Thực hiện pháp luật về văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn (Trang 54 - 56)

2.3. Nội dung thực hiện chính sách dân tộc

2.3.6.Thực hiện pháp luật về văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện nhiệm vụ cụ thể mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình đều đặn, thường xuyên và có kế hoạch lâu dài với mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xóa nhòa dần sự chênh lệch về mức độ được thụ hưởng văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng kinh tế - xã hội phát triển hơn. Cụ thể: số lượng báo, tạp chí cấp phát miễn phí tính tới năm 2006 là 24 ấn phẩm. Các loại báo, tạp chí có hình thức và nội dung thông tin rất phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội, kịp thời đăng tải, phổ biến, tuyên truyền giới thiệu việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; phổ biến, giới thiệu kiến thức khoa học và kỹ thuật phục vụ thiết thực cho lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần và dân trí. Cấp phát báo, tạp chí xuống thôn bản với các đầu báo như: Báo Dân tộc và Phát triển, báo Văn hóa, báo Tin tức, báo Nông thôn ngày nay, Chuyên đề Dân tộc thiểu số và miền núi của báo Sức khỏe và Đời sống, chuyên đề Thiếu nhi dân tộc của báo Thiếu niên tiền phong, Phụ trương An ninh biên giới của báo Biên phòng… Các ấn phẩm báo, tạp chí là kênh thông tin quan trọng để tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà

nước; phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật; cung cấp thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội góp phần phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; nâng cao nhận thức, xây dựng nếp sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh. Người dân các xã miền núi kết hợp vận dụng chương trình 134, 135 của Báo Dân tộc và miền núi góp phần tuyên truyền chuyển giao khoa học kỹ thuật quy trình sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả cao. Chuyển thư 2 – 3 ngày/ 1 chuyến. Cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí, cấp thêm các loại báo về chăn nuôi, trồng trọt, chăm sóc sức khỏe, Dân số và Gia đình, báo thanh niên, Tạp chí cộng sản, xây dựng Đảng. Mỗi năm cấp gần 40.000 tờ báo Lao động xã hội, tạp chí giảm nghèo. In và cấp 3000 cuốn cẩm nang giảm nghèo; phát hành hơn 40.000 tờ rơi; 2500 cuốn “những gương sáng trong xóa đói giảm nghèo.

Sản phẩm truyền thông đa dạng với nhiều hình thức để người dân dễ tiếp cận, các cơ quan phối hợp dễ phổ biến trong đó tập trung vào các hình thức như truyền thông các gương sáng trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh, báo, in và phát hành quyển sách các gương sáng giảm nghèo của tỉnh, Phát nhiều phóng sự, đưa tin về thực hiện công tác điều tra rà soát hộ nghèo. In và phát hành các tài liệu về hướng dẫn ngành nghề truyền thống, in 150.000 tờ rơi, 526 tấm pa nô cổ động nội dung tuyên truyền về Nghị quyết 80-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, Nghị quyết số 25-NQ/TƯ ngày 22/8/2011 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về đẩy mạnh công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, về những quy định bắt buộc để người nghèo, xã hội trong việc nâng cao nhận thức về giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Bên cạnh những kết quả tốt đã đạt được, việc thực hiện pháp luật về văn hóa đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu sô vẫn có một số tồn tại nhất định như: việc quản lý, sử dụng ấn phẩm ở các thôn, xã chưa có nhà văn hóa

dẫn đến thất thoát, chưa phát huy tối đa tác dụng tuyên truyền của báo chí, hơn nữa chưa có sự quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng; cơ chế cấp phát báo, tạp chí đến các đối tượng thụ hưởng được đảm bảo nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên việc cấp phát báo, tạp chí xuống thôn, xã còn một số hạn chế như khâu chuyển phát đến các xã có nơi còn chậm, tồn đọng kỳ báo…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn (Trang 54 - 56)