- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội ; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân
3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các đội thanh niên xung kích tuyên truyền pháp luật của Đoàn
các đội thanh niên xung kích tuyên truyền pháp luật của Đoàn
Theo số liệu thống kê của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhiệm 2007 – 2012, các cấp bộ Đoàn đã duy trì 34.001 báo cáo viên cấp tỉnh, 266.474 báo cáo viên cấp huyện, 59.059 đội tuyên truyền thanh niên, Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các đội thanh niên xung kích tuyên truyền pháp luật của Đoàn chính là những hạt nhân nòng cốt, là cầu nối đưa pháp luật đến với đoàn viên, thanh niên. Vì vậy, cần quan tâm xây dựng lực lượng này để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Cần xác định rõ nhiệm vụ của báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn là tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nghị quyết của Đoàn đến thanh niên. Đồng thời, tuyên truyền, giới thiệu những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, các phong trào hành động cách mạng của Đoàn; giúp các cấp bộ Đoàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần định hướng, giáo dục đạo đức, lối sống, nắm bắt và phản ánh tình hình dư luận, tư tưởng, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên và nhân dân, tham mưu định hướng thông tin, dư luận, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch… Tuy nhiên, hiện nay số báo cáo viên còn rất hạn chế, trong khi đầu mối trực thuộc lớn nên khó đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Thực tế cho thấy, Đoàn cấp tỉnh cần ít nhất là 30 người, được tập huấn, bồi dưỡng định kỳ thường xuyên, mới có thể đảm nhận tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo
dục pháp luật trên địa bàn; quan tâm bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của tổ chức Đoàn là người tại chỗ, hiểu được phong tục, tập quán, nói được tiếng dân tộc thiểu số, giúp chuyển tải thông tin pháp luật đến với thanh niên và nhân dân thuận lợi hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
Các đội thanh niên xung kích tuyên truyền pháp luật có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền cho thanh niên về nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cần chú trọng đưa các nội dung này vào sinh hoạt thường kỳ của các chi đoàn, chi hội thanh niên; tăng cường cấp phát tờ rơi, xây dựng và biểu diễn các chương trình văn hoá, văn nghệ, tuyên truyền lồng ghép nội dung phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu nhi; cần đặc biệt chú trọng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt và các mô hình hoạt động có hiệu quả trong các phong trào hành động của Đoàn; quản lý, giúp đỡ các đối tượng thanh niên chậm tiến, thanh niên sau cai nghiện, sau cải tạo về hoà nhập cộng đồng, trở thành những người có ích cho xã hội.
Thời gian tới, các cấp bộ Đoàn cần tiếp tục đẩy mạnh việc thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của các đội hình thanh niên xung kích tuyên truyền pháp luật, nhất là pháp luật về dân số, sức khoẻ, môi trường trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, Tháng Thanh niên hằng năm; tổ chức các hoạt động "Ngày chủ nhật xanh", "Ngày thứ bảy tình nguyện"; tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng..., góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng hành động tích cực, tự giác của tuổi trẻ đối với các vấn đề đặt ra của cộng đồng xã hội. Phấn đấu mỗi Đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động từ 1 - 2 mô hình đội thanh niên xung kích tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh niên.