Dư luận xã hội góp phần điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 50 - 53)

con người với con người

Dư luận xã hội là sản phẩm đặc biệt của quá trình giao tiếp xã hội. Trên cơ sở các phán xét đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nó nêu ra các chuẩn mực, chỉ ra những việc nên làm, việc nên tránh, điều chỉnh hành vi, cách xử sự của mọi người. Dư luận xã hội đặt ra cho các thành viên của mình những chuẩn mực quan hệ xã hội nhất định. Vì vậy, dư luận xã hội không chỉ là nhân

tố điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người, mà còn là nhân tố điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, giữa xã hội với từng cá nhân cụ thể. Dư luận về một vấn đề gì đó khi đã được phổ biến rộng rãi và trở thành dư luận xã hội trong các tầng lớp nhân dân, thì sẽ mang trong mình những tiềm năng điều chỉnh rộng lớn theo mức độ chiếm lĩnh sâu sắc, theo mức độ thâm nhập và ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa người với người.

Chức năng điều hoà các mối quan hệ xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bản thân khái niệm điều hoà các mối quan hệ xã hội cho phép chúng ta hiểu được về những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quan hệ giữa các nhóm trong xã hội nhằm đạt được những hoạt động chung và sự chia xẻ, thừa nhận của các nhóm xã hội. Khi đã hình thành, dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng, do đó nó có sức mạnh to lớn.

Trên cơ sở các phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng xã hội xảy ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội góp phần hình thành các chuẩn mực xã hội, chỉ ra những việc nên làm, những điều nên tránh, điều chỉnh hành vi, cách xử sự của mọi người.

Hiện nay chúng ta đang sống trong một xã hội mà nền dân chủ được mở rộng, trình độ nhận thức của người dân ngày càng cao, tạo điều kiện cho mọi người dân tự do thảo luận, đưa ra những phán xét của mình trước bất kỳ một sự kiện mang tính thời sự của đất nước. Trước việc ban hành một luật mới, sửa đổi, bổ sung luật, trước hành vi sai trái của một cá nhân, một vấn đề chính trị, xã hội nào đó, thì ngay lập tức người dân đưa ra những phản ứng của mình, tạo thành dư luận xã hội. Chính những lời đánh giá, nhận xét của dư luận xã hội, buộc các cá nhân phải điều chỉnh hành vi của mình, sao cho phù hợp với cách xử sự chung của cộng đồng.

Những lời phán xét, đánh giá của dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến hành vi của con người trên các mặt sau:

Dư luận xã hội có thể tác động trực tiếp nhằm lên án những hành vi vi phạm pháp luật, buộc tạm dừng hoặc chấm dứt những hành vi đó. Năm 2007 được xem là năm quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, các cơ quan chống tham nhũng đã khởi tố điều tra và đưa ra ánh sáng nhiều vụ tham nhũng lớn như vụ tham nhũng trong việc thực hiện Đề án tin học hoá quản lý hành chính giai đoạn 2001 -2005 (Đề án 112) với việc khởi tố, bắt giam nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ kiêm Trưởng ban điều hành Đề án 112 Vũ Đình Thuần và một loạt cán bộ khác; vụ tham nhũng trong việc đầu tư xây dựng tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ tham nhũng đất đai đầy tai tiếng tại Đồ Sơn (Hải Phòng) đã được điều tra, xử lại với một bản án nghiêm khắc đủ sức răn đe, được dư luận đồng tình; ba quan tham là Vụ phó Cơ quan Thanh tra Chính phủ trong vụ án tham nhũng xảy ra khi thanh tra các công trình của ngành dầu khí đã phải nhận một bản án nghiêm khắc; đối với vụ án xảy ra tại PMU 18, mảng đánh bạc, đưa và nhận hối lộ đã được đưa ra xét xử phúc thẩm... Trước những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trên, dư luận xã hội lên tiếng phản đối kịch liệt, buộc cơ quan có thẩm quyền phải xử lý đúng qui định pháp luật. Đối với những hành vi vi phạm pháp luật, những hành vi đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng trên thì ngoài bản án kết tội của toà, người ta còn phải chịu một bản án khác nữa, đó là sự kết tội của dư luận.

Sự phản đối của dư luận xã hội với các thói hư, tật xấu trong xã hội, những hành vi sai trái của những người xung quanh, sẽ góp phần tạo ra những chuẩn mực mới, duy trì những chuẩn mực cũ buộc các chủ thể trong xã hội phải điều chỉnh sao cho phù hợp với đòi hỏi chung của cộng đồng. Như một số các trẻ em mồ côi, các trẻ em nghèo do không được đến trường, thiếu kiến thức pháp luật mà các em sớm dẫn đến vi phạm pháp luật, nhưng nhờ những nhận xét, đánh giá của dư luận xã hội mà các em kịp thời nhận được đâu là những hành vi sai, đâu là hành vi đúng để kịp thời điều chỉnh.

Ngoài việc đưa ra những phán xét, đánh giá về những thói hư, tật xấu, những sai trái của cá nhân buộc những người còn lại trong cộng đồng phải

điều chỉnh sao cho phù hợp hoặc kịp thời chấm dứt những hành vi có hại cho xã hội của mình. Dư luận xã hội còn rất tích cực ủng hộ, khuyến khích những hành vi phù hợp với lợi ích chung, những nghĩa cử cao đẹp, những việc làm thiết thực của những tổ chức, cá nhân mang lại cho cộng đồng mình như: từ hành động của một số tổ chức, cá nhân khuyên góp tiền để ủng hộ những người nghèo, những hành vi đó đã được sự đồng tình, khuyến khích, ủng hộ của dư luận và đến nay chúng ta đã có quĩ dành cho người nghèo, với số tiền khuyên góp ngày càng lớn.

Đối với đại đa số nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan trọng hàng đầu. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc hay của nhóm xã hội bị xâm hại thì dư luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ phản đối gay gắt. Mỗi khi các cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như lợi ích đặc thù của nhóm xã hội, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hành vi đó. Nhờ sự can thiệp kịp thời, dư luận xã hội góp phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và xã hội cũng như giữa các nhóm xã hội với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)