Đội ngũ cán bộ Đoàn còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn TNCS hồ chí minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở việt nam hiện nay (Trang 77 - 78)

- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội ; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân

2.4.2.2. Đội ngũ cán bộ Đoàn còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn

nơi chưa có sự gắn kết chặt chẽ với các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, giáo dục truyền thống; hình thức tuyên truyền, giáo dục chưa được quan tâm đổi mới thường xuyên để đảm bảo thật sự hấp dẫn, thu hút được đối tượng giáo dục pháp luật của Đoàn với đặc thù là những người trẻ, luôn năng động, sáng tạo, mong muốn việc giáo dục luôn đổi mới. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật của tổ chức Đoàn tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa đến được 100% đối tượng thanh niên, nhất là thanh niên khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc, tôn giáo; một số địa bàn, do điều kiện kinh tế khó khăn, thanh niên chưa có điều kiện để học tập nâng cao trình độ, nhận thức và kỹ năng sống hạn chế, ngại tham gia các sinh hoạt, hoạt động tập thể, ngại học tập và tìm hiểu pháp luật, nên hiểu biết về xã hội nói chung và hiểu biết về pháp luật nói riêng còn nhiều bất cập, lại bị tác động của các loại phim ảnh có nội dung không lành mạnh, rất dễ có các hành động phạm tội vì những lý do rất bình thường.

2.4.2.2. Đội ngũ cán bộ Đoàn còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn Đoàn

Theo thống kê, khảo sát của Trung ương Đoàn TNCS Hồ chí Minh, đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của tổ chức Đoàn từ cấp Trung ương đến các địa phương hầu hết chưa có nghiệp vụ và kỹ năng bài bản về tuyên truyền, giáo dục pháp luật, mà chỉ thông qua tự tích luỹ kinh nghiệm hoặc được bồi dưỡng lồng ghép trong các đợt tập huấn của Đoàn, do đó có những hạn chế nhất định trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ và kỹ năng, nghiệp vụ tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên; nhiều nội dung xây dựng ý thức pháp luật còn chung chung, chưa sát với yêu cầu cụ thể của từng loại hình cơ sở và từng đối tượng thanh niên, nặng về đọc văn bản đơn thuần, ít có khả năng liên hệ mở

rộng, tuyên truyền, giải thích cho thanh niên. Thêm vào đó, đội ngũ Phó Bí thư Đoàn xã, phường, thị trấn không là công chức xã, không có lương, chỉ được hưởng phụ cấp, nên cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác Đoàn và cuộc sống; đội ngũ cán bộ Đoàn thường xuyên luân chuyển do việc thực hiện Quy chế cán bộ Đoàn; trẻ hoá nhanh, lực lượng cán bộ thay thế lớn, số lượng cán bộ có nhu cầu cần được tập huấn, bồi dưỡng nhiều, trong khi tổ chức Đoàn không thể tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác tuyên truyền, phổ biến ý thức pháp luật cho thanh niên ngay một lúc, nên phần nào ảnh hưởng đến công tác giáo dục nhằm xây dựng ý thức pháp luật của tổ chức Đoàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn TNCS hồ chí minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở việt nam hiện nay (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)