Vấn đề tồn tại trong ý thức pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 69 - 86)

2.2. Một số đánh giá về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty theo

2.2.2. Vấn đề tồn tại trong ý thức pháp luật

Qua vụ việc Tribeco bị giải thể, nhiều ý kiến được bày tỏ trên các trang mạng về việc quản trị công ty nói chung và nghĩa vụ của người quản lý công ty nói riêng, trong đó có ý kiến rất đáng lưu ý đúc rút nhận thức chung của người Việt từ cổ tới kim về nghĩa vụ của người quản lý công ty. Ý kiến này cho rằng:

Cổ nhân có câu “đồng tiền đi liền khúc ruột”. Nhưng trong công ty Tribeco, người quản lý trong không phải là người bỏ tiền

thành lập công ty (chủ sở hữu). Từ đó dễ nảy sinh khả năng chiếm đoạt khối tài sản này làm của riêng mình. Do vậy, nhằm bảo đảm những người quản lý trong công ty làm việc mẫn cán cũng như bảo đảm quyền sở hữu của cổ đông, thường pháp luật các nước định ra nhiều nghĩa vụ mà người quản lý phải tuân thủ. Chung quy lại, có hai nghĩa vụ quan trọng mà người quản lý phải bảo đảm đó là nghĩa vụ cẩn trọng và nghĩa vụ trung thành. Điều đó có nghĩa phàm làm việc gì người quản lý cũng phải thực hiện một cách cẩn thận. Cẩn thận được hiểu là những người bình thường trong hoàn cảnh như vậy cũng sẽ thực hiện theo cách thức tương tự mà không làm khác đi [4]. Qua đoạn trích dẫn trên cho thấy người Việt Nam có ý thức tự xa xưa về vấn đề nghĩa vụ của người quản lý, tuy nhiên cũng cho thấy sự thiếu mạo hiểm trong việc kinh doanh lớn, có nghĩa là luôn luôn muốn tự mình quản lý tài sản của mình thể hiện qua câu nói “đồng tiền đi liền khúc ruột”. Như vậy tư tưởng này thích hợp với các hình thức kinh doanh như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Đây là những loại hình công ty thích hợp với kinh doanh qui mô nhỏ và do chính những người chủ sở hữu doanh nghiệp đứng ra tự quản lý. Do sự phát triển kinh tế thị trường mà ở đó đòi hỏi sự xuất hiện của các công ty đối vốn, có sự chia sẻ rủi ro và có sự tách bạch tương đối giữa chức năng của chủ sở hữu và người điều hành công ty, các tư tưởng xưa cũ đã được bổ sung thêm các tư tưởng mới về quản trị các công ty đối vốn mà bằng chứng là quan niệm về nghĩa vụ của người quản lý công ty. Tuy nhiên các nghĩa vụ này chưa đầy đủ, chưa thật sự được nghiên cứu và hiểu biết thấu đáo và có tác dụng thực tiễn. Vì vậy nhiều câu chuyên liên quan tới quản trị công ty nói chung hay truy xét nghĩa vụ của người quản lý công ty nói riêng đã xảy ra.

thâu tóm, đã có lịch sử 20 năm hoạt động và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong 11 năm liền [19].

Năm 2005, Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô đã mua lại 35% cổ phần của Tribeco cùng định hướng thâu tóm Tribeco. Sau khi có cổ đông lớn là Kinh Đô, trong hai năm 2006 và 2007, Tribeco tiếp tục xây 2 nhà máy lớn là Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc (Hưng Yên) với tỷ lệ góp vốn Tribeco 80%, Kinh Đô 20%. Tiếp đó, đầu năm 2007, Tribeco lại tiếp tục bán 15% cổ phần cho đối tác đến từ Đài Loan Uni-President. Vay tiền xây nhà máy nhưng không chạy hết công suất, doanh số bán ra ngày càng giảm, Tribeco rơi vào cảnh nợ nần, phải đi vay vốn để vận hành 2 nhà máy mới ở Bình Dương và Hưng Yên, tuy nhiên, lỗ lũy kế càng ngày càng tăng qua các năm. Do thua lỗ kéo dài, năm 2010, Tribeco đã bán hết cổ phần Tribeco Miền Bắc, cuối năm 2011 bán hết Tribeco Bình Dương. Tháng 8/2012, Đại hội cổ đông bất thường của Tribeco đã tuyên bố giải thể doanh nghiệp. Khi giải thể, Uni-President đã nắm 43,6% cổ phần của Tribeco (3 năm trước là 15%) và trở thành chủ nhân mới của Tribeco Bình Dương.

Đánh giá về vụ việc này, có ý kiến cho rằng: Sau khi liên doanh, công ty luôn được tạo điều kiện thua lỗ triền miên bằng cách chi mạnh cho các khoản khuyến mãi, tăng lương… mục đích cho công ty lỗ càng nhiều, càng nhanh càng tốt. Sau đó, liên doanh sẽ đề nghị tăng vốn lên, đối tác ngoại sẵn sàng nhưng phía Việt Nam thì không có tiền, dần dần sẽ phải bán lại cho phía đối tác bằng giá vốn [6].

Ngoài ra, dường như việc thâu tóm Tribeco của đối tác nước ngoài có sự “tiếp tay” của các cổ đông lớn. Đại hội cổ đông thường niên vào tháng 6 năm 2012, toàn bộ thành viên trong HĐQT là người của Kinh Đô đồng loạt từ nhiệm. Kinh Đô cũng thoái vốn hoàn toàn khỏi Tribeco, giao quyền kiểm soát Tribeco cho đối tác Đài Loan” [6].

Vụ việc này cho thấy nghĩa vụ của người quản lý công ty trong các doanh nghiệp của Việt Nam không hề được chú ý. Đáng lưu ý hơn, Tribeco không phải trường hợp duy nhất, mà các thương vụ mua bán sáp nhập có tính chất thôn tính, thâu tóm đã xảy ra rất nhiều, có thể kể đến những vụ việc của những tên tuổi nổi tiếng trên thị trường như Phở 24, Kem đánh răng P/S, Bia Huda hay Kem Tràng tiền [20] hay các doanh nghiệp có thị phần lớn thuộc ngành phân phối bán lẻ như Thái An, Nguyễn Kim hay trong ngành sản xuất như Prime Group [21]. Lạm dụng sự thiếu kinh nghiệm trong kinh tế thị trường và sự không lưu ý cần thiết tới nghĩa vụ của người quản lý công ty, các đối tác nước ngoài thâu tóm và cản trở sự lớn dậy của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh sự non nớt của các thương nhân Việt như trên còn cho thấy khoảng trống trong thực thi và áp dụng các quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty cũng sự chưa hoàn thiện của các công cụ pháp lý liên quan đến nghĩa vụ của người quản lý công ty.

Gần đây, cụ thể là trong khoảng giữa năm 2015, thị trường chứng khoán có thể nói đã trải qua một cơn bão xoay quanh Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC). Trong thời gian 2 tuần, từ một mã chứng khoán mạnh với các chỉ số tốt, thanh khoản cao, doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ cổ tức đều ở mức khả quan, giá trị của JVC đã giảm gần 1.200 tỷ đồng. Xoay quanh vụ việc này có các tình tiết đáng lưu ý như chủ tịch HĐQT bị miễn nhiệm và bắt, chủ tịch HĐQT vẫn ra thông báo rằng công ty đang hoạt động bình thường và phó giám đốc công ty (đồng thời là vợ của chủ tịch HĐQT) bán một lượng lớn cổ phiếu của công ty mà không công bố thông tin [22]. Tuy nhiên, còn một điểm đáng lưu tâm nữa là một nhận định tương đối phổ biến, trong vụ việc này là được đưa ra bởi một chuyên gia tài chính rằng “cổ đông nhỏ phải chấp nhận mất trắng mà không làm gì được” [22]. Đánh giá của vị này phần nào cho thấy nhận thức về nghĩa vụ của người quản lý công ty ở

Việt Nam vẫn còn rất mù mờ, đặc biệt khi liên quan đến nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi những người quản lý công ty vi phạm nghĩa vụ của mình. Nếu chiếu theo Luật Công ty 2006, sự bưng bít thông tin của chủ tịch HĐQT có thể xem là đã vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải xem xét sự công bằng giữa các cổ đông và hoàn toàn có thể sẽ buộc chủ tịch HĐQT và những người quản lý công ty có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại của các cổ đông nhỏ lẻ phải chịu do sự sụt giảm giá trị của công ty.

Như đã đề cập ở phần trên, chế định nghĩa vụ của người quản lý công ty không phải một chế định truyền thống của chế định nghĩa vụ trong pháp luật của các nước theo truyền thống hoặc bị ảnh hưởng bởi hệ thống civil law. Chính vì thế, cùng với thời gian dài của sự thiếu vắng đó cũng hình thành một khoảng trống trong nhận thức của xã hội Việt Nam về nghĩa vụ của người quản lý công ty. Tác hại của khoảng trống đó càng lớn khi kết hợp với sự nhận thức chưa đầy đủ về sự tách biệt của sở hữu và quản trị trong các mô hình công ty ngày nay.

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty

Xuất phát từ bản chất tự nhiên của mối quan hệ giữa người quản lý công ty và cổ đông/thành viên trong công ty, đặc biệt là trong các công ty đại chúng có nhiều cổ đông, tất cả các cổ đông, thành viên đều phải đối mặt với các rủi ro, thiệt hại do chính những người quản lý điều hành công ty có thể gây ra.

Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp đáng kể của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự tác động của hàng loạt cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển và khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thực tế những năm qua cho thấy, việc xây dựng hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, đầy đủ và ổn định, phù hợp với các cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam là cơ sở quan trọng để hình thành các cơ chế quản trị doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Yêu cầu lớn nhất hiện nay trong việc đề ra các cơ chế quản trị doanh nghiệp là xác định đúng những vấn đề cấp thiết đặt ra trong việc hoàn thiện hệ thống các quy định về quản trị doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, góp phần huy động tối

đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Xét về khía cạnh quản trị doanh nghiệp, LDN đã xác định nền tảng cho cơ chế quản trị công ty. Hệ thống quy định tương đối đầy đủ, toàn diện, có nhiều quy định tương đối rõ, phù hợp và góp phần tạo lập khung pháp lý để hình thành một cơ chế quản trị có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Cụ thể, trong Luật có các quy định bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu; bảo đảm đối xử công bằng giữa các chủ sở hữu; công khai thông tin và minh bạch hoá cơ chế quản trị công ty; các quyền của HĐQT và cơ chế giám sát HĐQT của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị công ty... Đó là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của quản trị doanh nghiệp hiện nay, đồng thời quy định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan như cổ đông, HĐQT, giám đốc điều hành trong đó đã chú ý bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số...

Đi đôi với quyền lợi thì LDN cũng xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng; yêu cầu công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý...

Tuy vậy, kiến thức về quản trị doanh nghiệp cũng như thực tế triển khai về quản trị doanh nghiệp vẫn còn rất mới mẻ, đặc biệt khi liên quan tới nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp. Nhiều CTCP (cả Nhà nước và tư nhân) đã và đang gặp phải các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Thực tế thi hành cho thấy, trong thời gian qua đã xảy ra không ít vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông. Một số công ty không niêm yết, vì một số lý do thực tiễn, có xu hướng hạn chế việc các cổ đông nắm giữ một lượng nhỏ cổ phiếu tham gia vào ĐHĐCĐ thường niên, thông qua việc qui định số lượng cổ phiếu tối thiểu. Điều lệ không ít công ty, kể cả công ty niêm yết, đã qui định cổ đông,

nhóm cổ đông có sở hữu ít nhất 1% (hoặc có lượng giá trị tuyệt đối như 50, 100 hoặc 500 triệu đồng) số cổ phần mới có quyền dự họp ĐHĐCĐ,… Việc phần lớn cổ đông không tiếp cận được với thông tin của công ty hoặc không tiếp cận được thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực là hiện tượng phổ biến. Cổ đông thiểu số hầu như không nhận được thông báo về các quyết định của ĐHĐCĐ, không nhận được tóm tắt báo cáo tài chính hàng năm, không nhận được cả thông báo về việc trả cổ tức… Những điều này có bản chất sâu xa là những người quản lý công ty chưa ý thức được vai trò thực sự cũng như nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, trong các công ty mà Nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu, khi một số cán bộ, cơ quan nhà nước có liên quan không phân biệt rạch ròi quyền cổ đông, quyền quản lý hành chính với nghĩa vụ của người quản lý, đã can thiệp trực tiếp vào các công việc quản trị nội bộ của công ty như không cho phép triệu tập ĐHĐCĐ, hoặc chỉ đạo triệu tập ĐHĐCĐ, chỉ định bổ nhiệm, thay thế thành viên HĐQT… hiện tượng này có xuất phát điểm từ tư tưởng và cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp đã từng tồn tại trong lịch sử.

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp trong nước cần nghiên cứu và tiến tới áp dụng những chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp trong hoạt động của mình, bởi những lý do sau: thứ nhất, quản trị doanh nghiệp theo kiểu “công ty gia đình” hay theo “sự thuận tiện” khá phổ biến trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện không còn phù hợp, không thể đáp ứng yêu cầu phát triển và cạnh tranh trong thời gian tới; Thứ hai, hệ thống luật pháp Việt Nam đang phát triển theo hướng hoàn thiện thể chế thị trường, phù hợp các cam kết và luật pháp, thông lệ quốc tế. Hệ thống này chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi bộ máy nhà nước và doanh nghiệp đều có tinh thần và thói quen tuân thủ cao. Thói quen hành xử dựa vào quan hệ phải được thay thế bằng thói quen hành xử theo pháp luật; thứ ba, doanh nghiệp trong nước cần hiểu những quy

định pháp lý, những thông lệ, tập quán được áp dụng ở các nước bạn hàng để làm ăn với họ, đồng thời ứng dụng dần những tập quán tốt, nâng dần trình độ và năng lực nhằm tạo vị thế cạnh tranh.

Về phương diện lý luận, sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty luôn có tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty phải được xác định là một quá trình liên tục, lâu dài với những bước đi và giải pháp thích hợp. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty một mặt nhằm khắc phục kịp thời những khó khăn cho việc tổ chức vận hành doanh nghiệp, mặt khác phải hướng tới việc tạo dựng hành lang pháp lí đầy đủ và phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định lâu dài của các doanh nghiệp.

Trong thời gian gần đây, đi cùng với xu hướng đổi mới, chế định về nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam đang dần được hoàn thiện, với sự quan tâm đặc biệt cho hạt nhân của nó là nghĩa vụ trung thực, cẩn trọng và trung thành của người quản lý công ty. Những quy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 69 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)