2.2. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong các quy định của pháp
2.2.3. Bảo vệ quyền nhân thân của người khuyết tật
Bất kì một cơng dân nào ở vào những hồn cảnh nhất định cũng ln được pháp luật ghi nhận các giá trị nhân thân và được hưởng các quyền nhân thân nhất định. Quyền nhân thân được hiểu là quyền gắn liền với cá nhân và khơng thể chuyển dịch. Bên cạnh đó, quyền nhân thân cịn có đặc điểm riêng biệt là mang tính giá trị tinh thần và không định giá được. Như vậy, cách hiểu toàn diện nhất về
quyền nhân thân là “quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với đời sống tinh thần
của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [44, tr.40].
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [72, Điều 14, Khoản 1]. Người
khuyết tật là một cá nhân trong xã hội và trước hết họ cũng là một công dân, do đó họ cũng có những quyền nhân thân cơ bản của một công dân. Tuy nhiên, khi tham gia vào quan hệ lao động, các quyền nhân thân của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: điều kiện lao động, môi trường lao động, chế độ làm việc, thái độ của NSDLĐ… Các yếu tố này được điều chỉnh bởi pháp luật lao động. Vì vậy, pháp luật lao động đặt ra các quy định để bảo vệ các quyền nhân thân của người khuyết tật chống lại các hành vi xâm phạm khi người khuyết tật tham gia vào các quan hệ lao động.
Do vậy, theo chúng tôi bảo vệ quyền nhân thân của người khuyết tật trong quan hệ lao động được hiểu là việc chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền nhân
thân, các giá trị nhân thân của người khuyết tật để giữ cho người khuyết tật được tham gia vào các quan hệ lao động và được hưởng các quyền nhân thân, giữ được các giá trị nhân thân đó. Đối tượng của việc bảo vệ quyền nhân thân của người
khuyết tật chính là các giá trị nhân thân bao gồm: quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khuyết tật. Khi các giá trị này bị xâm phạm thì người khuyết tật có thể bảo vệ quyền của mình theo các cách thức khác nhau và ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ xâm phạm tới các giá trị nhân thân đó.
i) Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người khuyết tật
Trong các yếu tố nhân thân của người khuyết tật, tính mạng và sức khỏe là những giá trị nhân thân lớn nhất cần được bảo vệ như Hiến pháp 2013 đã khẳng định:
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước tính mạng trái luật [72, Điều 19]; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm [72, Điều 20].
Bộ luật lao động 2012 thể chế hóa quan điểm cũng như chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề người khuyết tật đó là phịng ngừa, giảm thiểu khuyết tật do các nguyên nhân khác nhau, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, đảm bảo các yêu cầu về mặt an toàn lao động và vệ sinh lao động [71, Điều 177]. Trong đó, vấn đề tính mạng của người khuyết tật phải được đặt lên trên hết, các quy định về an toàn lao động trong pháp luật lao động cũng nhằm mục đích bảo vệ tính mạng cho người khuyết tật.
Về chăm sóc sức khỏe: với một người bình thường, sức khỏe là vốn quý, là
điều kiện tiên quyết để con người có thể tồn tại và phát triển, đối với người khuyết tật, điều đó càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Bởi lẽ, do bị khiếm khuyết một bộ phận nào đó của cơ thể, người khuyết tật cần sự quan tâm chăm sóc, phục hồi chức năng để có thể vươn lên làm chủ cuộc sống. Quyền được chăm sóc sức khỏe của mọi cơng dân, trong đó có người khuyết tật được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc
sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh” [72, Điều 38]. Như vậy, quyền được chăm sóc sức khỏe
của người khuyết tật là quyền hiến định và đã được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật.
Điều 178 BLLĐ 2012 quy định các hành vi cấm sử dụng lao động là người khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, và cấm sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Ngồi ra, BLLĐ 2012 cịn quy định cụ thể:
Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng 1 lần [71, Điều 152, Khoản 2].
Trên cơ sở những quy định này, sức khỏe của người khuyết tật được đảm bảo, người khuyết tật sẽ có khả năng lao động và cống hiến tốt hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, pháp luật lao động lại không quy định cụ thể các khoản trợ cấp về khám chữa bệnh mà NSDLĐ chi trả cho người lao động bị khuyết tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức độ suy giảm khả năng lao động. Chẳng hạn, Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 có quy định bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thông qua việc cung cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật [66, Điều 45]; Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật được chăm sóc chu đáo, luật quy định: “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột
sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần thì hàng tháng cịn được trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung” [66, Điều 46]. Do vậy, nghị
Bên cạnh quy định trách nhiệm trợ cấp chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho người khuyết tật từ phía NSDLĐ, thiết nghĩ pháp luật lao động cũng cần có quy định về việc hỗ trợ chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người khuyết tật bằng ngân sách nhà nước, có thể là từ quỹ việc làm cho người khuyết tật. Bởi lẽ, người khuyết tật bản thân họ đã phải chịu gánh nặng về mặt sức khỏe, chính điều đó làm hạn chế rất nhiều khả năng sinh hoạt và sử dụng sức lao động để kiếm sống, do đó đa số họ cịn gặp khó khăn về mặt kinh tế. Việc quy định nhà nước hỗ trợ một phần từ ngân sách giúp người khuyết tật giảm bớt một phần khó khăn trong cuộc sống thúc đẩy họ phấn đấu làm việc hiệu quả là hết sức quan trọng trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước trong bảo vệ quyền của các đối tượng chính sách.
ii) Bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khuyết tật
BLLĐ 2012 quy định nghiêm cấm các hành vi: “Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hơn nhân, tín ngưỡng, tơn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động cơng đồn”
[71, Điều 8]. Như vậy luật lao động quy định cấm các hành vi kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật phù hợp với nguyên tắc của Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Nguyên tắc nghiêm cấm hành vi phân việt đối xử là nội dung điều chỉnh xuyên suốt quan hệ lao động nhằm ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật từ người sử dụng lao động, bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khuyết tật, tạo ra sự bình đẳng giữa người khuyết tật và người không khuyết tật. Quy định này giúp người khuyết tật được đối xử công bằng, được bảo đảm quyền lao động, quyền có việc làm, đáp ứng nhu cầu cuộc sống và hội nhập xã hội.
Tuy nhiên, pháp luật lao động không quy định rõ khái niệm thế nào là phân biệt đối xử, do đó khó nhận biết rõ ràng về hành vi phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm. Điều này chưa thực sự phù hợp với Công ước của UN về quyền của người khuyết tật vì trong Cơng ước quốc tế về quyền của người khuyết tật có liệt kê đầy đủ những hành vi phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm bao gồm:
Nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật trong các vấn đề có liên quan đến tất cả các hình thức về việc làm, bao gồm các
điều kiện tuyển dụng, thuê và nhận vào làm, duy trì việc làm, thăng tiến trong sự nghiệp và các điều kiện lao động an toàn và bảo đảm sức khỏe [38, Điều 27].
Do vậy, nhà làm luật cần quy định một cách cụ thể hơn về các hành vi phân biệt đối xử để người dân dễ dàng nhận diện và các cơ quan chức năng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời và nhanh chóng các hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật.
Bộ luật lao động 2012 quy định:
Cấm NSDLĐ ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào [71, Điều 8, Khoản 2, 3], Cấm NSDLĐ lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật [71, Điều 8, Khoản 4], Nghiêm cấm NSDLĐ có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ [71, Điều 154]...
Có thể thấy pháp luật lao động đã có những quy định ngăn cấm hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người lao động, tuy nhiên khơng hề có quy định riêng về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khuyết tật khi tham gia vào quan hệ lao động mà chỉ là các quy định áp dụng chung đối với tất cả người lao động và mới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính nguyên tắc thể hiện quan điểm của Nhà nước trong vấn đề này mà chưa quy định một chế tài xử phạt cụ thể nào để bảo vệ quyền và lợi ích của họ khi chúng bị xâm phạm. Do vậy, pháp luật lao động nên quy định về việc nghiêm cấm các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khuyết tật và nghị định hướng dẫn thi hành cần đưa ra những hành vi như thế nào được coi là vi phạm quy định của pháp luật và các chế tài xử phạt các hành vi đó.
Ngồi ra, BLLĐ cịn quy định về quyền được tham vấn ý kiến khi quyết định
những vấn đề liên quan đến người lao động khuyết tật đó là: “Người sử dụng lao
vậy là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của