- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội ; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân
2.3.3. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua các hoạt động tuyên truyền của Đoàn
qua các hoạt động tuyên truyền của Đoàn
Công tác tuyên truyền miệng, phổ biến các văn bản pháp luật được các cấp bộ Đoàn sử dụng phổ biến và có nhiều ưu thế trong công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên, thông qua các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chi đoàn định kỳ, các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho cán bộ Đoàn… Trong 5 năm từ 2008 đến 2012, tổ chức Đoàn đã tuyên truyền về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật hàng trăm nghìn cuộc, cho hàng triệu lượt đoàn viên, thanh thiếu nhi và quần chúng nhân dân [12, tr.33]. Các cấp bộ Đoàn tập trung tổ chức tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, các nội dung giáo dục pháp luật, quan tâm đổi mới phương pháp truyền đạt, thảo luận, trao đổi giữa người nói và người nghe, đảm bảo công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả được tích cực, xây dựng thế hệ thanh niên trong thời đại mới có ý thức tuân thủ pháp luật.
của người dân nói chung và của thanh niên – thế hệ trẻ, rường cột của đất nước nói riêng, thì hiệu quả thực hiện sẽ thấp, pháp luật chậm đi vào cuộc sống. Chính vì vậy, để xây dựng cho thanh niên có ý thức pháp luật, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – là chủ thể có vai trò nòng trong việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thường xuyên quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn các cấp bộ Đoàn nắm bắt tình hình tư tưởng của đoàn viên, thanh niên, từ đó có những hình thức chuyển tải pháp luật đến đoàn viên, thanh niên và nhân dân một cách phù hợp. Trong từng thời điểm, tùy theo đối tượng, các cấp bộ Đoàn chọn chủ đề, nội dung, phương pháp, hình thức thích hợp, bám sát tình hình, cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật mới ban hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tuyên truyền, phổ biến với nội dung được chọn lọc có trọng tâm, sát với các đối tượng thanh niên và gắn với hoạt động kỷ niệm, hưởng ứng các ngày lễ lớn, các đợt cao điểm như: Tháng Thanh niên (tháng 3), Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè (tháng 6,7,8), Tháng cao điểm phòng, chống ma túy (tháng 6), Tháng an toàn giao thông (tháng 9)…; tập trung tuyên truyền các văn bản luật liên quan trực tiếp đến thanh niên như: tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự vào dịp thanh niên đăng ký, khám tuyển và lên đường nhập ngũ, hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển quân, không để xảy ra tình trạng thanh niên trốn lệnh khám nghĩa vụ quân sự, đảo ngũ; tuyên truyền Luật Thanh niên, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khiếu nại, tố cáo, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự... Một số pháp lệnh và nghị định quan trọng cũng được tuyên truyền, phổ biến kịp thời như: Pháp lệnh Dân quân tự vệ, Pháp lệnh Dân số, Pháp lệnh về Phòng, chống bão lụt; Nghị định 87/CP và 88/CP trên lĩnh vực văn hóa và phòng, chống tệ nạn xã hội. Phối hợp với các nhà trường tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, buôn bán phụ nữ và trẻ
em, phòng, chống buôn bán, vận chuyển ma tuý, phòng, chống mại dâm, HIV/AIDS, phòng, chống buôn bán phụ nữ trẻ em và khai thác tình dục trẻ em… trong các hoạt động ngoại khoá, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, chi hội, các buổi tọa đàm thanh niên, thu hút hàng vạn lượt đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia.