*Quy tập, cất bốc, tu sửa mộ liệt sỹ
Trong những năm đầu sau giải phóng miền Bắc năm 1954, do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp, hầu hết mộ của nhân dân trong các nghĩa địa đều chỉ đắp nấm đất.
Tuy vậy, ngay từ năm 1955, Nhà nƣớc đã xác định tu sửa, cất bốc phần mộ liệt sỹ là một công tác quan trọng để biểu thị trách nhiệm, lòng biết ơn của Chính phủ và nhân dân đối với liệt sỹ. Trong Thông tƣ số 24/TB-TT ngày 12 tháng 10 năm 1955 của Bộ Thƣơng binh đã hƣớng dẫn các địa phƣơng tu sửa, cất bốc, xây dựng phần mộ liệt sỹ.
Từ thời điểm này, Nhà nƣớc đã quy định trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng và nhân dân các cấp phải cải táng phần mộ liệt sỹ, đồng thời đảm nhận chăm sóc và bảo vệ các phần mộ đó. Thông tƣ số 24/TB-TT cũng yêu cầu Uỷ ban hành chính các cấp coi trọng công tác lãnh đạo thực hiện,
làm cho cán bộ từ trên xuống dƣới nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích của vấn đề tu sửa cất bốc phần mộ liệt sỹ để có kế hoạch cụ thể, thích hợp với tình hình của địa phƣơngvà coi đây là một công tác quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc, cụ thể là:
- Biểu lộ lòng biết ơn, sự chăm sóc của Đảng, Chính phủ và nhân dân đối với liệt sỹ là những ngƣời có công lao to lớn đối với Tổ quốc.
- Thoả mãn nguyện vọng tha thiết của nhân dân và gia đình liệt sỹ, qua đó khích lệ ý chí chiến đấu của quân đội.
- Đập tan mọi luận điệu tuyên truyền xảo trá của địch đang ngăn trở việc ta cất bốc phần mộ liệt sỹ ở Miền Nam.
Nội dung và yêu cầu tu sửa, cất bốc phần mộ liệt sỹ cũng đƣợc quy định cụ thể:
- Đối tƣợng cất bốc, quy tập là những phần mộ liệt sỹ đã quá 3 năm. Đối với những phần mộ khác của liệt sỹ chƣa đủ 3 năm thì phải tu sửa lại để cất bốc khi đủ 3 năm. Các mộ cất bốc phải dùng tiểu sành và đảm bảo vệ sinh chung.
- Mộ chí đƣợc quy định cho tất cả các mộ liệt sỹ bằng đá hoặc xây bằng gạch theo kiểu mẫu thống nhất. Việc tu sửa, cất bốc phần mộ liệt sỹ phải căn cứ vào phong tục tập quán, hoàn cảnh địa phƣơng và tình hình phần mộ liệt sỹ; quy định kế hoạch vận động nhân dân để hoàn thành cất bốc, tu sửa phần mộ liệt sỹ, quy định thành phần của cơ quan, tổ chức cất bốc phần mộ liệt sỹ ở các xã để giúp Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tuy phải tập trung cho nhiệm vụ chiến đấu nhƣng công tác quy tập mộ liệt sỹ vẫn đƣợc quy định phải thực hiện thƣờng xuyên. Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tƣ số 27/NV ngày 24 tháng 10 năm 1969 hƣớng dẫn bảo quản mộ liệt sỹ mới.
Theo đó, đối với các liệt sỹ hy sinh tại địa phƣơng nào thì địa phƣơng đó giữ gìn phần mộ và đƣa vào nghĩa trang liệt sỹ, không di chuyển về
nguyên quán của liệt sỹ; các ngành, các cơ quan, địa phƣơng có ngƣời hy sinh phải có trách nhiệm trong việc quản lý, cất bốc phần mộ liệt sỹ. Vì vậy, công tác quy tập cất bốc mộ liệt sỹ đã giải quyết đƣợc một khối lƣợng cơ bản.
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc năm 1975, công tác quy tập, cất bốc hài cốt liệt sỹ đặt ra những yêu cầu mới phức tạp hơn, nhất là ở những vùng rừng núi xa xôi, vùng đang còn có chiến sự và ở nƣớc bạn. Trƣớc yêu cầu tình hình mới, Bộ Thƣơng binh- Xã hội đã ban hành Thông tƣ số 30/TBXH ngày 5 tháng 9 năm 1981 hƣớng dẫn cất bốc, quy tập và chăm sóc mộ liệt sỹ. Theo quy định này, những mộ liệt sỹ phải cất bốc, quy tập gồm:
- Mộ liệt sỹ chƣa đƣợc đƣa vào nghĩa trang liệt sỹ;
- Mộ liệt sỹ nằm trong vùng bẩn thỉu, môi trƣờng ô nhiễm;
- Mộ liệt sỹ nằm trong khu vực phải di chuyển do yêu cầu của kinh tế, quốc phòng.
Thông tƣ số 30/TBXH ngày 5 tháng 9 năm 1981 cũng quy định cụ thể về phân cấp quản lý mộ liệt sỹ đối với các địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã).
Qua các giai đoạn kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã sát cánh chiến đấu và hy sinh ở Lào và CămPuChia. Đối với mộ liệt sỹ quân tình nguyện hy sinh ở Lào và CămPuChia, Nhà nƣớc ta cũng đã có quy định hƣớng dẫn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ để đƣa về an táng trong các nghĩa trang liệt sỹ trong nƣớc. Liên Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tƣ số 16/TT-LB ngày 9 tháng 10 năm 1989 hƣớng dẫn thực hiện một số điểm trong Chỉ thị số 105/CT ngày 29 tháng 4 năm 1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng về chính sách hậu phƣơng quân đội, quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và các đơn vị quân đội trong việc tìm kiếm, cất bốc quy tập hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở nƣớc ngoài
chuyển giao về nƣớc cho ngành Lao động- Thƣơng binh và Xã hội chôn cất và quản lý
Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội các tỉnh kế cận với nƣớc Bạn có trách nhiệm tiếp nhận hài cốt liệt sỹ đƣợc quân đội bàn giao theo kế hoạch, không phân biệt hài cốt liệt sỹ có tên hay chƣa biết có tên, không phân biệt quê quán của liệt sỹ, tổ chức quy tụ và chôn cất vào các nghĩa trang liệt sỹ sẵn có ở địa phƣơng hoặc vào những nơi có quy hoạch để xây dựng nghĩa trang liệt sỹ.
Đối với mộ liệt sỹ hy sinh trong nƣớc qua các thời kỳ kháng chiến, Thông tƣ 16/TT-LB ngày 9 tháng 10 năm 1989 xác định rõ trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tìm kiếm, cất bốc, quy tập ở một số địa bàn do cơ quan Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội chủ trì, tham mƣu giúp chính quyền địa phƣơng chỉ đạo thực hiện việc tìm kiếm cất bốc, quy tập. Các đơn vị quân đội tổ chức bàn giao cụ thể cho ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội địa phƣơng các khu vực chôn cất hài cốt liệt sỹ mà quân đội đang quản lý, đồng thời tích cực tổ chức tìm kiếm, cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ ở những vùng có khó khăn nhƣ dọc đƣờng Trƣờng Sơn, những vùng căn cứ xa khu vực dân cƣ, ở các xã dọc biên giới và hải đảo và bàn giao cho ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chăm sóc, quản lý. Cho tới thời điểm này, Thông tƣ 16/TT-LB ngày 9 tháng 10 năm 1989 của Liên Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng là văn bản quy định rất chi tiết hƣớng dẫn công tác cất bốc, quy tập, tu sửa mộ liệt sỹ, quy định rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan, các địa phƣơng trong công tác này.
Qua nhiều năm thực hiện cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ hy sinh trong các thời kỳ kháng chiến, công tác này về cơ bản đã thu đƣợc những kết quả nhất định, quy tập đƣợc một số lƣợng lớn hài cốt liệt sỹ hy sinh trong các thời kỳ vào an táng trong các nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn cả nƣớc. Tuy nhiên các
quy định pháp luật về công tác này vẫn còn chắp vá, chƣa đồng bộ, các địa phƣơng, cơ quan trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Để giúp tháo gỡ các vƣớng mắc, thúc đẩy việc hoàn thành về cơ bản công tác mộ nghĩa trang liệt sỹ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 626/TTg ngày 30 tháng 12 năm 1993 về công tác mộ nghĩa trang liệt sỹ. Tiếp đó, Liên bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng- Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ liên Bộ số 25/TB-TT ngày 24 tháng 10 năm 1994 hƣớng dẫn thực hiện Quyết định nêu trên của Thủ tƣớng Chính phủ.
Theo quy định tại Thông tƣ liên Bộ nói trên, việc khảo sát, tìm kiếm, cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ đƣợc quy định rõ ràng, chi tiết hơn. Cụ thể nhƣ sau:
- Quy định về khảo sát, tìm kiếm mộ liệt sỹ
Để hoàn thành về cơ bản công tác mộ liệt sỹ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm chỉ đạo các cấp, các ngành tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân phong trào tìm kiếm phát hiện những phần mộ liệt sỹ còn lại trong phạm vi từng địa phƣơng, khảo sát, tìm kiếm, lập sơ đồ kết luận cụ thể đối với các địa bàn đã thực hiện. Các đơn vị quân đội tham gia chiến đấu trên các chiến trƣờng phải tiến hành soát xét lại danh sách mộ liệt sỹ, tổng hợp theo từng địa bàn và bàn giao lại cho cơ quan quân sự địa phƣơng hoặc Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội để khảo sát, tổ chức quy tập theo chức năng. Các ngành, các cơ quan có phần mộ liệt sỹ nhƣng chƣa cất bốc thì kiểm tra lại và bàn giao cho Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội biết để cất bốc.
- Quy định cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ:
Đối với mộ liệt sỹ trong nƣớc, những hài cốt liệt sỹ tìm đƣợc có ghi tên, quê quán và các yếu tố khác phải đánh số, ghi rõ tên, ký hiệu và đăng ký quản lý
chặt chẽ tránh để nhầm lẫn. Nếu hài cốt liệt sỹ là ngƣời của địa phƣơng thì Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, chỉ đạo hƣớng dẫn đƣa vào mai táng tại các nghĩa trang liệt sỹ gần nơi gia đình cƣ trú; nếu hài cốt liệt sỹ là ngƣời của địa phƣơng khác thì Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội phải thông báo cho Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội quê quán của liệt sỹ và tổ chức đƣa về bàn giao cho địa phƣơng đó.
Đối với những hài cốt liệt sỹ không xác định đƣợc đầy đủ tên, quê quán thì đƣa vào nghĩa trang liệt sỹ, xây cất từng phần mộ.
Đối với những mộ liệt sỹ do thân nhân liệt sỹ đang quản lý, nếu gia đình có nguyện vọng giữ lại để trông nom thì chính quyền cơ sở phải lập danh sách đề nghị để Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí xây vỏ mộ.
Trƣờng hợp mộ liệt sỹ tìm đƣợc không xác định cụ thể tên của từng bộ hài cốt thì dựng bia chung, ghi tên và các yếu tố của liệt sỹ (nơi sinh, quê quán, năm hy sinh) tại khu mộ đã quy tập trong nghĩa trang liệt sỹ.
Những khu vực mộ hoặc mộ lẻ do nhân dân phát hiện nhƣng chƣa rõ nguồn gốc có phải là liệt sỹ hay không thì trách nhiệm của cơ quan quân sự địa phƣơng phải kiểm tra xác minh, đối chiếu với lịch sử các trận chiến đấu, các chiến dịch, nếu đúng là mộ liệt sỹ thì kết luận và phối hợp với cơ quan Lao động - Thƣơng binh và Xã hội để cất bốc quy tập.
- Đối với phần mộ liệt sỹ quân tình nguyện hy sinh trên đất Lào.
Thông tƣ số 25/TB-TT của liên Bộ quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng chủ trì, bàn bạc với các cơ quan hữu quan của Lào chỉ đạo các đơn vị quân đội thực hiện việc cất bốc, di chuyển hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện di chuyển về nƣớc. Số hài cốt có tên, quê quán phải đánh số, đăng ký quản lý chặt chẽ không để nhầm lẫn. Sau từng đợt (3 tháng, 6 tháng) lập thành danh sách theo quê quán để vận chuyển và bàn giao cho cơ quan Lao động- Thƣơng binh và Xã hội quê quán của liệt sỹ. Số hài cốt tìm đƣợc có kí hiệu đơn vị, có tên nhƣng không có quê hoặc có quê quán nhƣng không còn tên
phải lập thành danh sách riêng, vẽ lại sơ đồ nơi chôn cất để tra cứu sau này và cùng với số hài cốt liệt sỹ không xác định đƣợc các yếu tố cần thiết thông báo, bàn giao cho Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội nơi có biên giới chung với nƣớc bạn Lào để hƣớng dẫn đƣa vào các nghĩa trang liệt sỹ hiện có của địa phƣơng.
Thông tƣ 25/TB -TT cũng quy định trong quá trình cất bốc, quy tập và bàn giao mộ liệt sỹ giữa quân đội và ngành Lao động- Thƣơng binh và Xã hội phải đăng ký và lập biên bản cụ thể để tránh những sai sót, nhầm lẫn, hạn chế về tra cứu, báo tin tới địa phƣơng và thân nhân liệt sỹ.
* Quy định về kinh phí tìm kiếm, tu sửa cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ
Trong những năm đầu sau giải phóng miền Bắc, việc tu sửa, cất bốc, chăm sóc phần mộ liệt sỹ chủ yếu dựa vào công sức và nguyên vật liệu do nhân dân đóng góp.
Theo quy định của Thông tƣ số 86/TT-LB ngày 5 tháng 11 năm 1958 của liên Bộ Thƣơng binh- Bộ Tài chính, nơi nào mà khả năng của nhân dân có hạn, gặp nhiều khó khăn thì các khu, tỉnh sẽ chú ý hƣớng dẫn các huyện, xã giúp đỡ một phần bằng cách trích vào ngân sách xã để hỗ trợ, coi nhƣ một khoản chi về văn hoá, xã hội của ngân sách.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc năm 1975, công tác tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ, xây vỏ mộ, tu sửa chăm sóc mộ liệt sỹ có điều kiện để đẩy mạnh và nhằm giải quyết những bức xúc của gia đình liệt sỹ. Các quy định của Nhà nƣớc về kinh phí hỗ trợ tìm kiếm, cất bốc, tu sửa mộ liệt sỹ trƣớc đó không còn phù hợp. Ngày 9 tháng 8 năm 1977, Bộ Thƣơng binh- Xã hội có công văn số 2061/CSTB quy định tạm thời cho phép các tỉnh phía Nam từ Bình Trị Thiên trở vào đƣợc dự trù 40 đồng (tiền miền Nam) để chi mua sắm các công cụ, vật liệu phục vụ việc cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ.
Đến ngày 5 tháng 9 năm 1981, Bộ Thƣơng binh- Xã hội đã có Thông tƣ số 30/TBXH quy định cụ thể, thống nhất trong cả nƣớc về chi phí cất bốc, quy tập và giữ gìn mộ liệt sỹ. Theo quy định tại văn bản này, số tiền dùng mua sắm các dụng cụ cần thiết cho việc quy tập nhƣ tiểu đựng hài cốt liệt sỹ, giấy, ni lông gói, mộ bia, hƣơng thắp... là 200 đồng. Các chi phí khác nhƣ thuê ngƣời cất bốc, vận chuyển nếu thiếu thì sử dụng quỹ địa phƣơng hoặc vận động nhân dân đóng góp.
Nghiên cứu các quy định về cơ chế tài chính cấp phát cho công tác quy tập, tìm kiếm, sửa chữa mộ liệt sỹ trong thời gian này, có thể thấy rằng, nguồn kinh phí chi cho công tác quy tập, xây vỏ, sửa chữa, tu sửa mộ liệt sỹ còn rất hạn hẹp, chủ yếu là huy động đóng góp tự nguyện về công sức, nguyên vật liệu của nhân dân.
Trong những năm 1980, tình hình đời sống của nhân dân nói chung gặp nhiều khó khăn đòi hỏi ngân sách Nhà nƣớc cần đầu tƣ thoả đáng hơn cho công tác này. Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội ban hành công văn số 428/TBXH ngày 27 tháng 9 năm 1983, quy định mức cấp phát và cách thanh quyết toán kinh phí quy tập mộ liệt sỹ. Theo quy định tại văn bản này thì công tác tìm kiếm cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ đƣợc đảm bảo bằng ngân sách Trung ƣơng do Bộ cấp là chủ yếu. Cụ thể là:
- Tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sỹ ở vùng đồng bằng, ven biển: 350 đồng/ mộ
- Tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sỹ ở vùng núi, vùng biên giới đi lại