TÌNH HÌNH TỘI PHẠ MỞ NƢỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 86 - 90)

VÀ PHI TỘI PHẠM HĨA TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH ĐÓ

3.1.TÌNH HÌNH TỘI PHẠ MỞ NƢỚC TA HIỆN NAY

Có thể thấy, hoạt động của tội phạm có tổ chức tuy khơng cịn công khai, trắng trợn, lộng hành như trước nhưng vẫn diễn biến phức tạp, có sự móc nối giữa các băng nhóm, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều địa phương. Các loại tội phạm hình sự nguy hiểm như hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên... còn xảy ra ở nhiều nơi.

Bảng 3.1:

Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội từ năm 1999 đến 2005

Năm Tổng số vụ phát hiện Kết quả điều tra Số đối

tƣợng bị bắt

Số vụ So sánh (%) Số vụ Tỷ lệ (%)

1999 62.742 -5,04 34.452 56,81 45.550

2001 55.533 + 3,8 31.472 56,67 35.418

2002 53.644 - 3,4 29.790 55,53 36.281

2003 49.270 - 8,15 30.759 62,42 35.233

2004 47.477 - 5,6 28.640 60,32 34.748

2005 49.252 + 2.3 29.541 65,21 35.156

(Nguồn: Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an năm 2006) Tội phạm hình sự xảy ra chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, cụm các tỉnh Đông Bắc, miền Đông và Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và dọc tuyến quốc lộ 1A.

Tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Một số loại tội phạm như: tội phạm sử dụng công nghệ thông tin, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngồi... tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Đối tượng có tiền án phạm tội tuy giảm, song phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi và thiệt hại gây ra ngày càng lớn.

Tệ nạn tham nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi và đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hố, xã hội, nơng nghiệp nông thôn, các ngành kinh tế trọng điểm, các cơ quan bảo vệ pháp luật... gây bất bình trong dư luận xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, cản trở việc thực hiện hiệu quả NQ 09/CP và CTQG phòng chống tội phạm trong những năm qua. Một số vụ án tham nhũng đã phát hiện xử lý không nghiêm minh hoặc để kéo dài. Một số chủ trương, biện pháp phòng chống tham nhũng chưa được thực hiện kiên quyết, triệt để. Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, tội phạm về ma tuý và các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp. Công tác đấu tranh ngăn chặn nguồn ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam đạt hiệu quả thấp.

- Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (tội phạm kinh tế)

Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong thời gian qua đã xảy ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước. Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 1999 đến năm 2005 đã phát hiện 70.776 vụ án thuộc loại tội phạm này, trung bình mỗi năm xảy ra 11.796 vụ án, gây thiệt hại 6.933.575 triệu đồng.

Bảng 3.2:

Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (tội phạm kinh tế) Năm Tổng số vụ Xâm phạm sở hữu XHCN Chiếm tỷ lệ (%) Thiệt hại (triệu đồng) Phạm tội kinh tế khác Chiếm tỷ lệ (%) Thiệt hại (triệu đồng) 1999 14.117 1.669 11.9 1.068.405 12.448 88.1 432.406 2000 11.851 1.390 11.7 575.851 10.461 88.3 152.432 2001 12.646 1.420 11.2 607.257 11.226 88.8 272.269 2002 14.778 1439 9.73 1.143.796 13.349 90.67 244.657 2003 9.437 785 8.32 881.218 8.652 91.68 307.854 2004 7.937 802 10.10 943.627 7.135 89.90 312.803 2005 8.125 902 10.12 987.526 7.925 90.1 421.908 (Nguồn: Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an năm 2006) Từ thực tế qua thời gian triển khai thực hiện NQ 09/CP và CTQG phòng chống tội phạm của Chính phủ có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Cơng tác phịng chống tội phạm chỉ đạt hiệu quả cao khi phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò tham mưu, hướng dẫn và nịng cốt thực hiện của lực lượng cơng an và sự ủng hộ, tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cùng

các tầng lớp nhân dân. Bám sát mục tiêu, chỉ đạo quyết tâm, thống nhất và sử dụng sức mạnh, biện pháp đồng bộ, tổng hợp, tạo khí thế mạnh mẽ trong phịng chống tội phạm.

Cơng tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện có vai trị rất quan trọng, được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng loại đối tượng và địa bàn cụ thể; phát huy tối đa ưu thế của các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin nội bộ và vai trị của các đồn thể quần chúng trong tun truyền vận động toàn dân tích cực tham gia thực hiện.

Lực lượng Cơng an phải xây dựng thế trận phòng chống tội phạm,làm tốt chức năng thường trực, tham mưu, hướng dẫn thực hiện NQ 09/CP, CTQG phòng chống tội phạm vừa là lực lượng nịng cốt, xung kích trong tấn cơng trấn áp tội phạm, đồng thời phải làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên các lĩnh vực, thì cơng tác phịng, chống tội phạm mới đạt hiệu quả cao.

Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chun mơn. Phịng ngừa phải đi đôi với đấu tranh, trấn áp mạnh mẽ, xử lý nghiêm minh tội phạm theo phương châm phòng ngừa là cơ bản, xử lý nghiêm minh tội phạm là quan trọng và phải tuân thủ đúng nguyên tắc không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Phát huy tinh thần làm chủ và vai trò to lớn của nhân dân trong phòng, chống tội phạm, nhất là trong phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hoá, giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư; coi trọng vai trò của gia đình, nhà trường, các đồn thể quần chúng, phát huy tính tích cực của các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Thường xuyên sơ kết, tổng kết, phát hiện nhân rộng những mơ hình, điển hình tiên tiến; kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc, trong phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

Tại từng địa bàn, địa phương cụ thể việc chọn vấn đề đột phá và điểm đột phá là rất quan trọng; qua đó tập trung chỉ đạo giải quyết cho được những vấn đề bức xúc nổi lên tạo sự chuyển biến làm tiền đề cho các hoạt động phòng chống tội phạm ở cơ sở.

Việc triển khai thực hiện NQ 09/CP, CTQG phòng chống tội phạm phải lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội khác thì mới đạt hiệu quả cao, đặc biệt là với Chương trình hành động phịng, chống ma tuý, Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, Chương trình phịng, chống tệ nạn xã hội, Chương trình xố đói giảm nghè, Chương trình tạo việc làm; hoặc với các hoạt động, các phong trào thiết thực ở địa phương như phong trào 3 giảm (thành phố Hồ Chí Minh), phong trào tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 86 - 90)