Kinh nghiệm pháp lý của một số nƣớc về nghĩa vụ của ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 33 - 54)

quản lý công ty và gợi mở cho Việt Nam

Hệ thống pháp luật Anh quy định các nghĩa vụ chủ yếu của người quản lý công ty trong Luật công ty năm 2006 (Companies Act 2006). Đạo luật này pháp điển hóa và cập nhật những nghĩa vụ của người quản lý công ty vốn đã tồn tại trước năm 2006 tại Anh dưới nhiều hình thức khác nhau như án lệ, các quy định riêng lẻ trong các đạo luật khác nhau, luật công bình … Đạo luật yêu cầu những người quản lý công ty, trong số các nhiệm vụ của mình, phải quan tâm đến các yếu tố nâng cao giá trị của cổ đông (nguyên bản tiếng Anh “enlightened shareholder value”). Chúng bao gồm lợi ích của người lao động, sự cần thiết phải đối xử công bằng giữa các thành viên và tác động của các hoạt động của công ty tới môi trường. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng những nghĩa vụ này phải được giải thích dựa trên cơ sở các án lệ cũ mà vẫn giữ được tính liên quan. Những nghĩa vụ luật định này cũng không thể bị nhìn nhận một cách riêng biệt bởi vì những người quản lý công ty còn chịu sự điều chỉnh của nhiều quy tắc, quy phạm khác, ví dụ như Luật phá sản 1986, Luật về loại bỏ người quản lý công ty 1986 và Luật sức khỏe và an toàn lao động 1974 8, tr. 176].

Những nghĩa vụ có tính chất căn bản được pháp điển hóa trong đạo luật này bao gồm 7 nhóm sau:

- Hành động phù hợp với thẩm quyền;

- Thúc đẩy sự thành công của công ty vì lợi ích của các thành viên, đồng thời quan tâm đến các vấn đề được đề cập như là các yếu tố nâng cao giá trị của cổ đông;

- Đưa ra những phán quyết độc lập;

- Có sự quan tâm, kỹ năng và sự cẩn trọng hợp lý; - Không nhận các lợi ích từ bên thứ ba; và

- Công khai các lợi ích trong các giao dịch với công ty được đề xuất. Cách phân nhóm và gọi tên có thể có những khác biệt giữa pháp luật Anh Quốc và pháp luật Hoa Kỳ, Úc hay các quốc gia theo hệ thống thông luật khác [12, tr. 232], tuy nhiên, về bản chất, những nội dung này là tương đồng, bởi lẽ những giá trị được xem như chuẩn mực đạo đức của người quản lý công ty này, ban đầu chỉ có tính chất định tính nhưng theo thời gian, ngày càng được minh chứng rõ ràng thông qua các án lệ và những quy tắc hình thành từ án lệ (Ví dụ như quy tắc phán đoán trong kinh doanh, học thuyết về cơ hội kinh doanh thuộc về công ty …).

Ở đây cũng cần nói thêm về căn nguyên của sự ra đời các quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty. Có hai lí do trọng yếu, thứ nhất, những người quản lý công ty được xem như những người đại diện cho chủ sở hữu của công ty (cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty TNHH MTV …), mối quan hệ này không chỉ mang lại quyền mà cũng có thể tạo lập những nghĩa vụ cho chủ ủy, chính vì thế, người quản lý nếu không có đủ những tiêu chuẩn cần thiết thì hoàn toàn có thể tạo ra thua lỗ, mất tài sản đầu tư. Thứ hai, bản chất tự nhiên của người đại diện yêu cầu họ phải có những sự tự do nhất định trong thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền, phạm vi này càng rộng hơn trong kinh doanh khi sự linh hoạt, nhanh nhạy là yếu tố tối cần thiết để tạo ra lợi nhuận, từ đó, người quản lý công ty có rất nhiều cơ hội để tư lợi cho bản thân hoặc những người mà họ mong muốn. Bởi thế, pháp luật công ty các nước đều cần có quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý công ty mà những nghĩa vụ như cẩn trọng và trung thành là không thể thiếu.

* Fiduciary duties: nghĩa vụ mẫn cán, trung thực là bản chất của nghĩa vụ của người quản lý công ty.

Theo thẩm phán Frankfurter trong vụ SEC v. Chenery Corp (1947) tại

Hoa Kỳ, việc nói rằng một người có nghĩa vụ mẫn cán trung thực mới chỉ là sự bắt đầu của quá trình phân tích – hay chính là định hướng cho các câu hỏi tiếp theo. Người được thụ hưởng nghĩa vụ đó là ai? Những nghĩa vụ cụ thể nào được bao hàm trong phạm vi mẫn cán trung thực? Người đó đã vi phạm nghĩa vụ đó ở khía cạnh nào? Cũng như hậu quả của vi phạm đó? Nhận định này thường được trích dẫn mở đầu cho nhiều các công trình nghiên cứu về loại nghĩa vụ mẫn cán trung thực nói chung cũng như nghĩa vụ của người quản lý công ty nói riêng, để cho thấy việc xác định rõ ràng thế nào là nghĩa vụ mẫn cán, trung thực là không hề dễ dàng.

Đây không phải là một nghĩa vụ cụ thể (như phải trao vật, trả tiền …) mà là một tập hợp các nghĩa vụ nhất định, hình thành trên một chế định truyền thống của pháp luật công ty ở hệ thống các nước common law. Nghĩa vụ fiduciary của người quản lý công ty đối với công ty cũng giống như các nghĩa vụ mẫn cán, trung thực khác, ví dụ như trong quan hệ đại diện hoặc ủy thác (theo nghĩa của truyền thống common law là trust chứ không giống như quan hệ ủy thác thương mại như trong Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan). Nghĩa vụ này dựa trên nguyên tắc, triết lý sau: nghĩa vụ này yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ một cách tốt nhất, thay vì yêu cầu một kết quả cụ thể. Bất cứ khi nào một người thứ nhất đặt sự tin tưởng vào một người thứ hai và kiến thức của người thứ hai thì rất có thể đã có một mối quan hệ tín thác như vậy đã được xác lập. Mối quan hệ đó sẽ áp đặt lên người thứ hai nghĩa vụ phải hành động vì lợi ích tốt nhất của người thứ nhất. Vì công ty đã được tín thác cho những người quản lý, họ phải thực hiện/thể hiện thiện chí tối đa đối với công ty, trong cả quan hệ kinh doanh với

công ty lẫn khi thay mặt công ty thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, các nghĩa vụ này chỉ áp dụng đối với những gì mà người quản lý công ty nhận được mà không có sự nhất trí của công ty (được hiểu là …) thông qua các cuộc họp của ĐHĐCĐ hoặc HĐTV. Ví dụ, những người quản lý công ty có thể kiếm lợi từ vị trí của họ nhưng họ không được kiếm khoản lợi đó mà không có sự chấp thuận của công ty, hành động thông qua ĐHĐCĐ hoặc HĐTV.

Lưu ý rằng:

- Mặc dù thẩm quyền của những người quản lý để ràng buộc công ty thường yêu cầu họ hành động như một hội đồng (trong HĐQT hoặc HĐTV), nghĩa vụ mẫn cán, trung thực là riêng rẽ, áp dụng đối với từng người quản lý công ty, bất kể người quản lý công ty nào cũng phải hành động vì lợi ích cao nhất của công ty, bất kể hội đồng hoặc những người quản lý khác hành động như thế nào. Vi phạm nghĩa vụ này sẽ dẫn đến trách nhiệm của cá nhân từng người quản lý công ty;

- Nghĩa vụ mẫn cán trung thực là nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với công ty (như một tổng thể tất cả các thành viên, cổ đông) chứ không phải riêng đối với cổ đông nào.

Trong vụ Percival v.Wright (1902) tại Anh, người quản lý công ty đã

mua một số cổ phần từ một thành viên của công ty mà không tiết lộ rằng việc đàm phán đang được thực hiện để bán toàn bộ cổ phần của công ty với một giá cao hơn. Trên thực tế, người quản lý công ty không hề có một giao dịch bán lại nào. Nguyên đơn là thành viên đã bán số cổ phần cho người quản lý công ty đó đã yêu cầu tòa án hủy bỏ giao dịch với những người quản lý công ty vì thông tin về quá trính đàm phán nói trên đã không được tiết lộ. Tuy nhiên, tòa án đã phán quyết rằng giao dịch đó không bị hủy bỏ vì những người quản lý công ty không có nghĩa vụ mẫn cán, trung thực đối với các cổ đông với tư cách cá nhân [12, tr. 241].

Quyết định này đã phải chịu nhiều chỉ trích và những người quản lý có liên quan, ngày nay, có thể bị buộc tội hình sự vì thực hiện giao dịch nội gián trong các trường hợp tương tự liên quan đến chứng khoán niêm yết. Tuy nhiên, trong Percival v. Wright – một giao dịch chứng khoán riêng lẻ thì quyết định này không bị ảnh hưởng bởi các quy định về giao dịch nội gián 8, tr. 327].

Tuy nhiên, có những trường hợp, người quản lý công ty có nghĩa vụ mẫn cán trung thực đối với các chủ nợ của công ty. Ví dụ như trong trường hợp công ty mất khả năng thanh toán hoặc sắp gặp phải khó khăn tài chính nghiêm trọng. Đơn cử như khi công ty đang trong tình trạng phá sản, nếu những người quản lý công ty từ bỏ quyền đòi nợ công ty có đối với công ty khác thì dĩ nhiên, sự từ bỏ này đã làm hại đến công ty (cụ thể hơn là khả năng trả nợ của công ty) và nó sẽ bị xem là vi phạm nghĩa vụ mẫn cán trung thực đối với không chỉ công ty, các cổ đông của công ty mà còn cả với các chủ nợ của công ty. Điều này thực sự có ý nghĩa như thế nào? Nếu chúng ta cho rằng những thiệt hại là do người quản lý công ty gây ra cho công ty, do đó người quản lý phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những tổn thất đó là đủ thì đã bỏ qua một điểm mấu chốt vô cùng quan trọng đảm bảo sự nghiêm minh của quy định này, đó chính là cách thức thi hành/buộc thi hành nghĩa vụ này trên thực tế. Xét trong trường hợp đã nêu, nếu những chủ nợ không phải là đối tượng được thụ hưởng nghĩa vụ mẫn cán, trung thực của những người quản lý công ty thì những chủ nợ sẽ không có tư cách (i) yêu cầu những người quản lý công ty thực hiện những nghĩa vụ này với mình hay (ii) yêu cầu tòa án buộc những người quản lý công ty phải hành động hoặc không hành động vì lợi ích của mình. Hay nói cách khác, không có một mối quan hệ trái vụ (trực tiếp) nào giữa những chủ nợ và những người quản lý công ty để làm cơ sở cho quyền yêu cầu, hậu quả là mọi hành động của những chủ nợ công ty, khi muốn bảo vệ lợi ích của mình đều phải hành động thông qua công ty/hội đồng

chủ nợ, trên cơ sở yêu cầu công ty hoặc Tòa án thực hiện. Như vậy, sẽ dẫn đến khả năng công ty không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, bỏ qua quyền lợi của những chủ nợ nhất định, vì thực chất công ty (hay chính xác hơn là nhóm người nắm quyền điều hành) hay Tòa án cũng đều không có lợi ích gì từ việc ràng buộc thêm trách nhiệm cho những người quản lý công ty. Tóm lại, nếu tồn tại một nghĩa vụ mẫn cán trung thực mà người quản lý công ty phải thực hiện đối với chủ nợ, mối quan hệ nghĩa vụ này sẽ là động cơ và phương thức để những chủ nợ tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình một cách hiệu quả.

Luật Việt Nam dường như chưa có cách thức quy định như đoạn trên vừa đề cập. Soi chiếu vào Luật Phá sản cũ và Luật Phá sản mới đều không tìm thấy quy định nào có tính chất tương tự. Tuy nhiên, nội dung này lại được thể hiện phần nào trong một quy định có thể được xem là độc nhất của Luật Doanh nghiệp, đó là Điều 190, viết chủ nợ có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con. Như vậy, mặc dù chưa thể hiện được nguồn gốc của quyền yêu cầu này là nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với chủ nợ, quy định này cho phép chủ nợ thực hiện quyền yêu cầu chính xác đối với công ty mẹ trong bối cảnh hành động như một người quản lý của công ty con. Tuy còn hạn chế ở phạm vi nhỏ lẻ, quy định này cho thấy pháp luật Việt Nam có thể tiếp thu nguyên lý này, có thể là bằng cách tiếp nhận quy định tương tự như khoản 3, Điều 172 của Luật Công ty 2006 của Anh yêu cầu người quản lý công ty hành động trong một số trường hợp cụ thể phải cân nhắc hoặc hành động vì lợi ích của các chủ nợ của công ty.

Điều 309 Luật Công ty 1985 của Anh quy định rằng những người quản lý công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình có nghĩa vụ coi trọng quyền lợi của người lao động của công ty (nói chung) cũng như lợi ích của

các thành viên/cổ đông của công ty. Quy định này cũng tương tự với Điều 172 Luật Công ty 2006 của Anh khi liệt kê quyền lợi của người lao động như là một trong sáu yếu tố mà người quản lý công ty phải quan tâm cùng lúc với thành công của công ty. Chế định này cũng quy định rằng đối với nghĩa vụ này, những người quản lý công ty phải thực hiện đối với công ty và được thi hành cũng giống như bất kỳ nghĩa vụ mẫn cán, trung thực nào khác mà những người quản lý công ty có với công ty. Mặc dù mối quan hệ giữa những người quản lý công ty với các cổ đông và người lao động là khác nhau, họ có nghĩa vụ coi trọng lợi ích của cả hai nhóm này để hoàn thành nghĩa vụ với công ty như một chỉnh thể [13, tr. 377]. Chính vì thế, pháp luật Anh phải quy định một cách rõ ràng cho phép người quản lý công ty hành động vì lợi ích của người lao động mà không phải lo sợ vi phạm của họ với công ty. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng họ có thể xếp lợi ích của công ty dưới lợi ích của người lao động, VD như kinh doanh lỗ để duy trì việc làm; Mà điều đó có nghĩa rằng quyền lực của các thành viên công ty để phản đối những hoạt động có thể không có lợi cho họ bị hạn chế. VD như một thương vụ mua bán/sáp nhập có thể sẽ phải có những dàn xếp để giảm thiểu sự mất việc làm, với điều kiện là không gây hại quá lớn cho lợi ích tổng thể của công ty.

Có thể dễ dàng nhìn thấy, về mặt quy phạm, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận những từ ngữ như trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, vì lợi ích hợp pháp tối đa của công ty trong các nghĩa vụ của người quản lý công ty. Tuy nhiên, ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy khoảng cách rất lớn về mặt hiệu quả của quy định đó trong pháp luật Anh – Mỹ và pháp luật Việt Nam. Khoảng cách này, có thể nói là do những nguyên nhân sau: thứ nhất, ở Việt Nam nghĩa vụ mẫn cán, trung thực chưa phải là một lý thuyết pháp lý đầy đủ ý nghĩa như trong hệ thống thông luật, nói cách khác, nội hàm của nghĩa vụ này trong pháp luật Việt Nam rất mơ hồ, không thể xác định. Thứ hai, với sự ảnh hưởng lớn của

truyền thống civil law, pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận án lệ. Có thể nói đây chính là nguyên nhân chính duy trì sự mơ hồ liên quan đến bản chất của nghĩa vụ của người quản lý công ty khi thực tiễn xét xử không thể bồi đắp và làm sáng tỏ nội hàm của nghĩa vụ đó.

* Nghĩa vụ sử dụng quyền hạn đúng mục đích được trao.

Nếu những người quản lý công ty sử dụng quyền hạn một cách không trung thực vì những mục đích không phù hợp, ví dụ như kiếm lợi cho bản thân bằng chi phí của công ty, họ sẽ không được xem là hành động thiện chí vì vậy vi phạm nghĩa vụ hành xử thiện chí vì lợi ích của công ty.

Tuy nhiên, nếu người quản lý công ty hành động trung thực khi họ tin rằng đó là vì lợi ích tối đa của công ty, họ vẫn có thể phải chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 33 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)