Nghĩa vụ và quyền khai sinh, đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 03 (Trang 29)

2.2. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân của cha mẹ đối với con

2.2.1. Nghĩa vụ và quyền khai sinh, đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân

tộc, quốc tịch, chỗ ở của con

Một trong những quyền cơ bản của con người là quyền được khai sinh, theo quy định tại Điều 29 Bộ luật dân sự 2005 “Cá nhân sinh ra có quyền

được khai sinh” [23]. Việc khai sinh có ý nghĩa vơ cùng to lớn bởi vì thơng

qua nó, sự tồn tại của mỗi người với tư cách là một công dân sẽ được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý. Từ đó các quyền khác mới được đảm bảo và thực hiện. Do đó, có thể xem quyền được khai sinh là một trong những quyền cơ bản của trẻ em. Tuy nhiên do trẻ em lúc mới sinh ra hồn tồn non nớt cả về thể chất lẫn trí tuệ nên khơng thể tự mình thực hiện quyền này nếu khơng có sự hỗ trợ từ cha mẹ hoặc người thân trong gia đình. Vì vậy tuy Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 không quy định về vấn đề này song trong mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con thì vấn đề này cần phải được đề cập đến.

Việc đăng ký khai sinh cho con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ. Điều này được quy định trong các văn bản pháp lý về bảo vệ quyền trẻ em, đăng ký và quản lý hộ tịch và một số văn bản khác có liên quan. Nghị định số 36/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/03/2005 quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có quy định về trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em được khai sinh: “Cha mẹ,

người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn. Việc khai sinh cho trẻ em được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch” [6, Điều 14, khoản 1]. Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của chính

phủ ban hành ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch cũng đã quy định: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi

khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ơng, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em” [7]. Từ những quy định này có

Trong trường hợp cha mẹ có hơn nhân hợp pháp khi khai sinh cho trẻ em, họ tên vợ chồng trong giấy chứng nhận kết hôn sẽ được ghi vào phần họ tên của cha mẹ trong Giấy khai sinh của con. Nếu người mẹ khơng có hơn nhân hợp pháp, khi làm thủ tục khai sinh cho con, phần họ tên cha sẽ được bỏ trống. Phần họ tên này sẽ được bổ sung khi cha của đứa trẻ tự nguyện nhận con hoặc có quyết định của Tịa án xác định một người nào đó là cha đứa trẻ. Thông thường, con sinh ra từ quan hệ hôn nhân hoặc từ quan hệ sống chung như vợ chồng đều mang họ cha. Cũng có trường hợp, theo phong tục tập quán vùng miền, con sinh ra mang họ mẹ.

Đối với con nuôi, việc xác định họ, tên của con nuôi được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại Điều 75. Theo đó, cha mẹ ni có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thay đổi họ tên của con nuôi. Nếu con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên thì việc thay đổi họ, tên phải được sự đồng ý của người đó. Việc xác định dân tộc của con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự và Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Theo Điều 22 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 thì việc xác định dân tộc của con nuôi được thực hiện như sau:

Con nuôi được xác định dân tộc theo dân tộc của cha, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con nuôi được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ đẻ.

Trong trường hợp không xác định được cha, mẹ đẻ của người con ni là ai, thì dân tộc của người con ni được xác định theo dân tộc của cha, mẹ nuôi; nếu cha, mẹ nuôi thuộc hai dân tộc khác nhau,

thì dân tộc của người con ni được xác định theo dân tộc của cha nuôi hoặc của mẹ nuôi theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ ni; nếu sau đó xác định được cha, mẹ đẻ, thì dân tộc của người con ni có thể được xác định lại theo u cầu của người con ni đó đã thành niên, yêu cầu của cha mẹ đẻ hoặc của cha mẹ nuôi [4].

2.2.2. Nghĩa vụ và quyền thương u, trơng nom, chăm sóc, bảo vệ con

Nghĩa vụ và quyền này được Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định khá đầy đủ tại Điều 34:

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương u, trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tơn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, cơng dân có ích cho xã hội.

2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội [22].

Như vậy “thương u, trơng nom, chăm sóc, bảo vệ con” vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cha mẹ. Là quyền của cha mẹ đối với con bởi lẽ khơng ai có thể ngăn cản hoặc tước đi quyền được yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái từ phía cha mẹ ngoại trừ trường hợp đặc biệt, vì lợi ích của con mà quyền này bị hạn chế theo một quyết định hoặc một bản án của Tịa án. Ngược lại nó cũng là nghĩa vụ của cha mẹ bởi vì cha mẹ khơng có quyền từ chối trách nhiệm trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc con do mình sinh ra. Nếu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ này, cha mẹ có thể bị Tịa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình. Có thể nói, đây là những nghĩa vụ tối thiểu

phát triển lành mạnh của con.

Để thực hiện nghĩa vụ và quyền này, cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm những nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển của con như: nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, khám chữa bệnh cho con... phù hợp với khả năng, điều kiện cho phép của cha mẹ. Cũng cần lưu ý rằng, con được trông nom phải là con chưa thành niên. Đối với con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm trông nom con thuộc về người giám hộ và việc trông nom được thực hiện trong khuôn khổ nghĩa vụ và quyền giám hộ của cha mẹ. Sự trông nom của cha mẹ đối với con không chỉ được hiểu là sự trông giữ vật chất mà là tập hợp các biện pháp mà cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ thực hiện nhằm đặt con dưới sự kiểm soát của mình và phục vụ cho việc ni dạy con có hiệu quả.

Khoản 2 Điều 34 còn quy định: “Cha mẹ không được phân biệt đối xử

giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” [22]. Quy định này xuất phát

từ nguyên tắc “Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa

các con, con trai và con giá, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú” [22, Điều 2] và là sự cụ thể hóa Điều 64 Hiến pháp 1992 (đã

được sửa đổi, bổ sung năm 2001) theo đó, các con khơng phân biệt về thứ tự, giới tính, cùng huyết thống hay không cùng huyết thống đều được cha mẹ yêu thương chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục như nhau. Như vậy, pháp luật ngăn cấm việc phân biệt đối xử giữa các con, điều này thể hiện góc nhìn mới trong quan điểm của các nhà làm luật hiện đại so với các nhà làm luật thời cổ. Việc phân biệt đối xử giữa các con là một hiện tượng phổ biến trong xã hội phong kiến Việt Nam và tồn tại trong một thời gian dài. Nó đã ăn sâu vào tư tưởng những người Việt Nam nhất là ở các vùng thơn q, những nơi dân trí thấp. Vì vậy, để tránh tình trạng nhiều trẻ em, nhất là các trẻ em gái, con nuôi, con

ngoài giá thú… chịu sự phân biệt đối xử trong gia đình, dẫn đến những tổn thương và suy nghĩ lệch lạc, dẫn đến những lỗ hổng trong việc hình thành nhân cách. Nhà nước và xã hội Việt Nam đã có những quy định nhằm tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của các con, cụ thể hóa trong nhiều ngành luật, trong đó có Luật hơn nhân và gia đình, chẳng hạn con ngồi giá thú vẫn được quyền đăng ký khai sinh, được xác định cha mẹ; con nuôi hay con đẻ đều được bố mẹ cấp dưỡng khi ly hôn…

Cha mẹ không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái đạo đức xã hội. Có nghĩa là cha mẹ khơng được có hành vi đối xử tồi tệ, hạn chế về điều kiện ăn ở và các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hằng ngày khác trong khi có thể tạo được điều kiện tốt hơn; không được mắng chửi, nhục mạ con cái; bắt con cái lao động quá sức hoặc làm những việc trái đạo đức xã hội. Bởi lẽ nếu những điều này diễn ra một cách thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của con cái, dẫn đến những hệ lụy cho bản thân con trẻ và xã hội.

Kế thừa và phát triển những nội dung cơ bản của Điều 34 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000. Điều 69 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền thương u, trơng nom, chăm sóc, bảo vệ của cha mẹ đối với con như sau:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, cơng dân có ích cho xã hội.

2. Trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài

sản để tự ni mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hơn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động; khơng được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội [27].

Như vậy so với quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung thêm nội dung:

Trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.

Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự [27, Điều 69, khoản 2, 3].

Thực chất đây không phải là những quy định mới về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con mà ở đây các nhà làm luật quy định rõ hơn về đối tượng mà cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương u, trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ là “con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”. Mặt khác, Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung thêm nghĩa vụ và quyền “Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự” vào điều luật quy định một cách khái quát về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ.

2.2.3. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng nhất tức là tập hợp các biện pháp mà cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ thực hiện nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của con về trí tuệ, tài năng và nhân cách. Vì vậy, đây là nghĩa vụ và quyền hết sức quan trọng và không thể thiếu của cha mẹ nhằm hình thành nhân cách, trang bị tri thức cho con tạo dựng cuộc sống trong tương lai. Nghĩa vụ và quyền giáo dục của cha mẹ đối với con được Điều 37 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau:

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong mơi trường gia đình đầm ấm, hịa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

3. Khi gặp khó khăn khơng thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con [22].

Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Bởi lẽ trẻ em có được học tập, giáo dục tốt thì mới có thể tạo dựng được cuộc sống vững chắc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Với tầm quan trọng đó, trong Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em cũng như trong hệ thống pháp luật Việt Nam, giáo dục trẻ em khơng những là quyền mà cịn là bổn phận của cha mẹ, của nhà trường và toàn xã hội. Việc giáo dục trẻ em để trở thành cơng dân có ích cho xã hội thuộc trách nhiệm từ nhiều phía nhưng quan trọng trước tiên phải kể đến là vai trị của gia đình. Gia đình là nền tảng giáo

dục của trẻ em. Những tri thức đầu tiên mà trẻ nhận được từ khi sinh ra xuất phát từ cha, mẹ và những người thân trong gia đình. Khơng những thế, một gia đình êm ấm, cha mẹ hịa thuận u thương con cái là điều kiện tốt và là tấm gương để giáo dục con trẻ. Ngược lại, một gia đình khơng hạnh phúc, thiếu sự dạy dỗ, giáo dục của cha, hoặc mẹ sữ ảnh hưởng khơng tốt đến tâm lý, sự hình thành nhân cách của trẻ em. Việc giáo dục trẻ em nếu chỉ từ cha mẹ là không đủ mà cần phải có sự phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc dạy trẻ cách làm người, trang bị tri thức cho trẻ vận dụng vào cuộc sống. Chính vì vậy, Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam quy định “Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong mơi trường gia đình đầm ấm, hịa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con”. Việc giáo dục con khơng thể phó mặc cho một người là cha hoặc mẹ mà cả hai người đều có nghĩa vụ và quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 03 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)