Những quyền về nhân thân và tài sản của cha mẹ đã nêu ở phần trên có thể bị hạn chế theo quy định tại Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:
Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trường hợp cụ thể Tịa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này [22].
Thực chất biện pháp này là chế tài của Luật hơn nhân và gia đình áp dụng đối với hành vi phạm tội của cha mẹ, hoặc hành vi có lỗi xâm phạm đến lợi ích của con. Khi áp dụng biện pháp này, Tòa án cần cân nhắc thận trọng, chỉ quyết định tước quyền này của cha mẹ đối với con trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích của con. Tội phạm thực hiện đối với người con nào thì chỉ hạn chế quyền đối với người con đó; nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì trước khi ra quyết định Tịa án cần tham khảo ý kiến của con. Quy định này khẳng định trách nhiệm của cha mẹ nhằm đảm bảo cha, mẹ phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của họ đối với con để bảo vệ quyền lợi của con nói chung, con chưa thành niên nói riêng.
Theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình hiện hành thì căn cứ để Tịa án đưa ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên là: Cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con; Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con; Cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con; Cha, mẹ có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy bởi vì đối với con trong giai đoạn vị thành niên, cha, mẹ là người có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển và trưởng thành của con cái. Tuy vậy trong cuộc sống đôi khi những giá trị đạo đức bị coi nhẹ hơn những lợi ích vật chất, có khơng ít các bậc cha, mẹ vì lợi ích trước mắt mà xem thường trách nhiệm của mình đối với con cái. Nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng con chưa thành niên bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Ở nhiều gia đình, cha mẹ dùng uy quyền để ép buộc con phải nghe theo đồng thời khi cần có thể sẵn sàng dùng tới vũ lực hoặc có những lời lẽ xúc phạm để buộc con phải làm những việc theo ý muốn của mình. Có những trường hợp khác cha, mẹ lại xúi giục,
cấm, trộm cắp, mại dâm... để thu lợi bất chính. Đây là những hành vi cần được ngăn chặn kịp, trừng trị kịp thời bảo đảm cho trẻ chưa thành niên được sống trong môi trường giáo dục tốt để các em có thể phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ và đạo đức, khơng bị lơi kéo vào con đường phạm tội.
Người có quyền u cầu Tịa án hạn chế quyển của cha mẹ đối với con chưa thành niên là:
1. Cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình u cầu Tịa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Viện Kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền u cầu Tịa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
3. Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình u cầu Tịa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
a) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; b) Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên [22, Điều 42].
Để phù hợp với tình hình thực tế và phát huy tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức xã hội, hiện nay những người có quyền u cầu Tịa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên được Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định lại tại Điều 86 như sau:
1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền u cầu Tịa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền u cầu Tịa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên [27].
Như vậy theo quy định này thì những người được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 86 nêu trên có quyền trực tiếp u cầu Tịa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Tuy nhiên họ chỉ có quyền gián tiếp u cầu Tịa án thơng qua Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ. Việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được quyết định theo thủ tục chung về tố tụng dân sự.
Về hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên:
1. Trong trường hợp một trong hai người là cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên thì người
kia thực hiện quyền trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
2. Trong trường hợp cha mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì việc trơng nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và luật này.
3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con [22, Điều 43].
Đây không phải là chế tài đối với người bị hạn chế quyền của cha, mẹ mà chỉ là hệ quả của việc tước một phần quyền của cha, mẹ và tuy quyền của cha, mẹ đối với con luôn gắn liền với nghĩa vụ nhưng việc hạn chế quyền khơng có nghĩa là hạn chế cả nghĩa vụ. Có nghĩa là trong trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với con chưa thành niên. Khi Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì trong một số trường hợp con được giao cho người giám hộ trơng nom, chăm sóc, giáo dục và quản lý tài sản riêng. Ngoài trường hợp cha, mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên được quy định tại khoản 2 nêu trên, Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 cịn quy định bổ sung thêm hai trường hợp khác mà việc trơng nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ khi cha mẹ bị hạn chế quyền đó là:
Một bên cha, mẹ khơng bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con; Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên [27, Điều 87, khoản 2 điểm b, c].
không dài hơn quá năm năm (Điều 41). Khi thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đã hết thì việc khơi phục quyền của cha mẹ là đương nhiên chứ khơng cần thủ tục về xóa án tích như đối với án hình sự. Riêng trường hợp cha, mẹ muốn xin rút ngắn thời hạn hạn chế quyền thì phải do Tịa án xem xét, quyết định.