Phi tội phạm hóa một số tội liên quan đến các hành vi đánh bạc và cá cƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 131 - 136)

VÀ PHI TỘI PHẠM HĨA TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH ĐÓ

3.3.3. Phi tội phạm hóa một số tội liên quan đến các hành vi đánh bạc và cá cƣợc

bạc và cá cƣợc

Để phòng, chống tiêu cực trong lĩnh vực bóng đá, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm trật tự xã hội (C14 - Bộ Cơng an) có kế hoạch trình Chính phủ đề án đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc, Bộ Công an đề xuất việc xây dựng các trung tâm cá cược bóng đá cơng khai vì ở VN, nhu cầu cá cược rất lớn, nên cần phải có hình thức tổ chức cá cược trong bóng đá một cách hợp pháp và nếu thành công, sẽ thu về khoản tiền rất lớn số tiền lợi nhuận này sau đó sẽ được đem đầu tư lại cho mơn bóng đá và các mơn thể thao khác.

Đây là hình thức hầu hết các nước đã làm và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cá cược bóng đá hợp pháp là một phần khơng thể thiếu của đời sống bóng đá và nên có. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức phức tạp, cần phải có sự hiệp sức của nhiều bộ, ngành dưới sự giám sát của Chính phủ.

Công ty cá cược thể thao Singapore Pools (một trong những công ty cá cược hàng đầu thế giới), sau khi tìm hiểu kỹ hệ thống thi đấu của bóng đá VN đã khẳng định nếu quản lý tốt, VN sẽ thu được lợi nhiều hơn Singapore từ việc cá cược bóng đá. Được biết, lợi nhuận hằng năm mà LĐBĐ Singapore thu được từ hoạt động cá cược lên đến gần 200 triệu đô la Singapore.

Trước tình hình người tham gia cá cược bất hợp pháp ngày càng nhiều ở VN, chủ yếu là cá độ bóng đá quốc tế, đại tá Hồ Sỹ Tiến - Phó cục trưởng C14 cho biết, chỉ riêng xổ số kiến thiết miền Bắc mỗi năm nộp cho ngân sách nhà nước 1.000 tỉ đồng và nếu thành lập được trung tâm cá cược tại VN - một

hình thức xổ số bóng đá cơng khai thì lợi nhuận sẽ rất lớn. Việc tổ chức cá cược thể thao sẽ giúp VN ngăn chặn và giám sát hiệu quả nạn cá độ bất hợp pháp. Tình hình cá độ bóng đá bất hợp pháp ở VN diễn biến rất phức tạp, chủ yếu các đối tượng sử dụng công nghệ cao, cá độ ở trên mạng nên rất khó phát hiện. Mặc dù Bộ Cơng an đã có Cục Điều tra cơng nghệ cao nhưng việc truy bắt tận gốc vẫn rất khó khăn. Để ngăn chặn nạn cờ bạc, trong đó có cá độ bóng đá bất hợp pháp, một trong những biện pháp hữu hiệu là có trung tâm cá cược hợp pháp ngay trong nước.

Cá cược trên mạng ngày càng phổ biến và ở VN đã có rất nhiều hãng cá cược xuất hiện. Thực ra, vì nhiều hãng cá cược lớn đã thấy tiềm năng cá cược từ VN, cũng như từ Thái Lan, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác ở châu Á, nên quyết định tấn công dồn dập vào thị trường tiềm năng này. Do đó, cần có sự kiểm sốt chặt chẽ việc cá cược để ngăn chặn tiêu cực, chứ không thể để tiền bị thất thốt ra các hãng cá cược nước ngồi như thế.

KẾT LUẬN

Lựa chọn đề tài “Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999”, tác giả hướng tới mục đích nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng tội phạm của Việt Nam trong những năm từ 1999 đến năm 2009 và xu hướng tội phạm trong thời gian tới để làm cơ sở cho việc kiến nghị, đề xuất về TPH và PTPH trong thời gian tới. Với thời gian nghiên cứu hạn chế và giới hạn cho phép của một luận văn, tác giả đã đạt được một số kết quả khiêm tốn sau:

1. Phân tích được khái niệm, sự cần thiết, vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của chính sách hình sự về TPH và PTPH trong q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật nước ta trong thời gian qua đồng thời nêu lên được các số liệu, nhận xét đánh giá, nguyên nhân của tình hình tội phạm của nước ta trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2009. Thực hiện chính sách hình sự liên quan đến TPH và PTPH là thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật Việt Nam trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền con người và xây dựng một nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân.

2. Thống kê, hệ thống các loại tội phạm và các hành vi cụ thể được TPH và PTPH và phân tích được mức độ TPH và PTPH của từng tội danh cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 1999 qua đó rút ra được đường lối đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật đó là:

- Chỉ quy định trách nhiệm hình sự, dùng pháp luật hình sự để đấu tranh, phòng, chống đối với những tội phạm mà các biện pháp khác như giáo dục, thuyết phục khơng có hiệu lực và hiệu quả;

- Cần quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm kéo dài mà tính chất và mức độ nguy hiểm không lớn nhưng các biện pháp khác như xử phạt hành chính, kỷ luật đã khơng cịn tác dụng và các hành vi này có nguy cơ trở thành thói quen và hành vi nguy hiểm cho xã hội;

- Đối một số lĩnh vực, hiện tượng mới phát sinh trong đời sống mà các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa còn thiếu và yêu thì việc sử dụng trách nhiệm hình sự cần thận trọng và áp dụng dần dần bằng các biện pháp xử lý nhẹ hơn.

3. Luận văn đã phần nào vẽ lại được bức tranh tổng thể về tình hình tội phạm của Việt Nam trong thời đại hội nhập và xu hướng phát triển của tội phạm trong thời gian tới tại Việt Nam để từng bước đưa ra những kiến nghị, giải pháp ngăn chặn tình hình gia tăng của tội phạm bằng các biện pháp cấp thiết, phù hợp kết hợp giữa giáo dục với vận động ý thức tuân thủ pháp luật của người dân; kết hợp giữa ngăn chặn và phòng ngừa đối với những loại tội phạm manh nha phát triển do lợi dụng kẽ hở của pháp luật; kết hợp giữa tính pháp chế nghiêm khắc và tinh thần nhân đạo truyền thống của dân tộc Việt Nam trong quá trình giáo giục những người phạm tội từng bước đưa họ tái hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được , luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cơ giáo và bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn GS- TSKH Đào Trí Úc đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt quá trình tác giả viết luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong bộ mơn Tư pháp Hình sự - Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền thụ, giúp đỡ, cung cấp cho tác giả những kiến thức khoa học, những nhận định và những tài liệu quý để làm cơ sở cho sự thành công của luận văn. Xin cảm ơn tồn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian, động viên về tinh thần giúp tơi hồn thiện luận văn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)