Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM
1.4. Phân loại tội phạm trong pháp luật hình sự một số nước và kinh nghiệm cho
1.4.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua việc nghiên cứu cách phân loại tội phạm của một số các quốc gia như: CHLB Đức, Liên Bang Nga, Thụy Điển... ta thấy việc phân loại tội phạm hiện nay của BLHS Việt Nam đã học hỏi những tinh hoa của các BLHS các quốc gia. Theo pháp luật hình sự Việt Nam tội phạm nào cũng đều có đặc điểm chung như có tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, trái pháp luật hình sự nhưng những hành vi phạm tội cụ thể không những có sự khác nhau về nguyên nhân và điều kiện phát sinh, về tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà còn có sự khác nhau ngay ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hậu quả do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng như ở nhiều tình tiết khách quan và chủ quan khác. Chính do sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cá thể hóa TNHS được đặt ra và được coi là một nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc không chỉ có ý nghĩa khi áp dụng luật hình sự mà đòi hỏi trước hết phải có sự phân hóa TNHS ngay trong luật và đó là cơ sở để có thể cá thể hóa TNHS trong thực tiễn áp dụng luật. Phân hóa TNHS trong luật và cá thể hóa TNHS trong áp dụng là hai mặt không tách rời nhau. Phân hóa TNHS trong luật là cơ sở của cá thể hóa TNHS trong áp dụng. Ngược lại, mục đích của phân hóa TNHS trong luật cũng chính nhằm để cá thể hóa TNHS trong áp dụng. TNHS càng được phân hóa trong luật thì càng tạo điều kiện cho cá thể hóa TNHS trong áp dụng. Với ý nghĩa như vậy, vấn đề phân hóa TNHS đã được đặc biệt quan tâm trong khi xây dựng các BLHS của Việt Nam. Phân loại tội phạm
hóa TNHS và cũng là cơ sở thống nhất cần thiết cho việc xây dựng các chế định, các điều luật nhằm phân hóa TNHS trong phần chung cũng như phần các tội phạm của BLHS.
Thể hiện nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam phân tội phạm thành các nhóm tội phạm khác nhau theo mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội.
Thực ra, việc phân loại tội phạm không phải là vấn đề mới, trái lại, nó đã được thực hiện trong thực tiễn áp dụng luật hình sự nước ta trước khi có Bộ luật Hình sự năm 1985. Pháp luật hình sự của nhiều nựớc trên thế giới cũng quy định việc phân loại tội phạm. Tuy vậy, do những đặc điểm riêng của mỗi nước, mỗi thời kì, trình độ lập pháp, chính sách hình sự... nên có các cách phân loại tội phạm khác nhau. Ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nhà làm luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chia tội phạm ra bốn loại: Các tội không nguy hiểm lớn cho xã hội; các tội ít nghiêm trọng; các tội nghiêm trọng; các tội đặc biệt nghiêm trọng. Ở Pháp, Bộ luật Hình sự năm 1992 chia tội phạm thành ba loại; Tội đại hình (tội có mức hình phạt cao nhất đến tù chung thân); tội tiểu hình (tội có mức phạt cao nhất đến 10 năm tù); tội vi cảnh (tội chỉ bị áp dụng các hình phạt vi cảnh).
Tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự của Nhà nước ta rất đa dạng, phức tạp, xâm phạm, đến các lĩnh vực khác nhau. Xuất phát từ yêu cầu phân loại tội phạm là sự cần thiết vì: Để sắp xếp, hệ thống hóa các tội phạm trong Bộ luật Hình sự theo từng chương, bảo đảm tính khoa học, thuận lợi cho công tác nghiên cứu và áp dụng. Đồng thời, để xác định tội phạm theo tính chất và mức độ nguy hiểm, từ đó quy định hình phạt và áp dụng hình phạt.
Ngoài ra, nhằm áp dụng biện pháp ngăn chặn do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Và nhất là xác định thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn xóa án tích cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của các tội phạm cụ thể..
Chương 2
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ