Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM
2.1. Phân loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự 2015
2.1.2. Thể hiện của phân loại tội phạm trong các chế định phần chung
2.1.2.1. Thể hiện trong đường lối xử lý chung
- Thể hiện trong đường lối xử lý chung
Nguyên tắc mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật không loại trừ việc xử lý tội phạm phải có sự phân hoá vì các trường hợp phạm tội đều có sự khác
nhau ở nhiều khía cạnh. Đây là một nguyên tắc khác của luật hình sự – Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự. Trong xây dựng luật, nguyên tắc này được thể hiện trực tiếp ở nhiều nhóm điều luật khác nhau của BLHS. Tuy nhiên, trong chính sách xử lý tội phạm, nguyên tắc phân hoá này được thể hiện ở chỗ phải có sự phân biệt trong xử lý đối với những đối tượng phạm tội khác nhau – có đối tượng phải nghiêm trị và có đối tượng cần phải được khoan hồng. BLHS hiện hành xác định đối tượng phải bị nghiêm trị là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng2; còn đối tượng cần được khoan hồng là người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra3.
Như vậy, phân tích đường lối xử lý chung cho thấy, những người cần nghiêm trị là tội phạm
- Thể hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự - Thể hiện trong điều kiện miễn trách nhiệm hình sự...
- Thể hiện trong đường lối xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội (tuổi, chính sách xử lý,...)
2.1.2.2. Thể hiện trong chế định tội phạm
Ngoài quy định về phân loại tội phạm, ở vai trò là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, là căn cứ pháp lý để định tội, từ trước đến nay cấu thành tội phạm (CTTP) luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu. Theo quan điểm phổ biến hiện nay, CTTP được hiểu là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Mặc dù có cùng bản chất pháp lý như vậy nhưng trong các đạo luật hình sự, CTTP lại được xây dựng dưới nhiều dạng khác nhau. Sự khác biệt của chúng đòi hỏi thực hiện việc phân loại một cách hợp lý, khoa học. Cho đến nay, CTTP được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh, đặc điểm cấu
trúc của CTTP hay cách thức được nhà làm luật sử dụng quy định CTTP trong luật hình sự. Việc phân loại CTTP hay cụ thể hơn là việc xác định đúng loại cấu thành tội phạm (đặc biệt là đối với việc phân loại theo hai tiêu chí đầu) có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề trách nhiệm hình sự của những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Trong nhiều trường hợp, việc xác định đúng loại CTTP cho phép chúng ta phân biệt những hành vi là tội phạm với những hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm, xác định nhanh chóng, chính xác giai đoạn thực hiện tội phạm và hình thức lỗi của tội phạm. Những hoạt động này lại chính là cơ sở của việc xác định đúng trách nhiệm hình sự của những người liên quan. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này chúng tôi phân tích làm sáng tỏ hơn vấn đề phân loại cấu thành tội phạm, từ đó chỉ ra một cách khái quát một số nội dung về cơ sở lý luận cho việc xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp tương ứng.
Trước hết, theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm (CTTP) phản ánh, CTTP được phân loại thành CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ. Trong mối quan hệ này, CTTP cơ bản bao gồm những dấu hiệu đặc trưng có ở mọi trường hợp phạm tội của loại tội nhất định thể hiện tính nguy hiểm của loại tội đó và cho phép phân biệt loại tội phạm này với loại tội phạm khác. CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ được xây dựng dựa trên cơ sở CTTP cơ bản. Vì vậy, chúng bao gồm cả những dấu hiệu của CTTP cơ bản và những dấu hiệu bổ sung phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên (CTTP tăng nặng) hoặc giảm đi (CTTP giảm nhẹ) của mỗi loại tội phạm. Như vậy, có thể khẳng định rằng mọi CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ đều phải có đầy đủ các dấu hiệu của CTTP cơ bản. Nói cách khác, tất cả những trường hợp không thoả mãn CTTP cơ bản của một loại tội phạm nhất định thì dù có những dấu hiệu làm cho tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên (tình tiết định khung tăng nặng) hay giảm đi (tình tiết định khung giảm nhẹ) cũng không thể thoả mãn CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ của loại tội đó. Trường hợp này hành vi được thực hiện có thể không phải là tội phạm hoặc là một tội phạm khác (nếu thoả mãn dấu hiệu cấu thành của loại tội phạm khác). Ví
dụ: Trường hợp lần đầu tiên lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới 500.000đ (không thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng) không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến ranh giới giữa CTTP cơ bản và CTTP tăng nặng tôi muốn đề cập trường hợp thực tiễn hiện nay vẫn còn gây tranh cãi xung quanh việc xác định loại CTTP để áp dụng. Đây là trường hợp đặt ra đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý mà CTTP cơ bản có quy định cụ thể tình tiết định lượng và đồng thời cũng quy định những trường hợp mặc dù không thoả mãn tình tiết định lượng nhưng lại thoả mãn tình tiết khác là đã bị kết án về những tội nhất định, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, mặt khác trong CTTP tăng nặng lại có tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm”, ví dụ: CTTP tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS). Vấn đề cần xác định ở đây là nếu người thực hiện hành vi quy định trong CTTP cơ bản không thoả mãn tình tiết định lượng nhưng trước đó đã thuộc trường hợp tái phạm ở một tội theo điều luật quy định, chưa được xoá án tích thì sẽ xử lý theo CTTP cơ bản hay theo CTTP tăng nặng? Trên thực tế một số cơ quan tư pháp hướng dẫn các cơ quan cấp dưới xử lý những trường hợp này theo CTTP tăng nặng. Theo quan điểm của chúng tôi, trường hợp này sẽ không thể thoả mãn CTTP cơ bản nếu không cộng với tình tiết đã bị kết án (dù thuộc trường hợp tái phạm hay trường hợp thông thường), đây là tình tiết để hành vi vi phạm trở thành hành vi phạm tội còn tình tiết đã tái phạm chỉ được sử dụng để chuyển hoá thành tái phạm nguy hiểm nếu hành vi trên tự thân nó đã đủ để cấu thành tội phạm. Như vậy, thực chất đây là trường hợp chỉ đáp ứng được các yêu cầu của CTTP cơ bản mà không có thêm tình tiết nào để có thể chuyển sang CTTP tăng nặng.
Với vai trò là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, là căn cứ pháp lý để định tội, từ trước đến nay CTTP luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu. Theo quan điểm phổ biến hiện nay, CTTP được hiểu là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Mặc dù có cùng bản chất pháp lý như vậy nhưng trong các đạo luật hình sự, CTTP lại được xây dựng dưới nhiều dạng khác nhau. Sự khác biệt của chúng đòi hỏi thực hiện việc
phân loại một cách hợp lý, khoa học. Cho đến nay, CTTP được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh, đặc điểm cấu trúc của CTTP hay cách thức được nhà làm luật sử dụng quy định CTTP trong luật hình sự. Việc phân loại CTTP hay cụ thể hơn là việc xác định đúng loại cấu thành tội phạm (đặc biệt là đối với việc phân loại theo hai tiêu chí đầu) có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề trách nhiệm hình sự của những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Trong nhiều trường hợp, việc xác định đúng loại CTTP cho phép chúng ta phân biệt những hành vi là tội phạm với những hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm, xác định nhanh chóng, chính xác giai đoạn thực hiện tội phạm và hình thức lỗi của tội phạm. Những hoạt động này lại chính là cơ sở của việc xác định đúng trách nhiệm hình sự của những người liên quan. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này phân tích làm sáng tỏ hơn vấn đề phân loại CTTP, từ đó chỉ ra một cách khái quát một số nội dung về cơ sở lý luận cho việc xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp tương ứng.
2.1.2.3. Thể hiện trong chế định hình phạt
Phân loại tội phạm thể hiện trong chế định hình phạt ở các nội dung sau: - Trong điều kiện áp dụng các loại hình phạt
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. (Điều 34 BLHS)
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây: + Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
+ Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định. (Khoản 1 Điều 35 BLHS)
Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang
có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội (Khoản 1 Điều 36 BLHS).
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình (Điều 39 BLHS)
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định (Khoản 1 Điều 40 BLHS)
Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định (Điều 45 BLHS)
- Trong điều kiện miễn trách nhiệm hình sự
Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự (khoản 3 Điều 29 BLHS). Đây là một trong những căn cứ để người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
- Trong căn cứ quyết định hình phạt
Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó, khi quyết định hình phạt cho người phạm tội thì sẽ căn cứ vào việc tội phạm thuộc loại tội phạm nào để đưa ra mức hình phạt phù hợp, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Trong quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau (Điều 27 BLHS):
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; + 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; + 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ví dụ: Ngày 15/5/2010 A thực hiện hành vị trộm cắp tài sản 5.000.000 đồng thuộc Khoản 1 Điều 173 BLHS thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm tù hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Như vậy, hành vi trộm cắp của A là tội phạm ít nghiêm trọng nên thời hiệu truy cứu TNHS là 05 năm kể từ ngày 15/5/2010. Kể từ ngày thực hiện hành vi cho đến 05 năm sau nếu A vẫn chưa bị truy cứu TNHS thì A sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa vì đã hết thời hiệu.
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật Hình sự đối với các tội phạm sau đây (Điều 28 BLHS năm 2015):
+ Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này; + Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
+ Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
- Trong điều kiện và biện pháp xoá án tích
Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích (Khoản 2 Điều 69 BLHS)
Để có thể đạt được mục đích giáo dục chung chính sách xử lý tội phạm đòi hỏi phải phát hiện kịp thời mọi hành vi phạm tội và nhanh chóng xử lý nghiêm minh. Xử lý nghiêm minh không chỉ là đòi hỏi của mục đích giáo dục chung mà cũng là đòi hỏi của mục đích giáo dục riêng. Xử lý nghiêm minh đòi hỏi phải là xử lý đúng luật, bao gồm định tội danh đúng luật, xác định khung hình phạt đúng luật và xác định hình phạt cụ thể đúng luật. Để có cơ sở cho việc xử lý tội phạm được nghiêm minh BLHS đã quy định tương đối cụ thể và rõ ràng các vấn đề về tội phạm và hình phạt. Trong đó có quy định về các căn cứ quyết định hình phạt: “Khi quyết định
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự” (Điều 50 BLHS). Theo đó việc xử lý tội phạm đòi hỏi hình phạt được tuyên phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và phù hợp với nhân thân người phạm tội mà trước hết là phù hợp với khả năng giáo dục của họ.
Mục đích giáo dục của việc xử lý tội phạm đòi hỏi việc xử lý tội phạm phải có tính nhân đạo. Tính nhân đạo này trước hết phải được thể hiện trong luật, ở nội dung, phạm vi và điều kiện áp dụng các loại hình phạt trong hệ thống hình phạt cũng như ở nội dung các quy định về quyết định hình phạt, về việc chấp hành hình phạt. Đồng thời tính nhân đạo trong xử lý tội phạm cũng đòi hỏi các cơ quan áp dụng luật để xử lý tội phạm cũng như các cơ quan thực hiện việc thi hành án cũng phải xuất phát và dựa trên tư tưởng nhân đạo.
Trong BLHS hiện hành, tính nhân đạo của chính sách xử lý tội phạm đã được thể hiện việc phân loại tội phạm cụ thể:
- Hệ thống hình phạt được quy định không chỉ có hình phạt tước tự do mà có nhiều hình phạt chính là hình phạt không tước tự do (cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền) và những hình phạt này được quy định cho các tội phạm cụ thể với phạm vi rộng hơn. Tính nhân đạo của chính sách xử lý tội phạm còn được thể hiện trong các quy định riêng cho những đối tượng đặc biệt là người chưa thành niên, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, người già. Cụ thể: Không áp dụng hình phạt tù