bạt, bổ nhiệm viên chức theo quy hoạch:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung rất trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.
Để đảm bảo công tác quy hoạch đi vào nề nếp, chủ động, cần chú trọng những vấn đề sau:
- Việc quy hoạch phải trên cơ sở nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, trên cơ sở đánh giá thực trạng của đội ngũ viên chức hiện có để dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển, đào tạo. Việc quy hoạch phải mang tính tổng thể, không chỉ đối với đội ngũ viên chức lãnh đạo và đảm bảo tính cơng khai trong công tác quy hoạch cán bộ.
- Công tác quy hoạch phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của cấp uỷ đảng, phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng viên chức. Ví dụ, Thủ trưởng đơn vị và Đảng uỷ xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ từ cấp lãnh đạo Phó giám đốc trở xuống. Quy hoạch cán bộ phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ như: nhận xét, đánh giá viên chức; đào tạo, bồi dưỡng viên chức...
- Quy hoạch viên chức phải đảm bảo phương châm “mở” và “động”: một chức danh có thế quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh; quy hoạch luôn được xem xét, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh hàng năm.
- Quy hoạch cán bộ, viên chức phải đồng bộ từ trên xuống dưới; cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ, lấy quy hoạch cán bộ
cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ cấp trên; quy hoạch cấp trên thúc đẩy quy hoạch cấp dưới.
Tóm lại: Cơ sở của việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ viên chức YTDP là thực trạng của đội ngũ viên chức này đã được phân tích, luận giải ở Chương 2. Việc đề xuất các giải pháp này cũng dựa trên yêu cầu cấp bách hiện nay cũng như dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác y tế và YTDP, có tính tới các yếu tố đặc thù của cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Các giải pháp được đề xuất trên đây đã bao gồm tất cả các hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế. Đó là các giải pháp nâng cao chất lượng về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc, trình độ, năng lực, khả năng hoạt động thực tiễn và các giải pháp về đường lối, chính sách, pháp luật... Tuy nhiên, để cho các mục tiêu đề ra trong Chiến lược thì nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng được nêu trong luận văn này cần phải được tiến hành đồng bộ với nhóm giải pháp về chính sách và xã hội, nhóm giải pháp chun mơn kỹ thuật và nhóm giải pháp về hệ thống tổ chức, đầu tư và hợp tác quốc tế.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, chất lượng đội ngũ viên chức YTDP sẽ được nâng cao một cách toàn diện, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
KẾT LUẬN
1. Lịch sử nhân loại luôn gắn liền với lịch sử phát triển con người bởi con người là chủ thể của mọi quá trình biến đổi xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã chủ trương đề cao vai trò của con người, đặt con người vào vị trí trọng tâm, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của quá trình ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã khẳng định:"Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, Đảng, Chính phủ và Nhân dân tin tưởng và giao trọng trách đó cho ngành Y tế. Trong những năm vừa qua ngành y tế cũng đã quán triệt sâu sắc và từng bước triển khai chủ trương trên vào thực tiễn sinh động của ngành nhằm hướng tới một mục tiêu cao cả là “sức khoẻ cho mọi người”. Sức khoẻ không chỉ là tài sản vô giá của mỗi cá nhân mà còn là một nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân vừa là một vinh dự cao quý vừa là một trách nhiệm nặng nề của ngành y tế.
Y tế dự phòng là lĩnh vực đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng và sự phát triển nịi giống của con người. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng trước hết phải làm rõ khái niệm, vai trị của viên chức YTDP, qua đó xác định các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng viên chức YTDP cũng như các điều kiện đảm bảo về chính trị, kinh tế, pháp luật để nâng cao chất lượng viên chức YTDP.
2. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng trong giai đoạn phát triển của đất nước, công tác y tế dự phòng vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống y tế dự phòng chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật; chất lượng của hoạt động y tế dự phòng chưa đáp ứng
được nhu cầu ngày càng đa dạng; nhân dân vùng sâu, vùng xa chưa được tiếp cận nhiều với hoạt động y tế dự phòng. Phần lớn nhân dân ta chưa hình thành được thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng... Nguyên nhân của những khó khăn này là đầu tư của Nhà nước cho y tế dự phòng còn hạn hẹp; tổ chức không thống nhất, nhiều đầu mối, nhiều cơ quan tham gia quản lý, chỉ đạo; nhiều cơ sở y tế xuống cấp, đa số trang thiết bị y tế đã cũ và lạc hậu; công tác đào tạo, bố trí và bổ sung nhân lực y tế mất cân đối giữa các ngành nghề (đặc biệt là giữa khám chữa bệnh và dự phòng), vùng miền (giữa đô thị, đồng bằng và miền núi) cả về số lượng và chất lượng nên chưa đáp ứng được u cầu cơng tác phịng, chống dịch bênh; mặt khác lương và thu nhập của đại đa số cán bộ y tế thấp, giá cả đắt đỏ, đời sống khó khăn, một bộ phận cán bộ y tế có sa sút về trình độ chun môn cũng như tinh thần trách nhiệm phục vụ...
3. Những hạn chế của đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam hiện nay có phần do những nguyên nhân khách quan, song chủ yếu là do nguyên nhân từ phía chủ quan, thuộc về trách nhiệm của cán bộ, viên chức YTDP và công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Bộ Y tế, định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước.
Trên cơ sở phân tích yêu cầu cấp bách của việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác y tế, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2020 với phương hướng và giải pháp chung là phải tăng cường giáo dục về phẩm chất chính trị, tư tưởng; đạo đức, lối sống, phong cách làm việc; trình độ, năng lực, khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn; và các giải pháp về đường lối, chính sách, pháp luật như: hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật về lĩnh vực YTDP; Đổi mới quan điểm và nội dung đánh giá viên chức; nâng cao chất lượng quy hoạch viên chức và thực hiện việc
Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP có thể được coi là điểm then chốt quyết định sự thành bại của mục tiêu phát triển y tế dự phòng định hướng đến năm 2020 bởi vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc”, “Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. Mn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, số liệu từ các nguồn có nhiều chỗ không trùng hợp trong khi ý nghĩa và mục tiêu của luận văn rất lớn nên luận văn này chắc chắn còn những điểm hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả mọi người vào luận văn này để làm cho chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ngày càng được nâng cao, hoạt động có hiệu quả, góp phần tốt hơn nữa vào cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.