Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 54 - 67)

2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty quản lý công ty

Trong phần này Luận văn phân tích về những nghĩa vụ chung nhất của người quản lý công ty, với tư cách là một người quản lý chung chứ không phải những nghĩa vụ của người quản lý cụ thể như người đại diện theo pháp luật, giám đốc hay chủ tịch HĐQT cũng như không phải những nghĩa vụ của chủ sở hữu như thành viên hay cổ đông. Vai trò người quản lý chung nhất tương đồng nhất với vai trò của một thành viên HĐQT/HĐTV. Các nghĩa vụ được phân nhóm và có các nội dung pháp lý chủ yếu sẽ lần lượt được nghiên cứu dưới đây.

* Nhóm nghĩa vụ tuân thủ.

Điều 160, khoản 1, điểm a của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rằng thành viên HĐQT hoặc TGĐ có nghĩa vụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo đạo luật này, pháp luật có liên quan, điều lệ của công ty và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. Điều 160, khoản 1, điểm b của Luạt Doanh nghiệp 2014 quy định rằng một thành viên HĐQT có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty. Nhìn một cách tổng quát, cách thức quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 đã bao hàm các thành tố cơ bản của nghĩa vụ tín thác (fiduciary duty) theo họ pháp luật thông luật (common law) trên thế giới, bao gồm:

- Nghĩa vụ hành động trung thực (duty to act honestly);

- Nghĩa vụ hành động vì lợi ích tối đa của công ty (duty to act in the best interests of the company); và

- Nghĩa vụ cẩn trọng (duty of care) [12, tr. 311].

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, hệ thống pháp luật Việt Nam không thừa nhận các án lệ cũng như chưa có những hướng dẫn giải thích về các nghĩa vụ nói trên. Vì thế, việc đào sâu phân tích nội hàm của từng nghĩa vụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các nội dung pháp lý chủ yếu của các nghĩa vụ này như sau:

Thứ nhất, nghĩa vụ hành động trung thực.

Không có một định nghĩa pháp lý nào về trung thực. Theo Từ điển tiếng Việt năm 2010, trung thực có nghĩa là phản ánh đúng sự thật và không bẻ cong sự thật. Điều 6 của BLDS liên quan đến nguyên tắc thiện chí, trung thực có quy định “trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào. Điều đó gợi ý rằng trung thực có nghĩa là không lừa dối.

Có thể hiểu rằng nghĩa vụ hành động trung thực được thể hiện thông qua các khía cạnh như (i) cung cấp thông tin trung thực về bản thân người quản lý công ty, bao gồm cả các thông tin phải công bố và đảm bảo tính trung thực của những thông tin được công bố, (ii) thực hiện các công việc được giao một cách trung thực cũng như (iii) báo cáo một cách trung thực về các thông tin của công ty. Liên quan đến việc thực hiện công việc một cách trung thực, đó là hành động theo những cách thức hợp lệ theo quy định của pháp luật và điều lệ, cũng như đưa ra những nhận định, đánh giá, tư vấn cho cấp quản lý cao hơn những thông tin có được phù hợp với trình độ hiểu biết và chuyên môn. Trung thực cũng phải bao gồm việc thông tin đầy đủ và toàn diện, không che giấu bất cứ phần nào vì bản thân sự không đầy đủ hoặc cung cấp thông tin đã bị chọn lọc có thể khiến cách hiểu về vấn đề bị sai lệch.

Thứ hai, nghĩa vụ hành động vì lợi ích cao nhất của công ty.

hành của Việt Nam. Điều160, khoản 1, điểm b của LDN 2014 dẫn chiếu đến nghĩa vụ tốt nhất của công ty, tuy nhiên, Điều 13, khoản 2 của Thông tư 121/2012/TT-BTC lại quy định thành viên HĐQT có nghĩa vụ hành động vì lợi ích tối cao của cổ đông và của công ty. Quy định của Thông tư 121 không chỉ rõ “cổ đông” trong ngữ cảnh là tất cả các cổ đông của công ty hay chỉ một số cổ đông của công ty CP. Lợi ích của các cổ đông và công ty không đồng nhất, chính vì thế, sẽ hợp lý hơn nếu thành viên HĐQT có nghĩa vụ hành động vì lợi ích tối cao của tất cả chứ không phải một hay một nhóm cổ đông. Cách hiểu như vậy là hợp lý khi Điều 14, khoản 3 của Thông tư 121 cũng yêu cầu HĐQT phải đối xử bình đẳng với tất cả cổ đông của công ty. Tuy nhiên, quy định như vậy lại đặt ra một vấn đề khác là trong hoàn cảnh lợi ích của công ty không thay đổi nhưng lợi ích của các cổ đông lại đối lập với nhau thì HĐQT và các thành viên HĐQT phải hành động như thế nào.

Thứ ba, nghĩa vụ cẩn trọng.

Đây là loại nghĩa vụ bổ sung mà pháp luật Việt Nam quy định cho người quản lý công ty đại chúng.

Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty đại chúng ban hành kèm theo Thông tư 121 quy định rằng người quản lý công ty có nghĩa vụ hành động với mức độ cẩn trọng mà một người thận trọng phải có khi đảm nhiệm vị trí tương đương và trong hoàn cảnh tương tự.

Nghĩa vụ cẩn trọng không chỉ là trách nhiệm của người quản lý công ty mà ở một khía cạnh khác lại chính là quyền lợi của họ khi không bị công ty truy cứu cũng như không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Theo quy định tại Điều 36, khoản 2, người quản lý công ty đại chúng sẽ không phải chịu trách nhiệm khi đang thực thi nhiệm vụ của mình nếu:

- Người quản lý công ty đã hành động cẩn trọng và không mẫu thuẫn với lợi ích của công ty; hoặc

- Người quản lý công ty đã tuân thủ pháp luật và không có bằng chứng xác nhận rằng họ đã không thực hiện trách nhiệm của mình.

* Nhóm nghĩa vụ phòng tránh xung đột lợi ích. Nhóm này bao gồm các nghĩa vụ sau đây:

Một, nghĩa vụ trung thành.

Điều 160, khoản 1, điểm c của LDN 2014 quy định rằng thành viên HĐQT của công ty CP phải có nghĩa vụ “trung thành với lợi ích của công ty và các cổ đông của công ty, không sử dung thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác”

Điều 23, khoản 2 của Thông tư 121/2012 cũng quy định rằng người quản lý của công ty cổ phần và những người liên quan tới những người quản lý này không được phép sử dụng những cơ hội kinh doanh có thể mang lại lợi ích cho công ty vì mục đích cá nhân, không được sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ của mình để tư lợi cá nhân hay để phục vụ lợi ích của tổ chức cá nhân khác. Thuật ngữ “cơ hội kinh doanh” có thể mang lại lợi ích cho công ty CP và “thông tin có được nhờ chức vụ của mình” rất rộng và chung chung, khó xác định. Một công ty CP có thể định nghĩa cụ thể hơn những khái niệm này trong điều lệ để tránh gây hiểu nhầm. Ví dụ như, những cơ hội kinh doanh hiện có hoặc các thông tin đã được và có thể được tìm thấy trên các thông tin đại chúng có thể được loại trừ.

Hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận. Xem thêm Điều 162 LDN về những giao dịch phải được HĐQT hoặc ĐHĐCĐ chấp thuận.

Nếu một thành viên HĐQT của công ty CP, tự mình hoặc thay mặt cho một hoặc các chủ thể khác thực hiện công việc kinh doanh bên ngoài mà nằm trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty thì họ phải giải thích

bản chất và nội dung của công việc kinh doanh đó cho HĐQT, Ban Kiểm Soát và chỉ có thể tham gia vào những công việc kinh doanh đó sau khi nhận được chấp thuận từ đa số các thành viên khác trong HĐQT. Nếu thành viên HĐQT tham gia vào công việc kinh doanh mà không khai báo và được chấp thuận bởi HĐQT thì tất cả thu nhập từ công việc kinh doanh đó sẽ thuộc về công ty CP.

Một thành viên HĐQT của công ty CP có nghĩa vụ theo LDN 2014 phải công bố về các lợi ích liên quan. Cụ thể, Điều 71, khoản 1, điểm c và khoản 3 và Điều 159 của LDN 2014 yêu cầu những người quản lý công ty phải thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về:

- Các thông tin của doanh nghiệp mà họ sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp, tỷ lệ và thời điểm sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp đó; và

- Các thông tin về doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 10% vốn điều lệ.

Các thông tin đó phải được tiết lộ trong thời hạn từ 5 đến 7 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh hoặc thay đổi. Các thông tin này cũng phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty (hoặc trường hợp cần thiết, tại cả các chi nhánh của công ty) đồng thời sẵn sàng để cổ đông và những người quản lý khác có thể xem và trích lục. Bên cạnh đó, các thông tin này phải được báo cáo cho ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên.

Thông tư 121/2012 cũng có các quy định về công bố thông tin về các lợi ích liên quan của thành viên HĐQT công ty đại chúng:

- Thành viên HĐQT và người có liên quan không được phép lợi dụng các cơ hội kinh doanh có thể mang lại lợi ích cho công ty vào mục đích cá nhân cũng như không được phép sử dụng những thông tin nội bộ để tư lợi cho bản thân hoặc tổ chức, cá nhân khác.

- Người quản lý công ty và những người có liên quan không được sử dụng các thông tin chưa được phép công bố của công ty hoặc tiết lộ cho người khác để thực hiện các giao dịch có liên quan. (Điều 23.6).

- Thành viên HĐQT phải thông tin cho công ty bất kỳ khoản thu nhập nào nhận được từ các công ty con, công ty thành viên hoặc tổ chức khác mà tại đó họ giữ vai trò đại diện cho công ty.

Hai, giao dịch với các bên có liên quan.

Điều 162, khoản 1 của LDN 2014 quy định rằng bất kỳ giao dịch hoặc hợp đồng nào giữa công ty CP và bất kỳ bên nào sau đây đều phải được chấp thuận bởi HĐQT hoặc ĐHĐCĐ tùy theo giá trị giao dịch:

- Một cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty CP; - Người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty CP;

- Người có liên quan của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty CP hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông đó;

- Thành viên HĐQT; - TGĐ;

- Người có liên quan của thành viên HĐQT hoặc TGĐ;

- Công ty mà thành viên HĐQT hoặc TGĐ hoặc người quản lý khác của công ty CP có sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp; và

- Công ty mà trong đó người quản lý của công ty CP và người có liên quan của họ sở hữu trên 10% cổ phần hoặc phần vốn góp.

Theo Điều 23, khoản 3 của Thông tư 121/2012, một thành viên HĐQT của công ty CP phải thông báo cho HĐQT bất kỳ hợp đồng nào giữa công ty CP, công ty con hoặc công ty chi phối bởi công ty CP và thành viên HĐQT đó hoặc người có liên quan. Công ty CP phải thông báo nghị quyết của

ĐHĐCĐ hoặc HĐQT về việc chấp thuận hợp đồng đó trong vòng 24 giờ trên trang web của công ty và thông báo cho Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.

LDN 2014 quy định rằng giao dịch với các bên có liên quan được ký kết và thực hiện mà không có sự chấp thuận theo Điều 162 và kết quả dẫn đến thiệt hại cho công ty sẽ bị vô hiệu. Trong trường hợp đó, người ký giao dịch với các bên có liên quan, cổ đông có liên quan, thành viên HĐQT có liên quan hoặc TGĐ phải liên đới bồi thường tổn thất và hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

* Nhóm các nghĩa vụ liên quan đến vốn của công ty. Trong nhóm này có các nghĩa vụ cơ bản sau:

Thứ nhất, góp vốn bằng tài sản.

Theo Điều 37, khoản 3 của LDN 2014, tài sản không phải bằng tiền mặt được góp vào công ty trong quá trình hoạt động sẽ được định giá trên cơ sở thỏa thuận giữa công ty mà người góp vốn hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trong trường hợp định giá bởi tổ chức thẩm định giá, giá trị của tài sản góp vốn phải được người góp vốn và công ty chấp thuận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì những người quản lý là thành viên HĐQT phải liên đới chịu trách nhiệm:

- Góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; và

- Đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Như vậy, những người quản lý công ty là thành viên HĐQT phải gánh chịu trách nhiệm nhất định nếu việc góp vốn bằng tài sản vào công ty được định giá cao hơn giá trị thực tại thời điểm góp vốn.

Theo Điều 112, khoản 1 của LDN 2014, HĐQT của công ty CP có trách nhiệm giám sát và đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua. Theo Điều 112, khoản 4 của LDN 2014, HĐQT sẽ liên đới chịu trách nhiệm cho bất ký tổn thất nào phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã đề cập.

Thứ ba, thanh toán cổ tức hoặc mua lại cổ phần không đúng luật.

Theo Điều 132 của LDN 2014, một công ty CP chỉ có thể chi trả cổ tức cho các cổ đông phổ thông khi công ty đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và tài chính khác. Theo Điều 131 LDN 2014, một công ty CP phải thỏa mãn những điều kiện nhất định khi mua lại cổ phần từ các cổ đông.

Trong trường hợp thanh toán cổ phần hoặc mua lại cổ phần không đúng quy định của LDN 2014, tất cả các cổ đông phải hoàn trả cho công ty CP khoản tiền đã nhận. Trong trường hợp cổ đông không thể hoàn trả số tiền đã nhận, tất cả các thành viên HĐQT sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số tiền hoặc tài sản đã trả cho cổ đông mà không được hoàn trả lại cho công ty. Như vậy, việc liên đới trách nhiệm này dường như làm phát sinh quyền truy đòi của công ty với khoản đó trực tiếp từ thành viên HĐQT.

Các nghĩa vụ cụ thể liên quan đến hoạt động của công ty.

Người quản lý công ty có các nghĩa vụ cụ thể sau đây:

Một là nghĩa vụ cung cấp thông tin cho Ban kiểm soát.

Các thành viên HĐQT của công ty CP có nghĩa vụ cung cấp thông tin và tài liệu theo yêu cầu của Ban Kiểm Soát một cách đầy đủ, chính xác và đúng hạn.

Hai là trách nhiệm liên quan đến quyết định của HĐQT.

Nếu một quyết định của HĐQT công ty CP vi phạm pháp luật Việt Nam, Điều Lệ và quyết định của ĐHĐCĐ thì tất cả các thành viên HĐQT

chấp thuận quyết định đó sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm vì đã không tuân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)