Mục I- Đài tƣởng niệm liệt sỹ Mục II- Nhà bia ghi tên liệt sỹ Mục III- Đền thờ liệt sỹ
Chương IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SỸ
Mục I- Trách nhiệm quản lý Mục II- Kinh phí đảm bảo
Mục III- Khen thƣởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Để đảo bảo tính pháp chế và hiệu lực của văn bản pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định của Chính phủ, Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan nhƣ Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng ban hành các Thông tƣ, Quyết định hoặc Chỉ thị hƣớng dẫn thực hiện công tác mộ nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sỹ.
KẾT LUẬN
Truyền thống đạo lý cao đẹp của nhân dân ta là "Uống nƣớc nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ ngƣời trồng cây". Trong thời đại ngày nay, khi đất nƣớc đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, truyền thống cao đẹp đó ngày càng đƣợc coi trọng và đƣợc đảm bảo thực hiện bằng pháp luật ƣu đãi ngƣời có công của Nhà nƣớc. Quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ là một bộ phận quan trọng của pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, thể hiện sự tôn vinh của Nhà nƣớc và xã hội đối với những liệt sỹ đã hy sinh cống hiến cho Tổ quốc, phù hợp với truyền thống, tập quán của nhân dân.
Trong những năm qua, các quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ do Nhà nƣớc ban hành đã bƣớc đầu tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, hình thành và củng cố hệ thống các công trình ghi công liệt sỹ rộng khắp trên cả nƣớc, đảm bảo sự quản lý của Nhà nƣớc đối với công trình ghi công liệt sỹ, phục vụ kịp thời nguyện vọng tâm linh chính đáng của thân nhân liệt sỹ, của những ngƣời có công với cách mạng và toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trƣớc yêu cầu của việc xây dựng pháp luật trong tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong những năm đổi mới và những thay đổi của Hiến pháp và hệ thống pháp luật trong thời kỳ mới, đòi hỏi pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ, cùng với các chế định cơ bản khác của pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng Việt Nam phải đƣợc bổ sung, hoàn thiện.
Trong phạm vi đề tài và khả năng nghiên cứu, sƣu tập tài liệu tham khảo, luận văn đã trình bày về những vấn đề cơ bản của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ - một chế định cơ bản của pháp luật ƣu đãi ngƣời có
công với cách mạng, bƣớc đầu chỉ ra những hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này và đề xuất một số khuyến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ trong giai đoạn mới.
Việc hoàn thiện quy định pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ, trong đó chú trọng hoàn thiện về hình thức pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hoá các quy định về công trình ghi công liệt sỹ nhằm sửa đổi các quy định không phù hợp, mâu thuẫn, xây dựng Nghị định của Chính phủ về công trình ghi công liệt sỹ cần phải sớm đƣợc tiến hành phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nƣớc, nhất là khả năng của ngân sách Nhà nƣớc.
Các quy định của pháp luật về công trình ghi công liệt sỹ phải thực sự trở thành công cụ đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc đối với công tác mộ liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm và nhà bia ghi tên liệt sỹ. Đồng thời tạo tiền đề đẩy mạnh xã hội hoá công tác quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sỹ, khuyến khích và động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia công tác mang đậm tính hiếu nghĩa bác ái này. Qua đó góp phần để pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ và phát triển nền tảng đạo đức, truyền thống đạo lý tốt đẹp, giáo dục và phát huy truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nƣớc./.