Yếu tố văn hóa – lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 39 - 41)

Theo tội phạm học, mơi trường sống có tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách con người, vì vậy mơi trường sống có tác động rất lớn đến tính cách của người phạm tội. Do đó, phẩm chất của cơ cấu xã hội, của các quan hệ xã hội có tính cách quyết định đến việc tội phạm có thể xảy ra hay khơng.

Tội phạm sẽ xảy ra ở những nơi tồn tại các quan hệ tự phát, thiếu kỷ luật, thói ích kỷ, coi thường lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội.

Dưới khía cạnh tội phạm học, một trong những nguyên nhân làm phát triển các tội phạm về án mạng và thương tích là trong tình hình xã hội hiện nay, điều kiện phát triển nhân cách con nguời và điều kiện sống cơ bản, đã dễ dàng làm cho một số người phát sinh trong quan hệ sai trái là coi thường tính mạng và sức khỏe của người khác.

Quan niệm sai trái ấy bắt nguồn từ mơi trường sống và hậu quả của nó là việc phạm tội. Như khơng khí gia đình khơng bình thường, giáo dục gia đình sai trái, trong gia đình có tư tưởng tham lam ích kỷ... Như trong trường học thì kỷ luật khơng nghiêm, dạy chữ và dạy đạo đức tách rời nhau, không quan tâm đến vấn đề giáo dục công dân, không phát huy, không tôn trọng sáng kiến của học sinh... Như trong cơ quan, doanh nghiệp thì kỷ luật lao động lỏng lẻo, thủ trưởng nhiều khuyết điểm, không công bằng, không dân chủ trong tập thể lao động... Trong xã hội thì phát hiện xử lý vi phạm khơng kịp thời, khơng nghiêm minh... Những mặt tích cực này đều là nguyên nhân, là điều kiện, là môi trường làm phát sinh tội phạm.

Nhu cầu là những địi hỏi cần có của con người, của từng cá nhân, của một nhóm người hay của tồn xã hội, giúp cho con người tồn tại và phát triển không ngừng. Nhu cầu là kết quả của sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh bên ngoài với trạng thái riêng của chủ thể. Nhu cầu sau khi nảy sinh sẽ trở thành động lực thúc đẩy con người hành động nhằm tìm phương tiện thoả mãn nhu cầu. Cái thoả mãn nhu cầu, đối với chủ thể hành động chính là lợi ích. Lợi ích là khâu trực tiếp hình thành nên động cơ tư tưởng thúc đẩy con người hành động.

Nhu cầu càng lớn thì sự hấp dẫn của chủ thể đối với lợi ích càng lớn, do đó, động cơ tư tưởng thúc đẩy hành động của con người càng mạnh

mẽ. C.Mác cũng đã nhận xét:”Tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ”.

Việc tội phạm hố và phi tội phạm hóa những hành vi nào đó cần phải được kết hợp một cách hài hoà với các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc, các di sản pháp lý tốt mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.

Việc tội phạm hoá hoặc phi tội phạm hóa những hành vi nào đó cần phải phù hợp với mặt bằng của trình độ dân trí nói chung, cũng như với trình độ văn hóa pháp lý nói riêng của nhân dân ta.

Việc tội phạm hoá hoặc phi tội phạm hoá những hành vi nào đó cần phải tương xứng với ý thức pháp luật của đại đa số thành viên trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 39 - 41)