2.2. Một số đánh giá về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty theo
2.2.1. Một số đánh giá về quy định pháp luật
Trong phần trên chúng ta có thể đã nhận thấy nhiều bất ổn trong các qui định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty trong sự so sánh với pháp luật một số nước có nền kinh tế thị trường lâu đời. Bất cập dễ dàng nhận thấy nhất là các bất cập liên quan tới tính thiếu rõ ràng và thiếu cụ thể của các qui định pháp luật Việt Nam trong khi tòa án không có thói quen áp dụng án lệ.
Các bất cập này có nguyên nhân chủ yếu từ việc thiếu hiểu biết khoa học pháp lý và thiếu kinh nghiệm về kinh tế thị trường. Trước hết có thể nhận thấy ngay các định nghĩa khái niệm mới được thiết lập trong Luật Doanh nghiệp 2014 cũng tồn tại nhiều thiết sót. Đạo luật này định nghĩa như sau:
Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ
Định nghĩa này có những tiến bộ so với định nghĩa cũ tại Luật Doanh nghiệp 2005, nhưng cũng còn tồn tại những vấn đề như sau:
Thứ nhất, định nghĩa không phân định rõ ràng được tiêu chí xác định
thế nào là người quản lý công ty. Tiêu chí xác định có phải là tên chức danh, vị trí như đã liệt kê và nếu không thuộc phạm vi đã liệt kê thì phải có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch. Hay phải hiểu theo cách khác là không quan trọng chức danh đó được gọi như thế nào, nếu một người có thẩm quyền như đã đề cập thì sẽ được xem là người quản lý công ty. Trong khi cách giải thích thứ nhất thiên về cách hiểu thường thấy trong kỹ thuật lập pháp Việt Nam, cách hiểu thứ hai thể hiện tư tưởng hiện đại trong tư duy pháp lý, khi vai trò của người quản lý công ty phải được nhìn nhận từ bản chất công việc, sự tham gia của anh ta và quá trình hoạt động của công ty chứ không phải chức danh mà anh ta được đặt cho.
Thứ hai, mặc dù vậy, ngay cả khi hiểu theo cách thứ 2 kể trên, cũng sẽ
rất hạn chế trong việc xác định và áp đặt những nghĩa vụ lên những người quản lý công ty khi bó hẹp phạm vi những người này trong những người có thẩm quyền ký kết hợp đồng nhân danh công ty, bởi lẽ việc điều hành công ty không nhất thiết thông qua việc ký kết đơn thuần, mà có thể thông qua việc lên kế hoạch, hoạch định các chính sách, chỉ đạo, đường hướng. Hay nói cách khác, định nghĩa này chưa đủ chặt chẽ và hoàn toàn có kẽ hở cho những đối tượng có thể chi phối hoàn toàn các hoạt động của công ty nhưng không bị xem là người quản lý công ty và phải chịu những nghĩa vụ luật định.
Cần lưu ý rằng: khái niệm người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam dường như chỉ bao gồm các cá nhân, điều này không được thể hiện rõ ràng, minh thị trong Luật Doanh nghiệp 2005 nhưng định nghĩa liệt kê của Luật Doanh nghiệp 2014 thì hầu hết chỉ bao gồm các cá nhân. Tuy nhiên, không rõ vô tình hay là ý định của nhà làm luật, định nghĩa “người quản lý
doanh nghiệp” tại điều 4.18, với đối tượng thành viên hội đồng thành viên, đã bao gồm cả các tổ chức (là thành viên) của công ty TNHH. Xét từ góc độ quy định pháp lý thuần túy, điều này có nghĩa rằng thành viên công ty TNHH sẽ không được hưởng quy chế trách nhiệm hữu hạn trong rất nhiều trường hợp mà người quản lý công ty phải tự thân chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại, tổn thất cho công ty hoặc cho bên thứ ba dẫn đến nghĩa vụ bồi thường của công ty. Chính vì thế, bản thân tôi nhận định rằng đây là một lỗi không thống nhất xảy ra trong quá trình soạn thảo mà do thiếu sự cẩn trọng nhất định, các nhà lập pháp Việt Nam đã để sót hơn là ý định thực sự của họ. Yếu tố này rất quan trọng, đặc biệt là khi xác định trách nhiệm của các công ty mẹ với các công ty con, bởi lẽ, nếu người quản lý công ty chỉ bao gồm các cá nhân, thì công ty mẹ sẽ thoát được trách nhiệm vô hạn đối với một số khoản nợ nhất định của công ty con. Ví dụ về tranh chấp giữa SCB và Antico đã nêu ở phần trên của luận văn cho thấy đồng thời ý nghĩa của quy định về shadow director cũng như lí do mà người quản lý công ty nên được xác định bao gồm cả các tổ chức/pháp nhân.
Từ nhận thức chưa có độ chuẩn xác cao như vậy, nhiều bất cập khác kéo theo mà đã được phân tích tại Chương 1 và Chương 2 của Luận văn nhân việc sử dụng phương pháp so sánh pháp luật.