CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 100 - 102)

HỘI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Dư luận xã hội là một hình thức biểu thị trạng thái ý thức xã hội của cộng đồng người, là sự phán xét đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện có liên quan đến nhu cầu và lợi ích của họ. Dư luận xã hội cũng là một hiện tượng xã hội có ảnh hưởng đến nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống nói chung và việc thực hiện pháp luật nói riêng. Hiện nay, nhờ có công tác nghiên cứu dư luận xã hội mà nhiều chủ chương, chính sách, qui định của pháp luật đã kịp thời được xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh sao cho phù hợp tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Trước sức ép của dư luận xã hội mà những hành vi phạm tội về ma túy, mại dâm, cướp của, giết người không còn hoạt động công khai, ngang nhiên như trước. Các tội phạm về tham nhũng dù có tinh vi đến đâu thì cũng không qua được tai mắt dư luận xã hội.

Trên cơ sở nắm bắt và nghiên cứu dư luận xã hội Đảng ta đã kịp thời tổ chức, tuyên truyền, giải thích nhằm định hướng dư luận, hướng dẫn dư

luận, tạo điều kiện nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng, thúc đẩy họ hoàn thiện theo hướng tốt, tạo thói quen "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật". Những cuộc thăm dò dư luận xã hội bằng phiếu với qui mô khá lớn ở Trung ương và địa phương trên nhiều đối tượng khác nhau đã được triển khai và thực hiện tốt hơn, chất lượng phân tích, tổng hợp dư luận xã hội thông qua việc xử lí các tư liệu thu thập được qua nhiều kênh thông tin, đã ngày càng đảm bảo tính khách quan, khoa học hơn, chứng tỏ trình độ của đội ngũ nghiên cứu dư luận xã hội trong cả nước đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu dư luận trong những năm vừa qua có nhiều mặt yếu kém, khuyết điểm như:

Việc thu thập thông tin đôi khi chưa được lựa chọn tiêu biểu, còn thiếu khách quan, trung thực, chưa phản ánh được số đông nên chưa phản ánh được nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống mà dư luận xã hội quan tâm. Một số dư luận chưa phản ánh kịp thời cho các cấp lãnh đạo, cho các cơ quan nhà nước nên đã hạn chế hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lí xã hội.

Việc nghiên cứu dư luận xã hội, để sử dụng kết quả đó vào việc hình thành và hướng dẫn dư luận đúng đắn, góp phần làm căn cứ cho việc ban hành điều chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở Trung ương, địa phương, cơ sở còn chiếm tỉ lệ rất thấp.

Trình độ của đội ngũ làm công tác nghiên cứu dư luận xã hội nhìn chung là còn yếu, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Việc thu thập thông tin còn tùy tiện, đơn giản, thiếu sự phân tích, đánh giá, điều tra cụ thể, đôi khi mới chỉ dừng lại ở dạng tin đồn cũng được xem là dư luận xã hội, do đó việc xử lí và dự báo dễ dẫn đến sai lầm.

Nhận thức của một số cán bộ ở Trung ương và địa phương về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của dư luận còn chậm chuyển biến. Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác nghiên cứu dư luận xã hội, có nhiều địa phương không tiến hành điều tra dư luận xã hội lần nào.

Như vậy, công tác nghiên cứu dư luận xã hội phục vụ cho quản lí nhà nước, ban hành và thực hiện pháp luật ở nước ta chưa được chú ý. Do vậy,

cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của dư luận xã hội với việc quản lí nhà nước nói chung và thực hiện pháp luật nói riêng. Sau đây là những giải pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)