toàn lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bố trí việc làm cho người khuyết tật và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Mười là, chính quyền nhân dân các địa phương và các cơ quan có liên quan

phải xác định địa phương mình có những ưu thế nào trong các ngành nghề dành riêng cho người khuyết tật để triển khai công tác việc làm cho người khuyết tật tại địa phương đó. Mỗi địa phương cần đánh giá đúng những hạn chế, ưu thế của chính người khuyết tật để lựa chọn những ngành nghề lợi thế làm ngành nghề mũi nhọn cho người khuyết tật tại địa phương. Xây dựng các chính sách ưu tiên về sản phẩm do người khuyết tật làm ra như: ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, ghép tranh lá, tranh cát, đồ họa, lắp ráp một số bộ phận điện tử… là những ngành nghề cần sự tỉ mẩn, chăm chỉ, khéo léo mà người khuyết tật có những đức tính đáng q đó. Nhà nước cần tìm kiếm, giới thiệu đầu ra cho các sản phẩm này của người khuyết tật.

hoạt động có hiệu quả. Hoạt động tư vấn doanh nghiệp cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chủ sử dụng lao động và khuyến khích họ trong việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật và bảo vệ quyền lợi của họ khi tham gia lao động. Phải có những chương trình, kế hoạch cụ thể để tuyên truyền, vận động các nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng lao động, những quyền lợi chính đáng của người khuyết tật và những lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng từ các chính sách bảo vệ quyền của người khuyết tật.

Mười hai là, hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh, tự tạo việc làm và cung cấp kỹ

năng quản trị doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ cho người khuyết tật; đồng thời giúp họ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, ưu tiên cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật.

Mười ba là, Nhà nước cần xúc tiến nhanh việc thành lập một Ủy ban hoặc cơ

quan chuyên trách về quyền của người khuyết tật để giám sát, tiếp nhận và xử lý các trường hợp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

Mười bốn là, Nhà nước cần chủ động tham gia và đăng cai tổ chức các sự

kiện quốc tế và khu vực về việc làm cho người khuyết tật. Tổ chức nhiều hơn các chương trình xúc tiến việc làm cho người khuyết tật, đẩy mạnh các hoạt động giao dịch việc làm cho người khuyết tật như sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm ví dụ như hình thức chợ việc làm. Thơng qua các chương trình này nhằm kết nối người khuyết tật với doanh nghiệp, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động về người khuyết tật, tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề việc làm đối với người khuyết tật; tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ khi thực hiện các quy định về việc làm đối với người khuyết tật (tuyển dụng, tạo việc làm…). Thực tế đã cho thấy trong các phiên giao dịch định kỳ có số lượng lớn lao động tham gia, doanh nghiệp có điều kiện lựa chọn lao động phù hợp, tỷ lệ tuyển chọn đạt tăng hơn hình thức truyền thống. Bên cạnh đó, thơng qua giao dịch, người lao động khuyết tật có điều kiện tìm hiểu thơng tin về yêu cầu kỹ năng, khả năng cụ thể cho các công việc thị trường đang cần, người khuyết tật sẽ tiếp tục tự bổ sung khả năng, kỹ năng còn hạn chế so với yêu cầu để tham gia thị trường tích cực hơn [55, tr.38].

Mười lăm là, tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề về bảo vệ quyền của

người khuyết tật trong lĩnh vực lao động. Mục đích của tập huấn để nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội, của những người làm công tác tuyên truyền về vấn đề người khuyết tật và việc làm cho người khuyết tật; đẩy mạnh sự hợp tác giữa các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức của người khuyết tật và các cơ quan truyền thông để tăng cường tiếng nói của người khuyết tật; kiến nghị Chính phủ trong việc xây dựng chính sách, pháp luật thúc đẩy việc thực hiện quyền của người khuyết tật ở Việt Nam, trong đó có vấn đề việc làm. Kiến nghị này xuất phát từ thực tế nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động việt nam – thực trạng và giải pháp 07 (Trang 103 - 120)