Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con trong một số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 03 (Trang 54 - 58)

hợp khác

2.4.1. Nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế đối với con riêng của vợ hoặc của chồng vợ hoặc của chồng

của một bên hoặc của cả hai bên đã có trong quan hệ hơn nhân trước. Do vậy, tình trạng bố dượng, mẹ kế sống chung với con riêng của bên kia là tương đối phổ biến. Xét trên cơ sở của quan hệ huyết thống thì giữa bố dượng, mẹ kế đối với con riêng của bên kia không phải là quan hệ cha – con, mẹ - con. Tuy nhiên do bố dượng là chồng của mẹ, mẹ kế là vợ của cha nên thực tế trong nhiều gia đình những người này vẫn gọi nhau và đối xử với nhau như cha, mẹ, con. Bên cạnh đó cũng có khơng ít gia đình lại có sự phân biệt đối xử giữa con chung, con riêng khi họ cùng chung sống dưới một mái nhà. Để đảm bảo quyền và lợi ích của con riêng và bố dượng, mẹ kế. Luật hơn nhân và gia đình quy định bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trơng nom, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình như đối với con đẻ. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau:

1. Bố dượng mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 34, 36 và 37 của Luật này.

2. Con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này.

3. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau [22, Điều 38]. Như vậy, bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng nếu sống chung thì phát sinh các nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ và con với nhau. Trong trường hợp bố dượng mẹ kế không sống chung với con riêng của vợ hoặc của chồng thì giữa họ khơng tồn tại nghĩa vụ và quyền đối với nhau. Quy định này hoàn toàn phù hợp cả về lý luận cũng như thực tiễn.

2.4.2. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ đối với con dâu, con rể dâu, con rể

nhà mà trong nhiều gia đình cha mẹ chồng, cha mẹ vợ chung sống với con dâu, con rể, đặc biệt khu vực thành thị do vấn để hạn hẹp về chỗ ở. Để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam với đặc trưng là giàu tình thương yêu, hịa thuận giữa các thành viên trong gia đình đồng thời gắn nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên với nhau trong việc tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau trong cuộc sống, Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định thêm về quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng. Theo đó: “Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với

cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tơn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này” [27, Điều 80].

Quy định này được hiểu là giữa cha mẹ chồng, cha mẹ vợ đối với con dâu, con rể nếu sống chung với nhau thì có các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ; nghĩa vụ và quyền của con; nghĩa vụ và quyền chăm sóc ni dưỡng; nghĩa vụ và quyền giáo dục con. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật hơn nhân và gia đình năm 2000, sự ra đời của nó là thật sự cần thiết và có ý nghĩa hết sức to lớn. Là cần thiết bởi vì nó tạo ra hành lang pháp lý trong quan hệ giữa cha mẹ chồng, cha mẹ vợ với con dâu, con rể - một vấn đề quan trọng mà ở những Luật hôn nhân và gia đình trước đây cịn bỏ ngỏ. Nó có ý nghĩa to lớn bởi vì quy định này góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần giữa các thành viên trong gia đình, nhất là đối với những người già yếu mà đang sống cùng con dâu, con rể. Thật khó hình dung ra được khi cha mẹ chồng, cha mẹ vợ già yếu, thậm chí khơng có thu nhập sẽ như thế nào nếu thiếu đi sự quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng của con dâu, con rể cùng sống chung với mình, ngược lại cha mẹ chồng, cha mẹ vợ cũng có thể quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc, giáo dục con dâu con rể, giúp các con tạo lập cuộc sống ổn định, vững chắc.

2.4.3. Nghĩa vụ và quyền của cha nuôi, mẹ nuôi đối với con nuôi

Vấn đề về nghĩa vụ và quyền của cha nuôi, mẹ nuôi đối với con nuôi được quy định tại Điểu 74 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 “Giữa cha mẹ

ni và con ni có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi...” [22]. Hiện nay vấn

đề này được quy định chi tiết, cụ thể hơn tại Điều 78 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó:

1. Cha ni, mẹ ni, con ni có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tịa án thì quyền, nghĩa vụ của cha ni, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

3. Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ khơng cịn hoặc khơng có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình thì Tịa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự [27].

Như vậy theo quy định này, kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật ni con ni thì giữa cha mẹ ni và con ni có đầy đủ các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều này thể hiện sự nhất quán của pháp

Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam dựa trên ngun tắc “khơng phân biệt đối xử giữa các con”.

Về nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ đẻ và người con được cho làm con nuôi được xác định như sau: Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ ni có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ khơng cịn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không cịn hoặc khơng có đủ điều kiện để ni con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình thì Tịa án giải quyết việc chấm dứt ni con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 03 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)