hoạt động thực tiễn:
Hiện nay để nâng cao để nâng cao trình độ, năng lực và khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn cho đội ngũ viên chức YTDP là phải nâng cao toàn diện, đồng bộ, căn bản tất cả các yếu tố tạo nên trình độ, năng lực, nhưng trước hết cần tập trung bồi dưỡng, nâng cao cho họ các nội dung cốt lõi của năng lực trí tuệ ở người cán bộ, viên chức. Đó là, tính nhạy bén nắm chắc tình hình; khả năng tư duy nhanh và khoa học; phân tích đúng và kịp thời những vấn đề mới nảy sinh; nhanh chóng đề ra các giải pháp tối ưu, giải quyết có chất lượng và hiệu quả mọi vấn đề đặt ra trong thực thi nhiệm vụ. Thước đo cơ bản và chủ yếu về nâng cao chất lượng trình độ, năng lực của đội ngũ viên chức là phải căn cứ vào chất lượng và hiệu quả hồn thành cơng việc được giao.
Đồng thời cùng với việc nâng cao trình độ, năng lực, cần nâng cao khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn cho đội ngũ viên chức. Bởi vì chỉ có thơng qua hoạt động thực tiễn một cách tích cực, sáng tạo mới có cơ sở,
điều kiện để hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách, đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ và năng lực của người viên chức.
Để góp phần nâng cao trình độ, năng lực và khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ viên chức YTDP, trước mắt nên tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là: Đổi mới việc tuyển chọn viên chức.
Tuyển chọn viên chức là khâu đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng đội ngũ viên chức sau này. Mục tiêu của tuyển chọn viên chức là nhằm tăng cường, bổ sung số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức có phẩm chất, có kiến thức chun mơn nghiệp vụ, có năng lực để đáp ứng với công việc được giao.
Tuyển chọn viên chức phải gắn liền với việc rà soát, điều chỉnh, đào tạo lại, sàng lọc. Công tác tuyển chọn cần phải đảm bảo tính dân chủ, cơng khai, tuyển chọn đúng những người có đủ tiêu chuẩn theo từng chức danh và theo đúng quy trình đã được quy định.
Để việc thi tuyển viên chức trong thời gian tới đạt hiệu quả, cần phải tiến hành một số công việc sau:
- Thống nhất nội dung thi tuyển đối với từng ngạch tuyển dụng, bao gồm nội dung về chuyên môn, về quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học... Phải phân định rõ nội dung thi tuyển ở những ngạch khác nhau, tránh việc tuyển dụng các ngạch khác nhau lại thi cùng một nội dung.
- Đảm bảo việc công khai, dân chủ trong thi tuyển. Việc thi tuyển cần được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả ở các trường đào tạo để những đối tượng có đủ trình độ, năng lực và điều kiện được tham gia.
- Mở rộng thi tuyển đối với các vị trí chức danh ở ngạch cao có nhu cầu cán bộ, đảm bảo chất lượng đội ngũ viên chức ở các vị trí này.
Hai là: Đổi mới và hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh viên chức y tế dự
Để thực hiện tốt nội dung này thì việc xác định tiêu chuẩn cho từng loại cán bộ, viên chức là hết sức cần thiết. Bởi vì nếu khơng có những tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi loại viên chức, chúng ta không thể phát huy thế mạnh từng lĩnh vực công tác, khơng thể đánh giá chính xác được cán bộ. Trong thời gian tới cần sửa đổi và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh viên chức, xoá bỏ bớt sự phân chia thành ba mức: thường, chính, cao cấp một cách hình thức. Việc xây dựng tiêu chuẩn cho từng chức danh viên chức phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn; căn cứ vào nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức; căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch viên chức do Nhà nước quy định, đồng thời phải xuất phát từ thực tế đội ngũ viên chức để xây dựng nên tiêu chuẩn.
Xác định tiêu chuẩn chức danh cho từng loại viên chức trước hết cần xác định rõ danh mục công việc cho từng viên chức. Mỗi vị trí cơng tác, mỗi cá nhân phải có một bản mơ tả cơng việc; trong đó nêu rõ vị trí cơng việc gì, phải báo cáo trực tiếp ai, nhiệm vụ chính là gì, các cơng việc gì phải làm, u cầu tiêu chuẩn đối với vị trí cơng việc là như thế nào.
Thực tế cho thấy, ngành y tế đã xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế (như tiêu chuẩn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Trưởng khoa, Phó trưởng khoa và tương đương, Trưởng phịng, Phó trưởng phịng) nhằm tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành y tế. Tuy nhiên đối với các Trung tâm hệ y tế dự phòng tỉnh và trung tâm y tế dự phòng huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện và sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của các trung tâm thuộc hệ dự phòng, các trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh nên việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Để chuẩn hoá đội ngũ viên chức y tế làm việc trong hệ thống YTDP về số lượng và chất lượng theo từng tuyến, từng chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, cần phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định tiêu chuẩn cụ thể từng chức danh cán bộ, lãnh đạo quản lý và viên chức thừa hành thống nhất trong hệ y học dự phòng từ trung ương đến địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu thực tế.
- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, ngoài các tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, tiêu chuẩn cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, hiểu biết, sức khoẻ, độ tuổi cần quy định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng cấp lãnh đạo, quản lý.
- Đối với viên chức thừa hành thì ngồi việc đạt các tiêu chuẩn ngạch viên chức ngành y tế thì phải căn cứ vào đặc thù cơng việc chun mơn ở từng tuyến để cụ thể hố hơn các phần chức trách, nhiệm vụ, hiểu biết và trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Đối với viên chức làm công tác nghiên cứu, giảng dạy phải đạt tiêu chuẩn ngạch viên chức ngành khoa học – kỹ thuật, ngồi ra cịn phải có tư duy độc lập, sáng tạo, có khả năng tổng hợp kiến thức thực tiễn.
Ba là: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển dài hạn cho nhân lực y tế nói chung và nhân lực y học dự phòng nói riêng. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế dự phòng cho từng chuyên ngành đào tạo, từng bậc đào tạo, từng loại hình đào tạo để làm cơ sở đề xuất các mã ngành đào tạo y học dự phòng và lập chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hàng năm.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo và các Bộ ngành liên quan tăng các chỉ tiêu đào tạo và đào tạo có địa chỉ để cung cấp nguồn nhân lực cho mạng lưới y tế dự phòng, đặc biệt là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên khoa y tế dự phòng để đáp ứng với nhiệm vụ.
- Xây dựng chính sách ưu tiên trong đào tạo chính quy, đào tạo sau đại học, đào tạo lại trong nước và quốc tế cho viên chức đang công tác tại các
cơ sở y tế dự phòng trong cả nước, đặc biệt là đào tạo cán bộ cho vùng núi, vùng xa, vùng có nguy cơ cao để đáp ứng nguồn nhân lực cho hệ y tế dự phịng. Chú trọng đào tạo viên chức trí thức là người địa phương. Bổ sung các chế độ ưu đãi trong đào tạo như ở khâu tuyển chọn (hạ điểm đầu vào), hỗ trợ về điều kiện vật chất (miễn giảm học phí, cho vay tiền ngân hàng) tới việc mở ra nhiều hình thức học, nhiều loại trường đa dạng tạo khả năng hiện thực cho việc nâng cao trình độ và nhận bằng cấp đại học cho nhiều đối tượng khác nhau xuất thân từ nông thôn, miền núi, nhất là với các đối tượng là người dân tộc ít người, có nhiều khó khăn về thời gian, tài chính và cả trình độ
- Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình đào tạo cán bộ chuyên khoa y tế dự phòng. Mở rộng quy mơ, đa dạng hố các loại hình đào tạo phù hợp thực tế, tình hình nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng.
- Huy động các nguồn lực, xây dựng các dự án hợp tác quốc tế liên quan hỗ trợ việc đào tạo và tập huấn chuyên môn cho viên chức YTDP.
- Đối với cơng tác bồi dưỡng, đào tạo lại thì nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu của từng loại viên chức, từng ngạch viên chức, ngồi nâng cao kiến thức chun mơn nghiệp vụ phải chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về quản lý nhà nước...