Các biện pháp ngăn chặn khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố. Thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Luật 60 38 01 04 (Trang 47 - 54)

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về vai trò của

2.1.4. Các biện pháp ngăn chặn khác

2.1.4.1. Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú

Cấm đi khỏi nơi cư trú là BPNC trong TTHS do CQĐT, VKSND, TA áp dụng buộc bị can, bị cáo không được đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo giấy triệu tập. Đây là BPNC ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam, người bị áp dụng biện pháp này không bị cách ly khỏi xã hội và họ chỉ bị hạn chế quyền tự do đi lại.

Theo quy định của BLTTHS, trong giai đoạn điều tra, truy tố vai trò của VKSND đối với việc áp dụng biện pháp này thể hiện như sau:

Thứ nhất, VKSND có quyền ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

Sau khi nhận được hồ sơ điều tra mà CQĐT chuyển cho VKS để truy tố thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của VKS là kiểm tra các BPNC đã được áp dụng đối với bị can trong vụ án để có những quyết định phù hợp. Đối với những bị can đang bị áp dụng biện pháp tạm giam, xét thấy có căn cứ để áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì VKS có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thay thế biện pháp tạm giam. Đối với những bị can không bị áp dụng biện pháp tạm giam cũng như các BPNC khác, nhưng có căn cứ để áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì VKS có quyền áp dụng biện pháp này.

Điều 91 BLTTHS quy định việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú phải có đủ ba điều kiện: người bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú phải là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự; bị can, bị cáo đang tại ngoại; bị can, bị cáo phải có nơi cư trú rõ ràng. Biện pháp này có thể được áp dụng từ khi có quyết định khởi tố bị can. Mặc dù BLTTHS không quy định trường hợp bị

can, bị cáo phạm tội thuộc trường hợp nào mới áp dụng BPNC này, nhưng thường là những bị can, bị cáo phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.

Khi áp dụng BPNC, không chỉ căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội, mà còn phải căn cứ cả về nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của bị can, bị cáo. Và khi đã ra quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cơ quan có thẩm quyền phải tống đạt cho bị can, bị cáo; yêu cầu họ phải viết giấy cam đoan; thông báo về việc áp dụng biện pháp này và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi họ. Khi bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú (ví dụ như: không được phép mà đi khỏi địa phương nơi cư trú, không có mặt theo giấy triệu tập, tiếp tục phạm tội) thì sẽ bị áp dụng BPNC khác thường nghiêm khắc hơn, đó là biện pháp tạm giam.

Thứ hai, kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện áp cấm đi khỏi nơi cư trú của CQĐT.

CQĐT có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không cần có sự phê chuẩn của VKSND trước khi thi hành, không phải thông báo cho VKSND. Nhưng VKSND có trách nhiệm kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú của CQĐT.

Khi kiểm sát, VKS sẽ xem xét những căn cứ, điều kiện mà CQĐT đã áp dụng để ra lệnh cấm đi khỏi nơi cứ trú như đã nêu ở trên. Nếu việc ra lệnh chưa có căn cứ hoặc không đúng đối tượng sẽ yêu cầu CQĐT hủy bỏ hoặc thay thế bằng BPNC khác. Cũng trong quá trình kiểm sát, nếu xét thấy CQĐT chưa áp dụng BPNC nào đối với bị can mà cần phải áp dụng biện pháp này thì có quyền yêu cầu CQĐT ra lệnh này. Hoặc nếu mà bị can đang bị áp dụng BPNC khác mà xét thấy cần phải áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú để đảm bảo sự có mặt của bị can theo giấy triệu tập thì yêu cầu CQĐT thay thế

bằng BPNC này. Ngược lại, nếu VKS có căn cứ cho rằng việc áp dụng của CQĐT là không cần thiết hoặc không có căn cứ thì sẽ yêu cầu CQĐT hủy bỏ.

Trong quá trình kiểm sát việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nếu phát hiện bị can bị áp dụng biện pháp này có vi phạm thì VKS có quyền yêu cầu CQĐT áp dụng BPNC khác nghiêm khắc hơn.

Việc kiểm sát đối với hoạt động trên của CQĐT là rất quan trọng, đảm bảo quyền lợi của bị can, đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh.

2.1.4.2. Biện pháp bảo lĩnh

BPNC bảo lĩnh là một trong những biện pháp ít nghiêm khắc, được áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam nhằm đảm bảo bị can, bị cáo không tiếp tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của CQĐT, VKSND, TA. Đối với BPNC này, VKSND vừa có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh, vừa có quyền kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp này.

Thứ nhất, VKSND trực tiếp ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh.

Trong giai đoạn truy tố, VKS có trách nhiệm kiểm tra các BPNC đã được áp dụng đối với bị can trong vụ án để kịp thời ra quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ BPNC đối với bị can. BPNC bảo lĩnh cũng vậy. Nếu có đủ căn cứ, điều kiện để áp dụng biện pháp bảo lĩnh thì VKS ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh.

Theo Điều 92 BLTTHS có ba điều kiện để áp dụng biện pháp bảo lĩnh thay thế biện pháp tạm giam: 1/ Chỉ áp dụng biện pháp này đối với bị can, bị cáo; 2/ Hành vi phạm tội của họ thuộc trường hợp mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm; 3/ Có ít nhất hai người thân thích nhận bảo lĩnh hoặc cơ quan, tổ chức nơi mà họ là thành viên nhận bảo lĩnh.

nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cứ trú. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì phải có sự xác nhận của người đứng đầu tổ chức. Khi nhận bảo lĩnh thì cá nhân, tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của CQĐT, VKSND. Nếu cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và bị can sẽ bị áp dụng BPNC khác.

Trong thời gian cho cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh mà họ vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì VKS có quyền quyết định thay thế biện pháp bảo lĩnh bằng BPNC khác nghiêm khắc hơn (biện pháp tạm giam).

Thứ hai, kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh của CQĐT.

Theo quy định của BLTTHS, trong giai đoạn điều tra, truy tố, biện pháp bảo lĩnh có thể được áp dụng trong ba trường hợp: Bị can chưa bị áp dụng BPNC nào; bị can đã bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, khẩn cấp, theo lệnh truy nã, đang bị tạm giữ và không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam; bị can đang bị áp dụng biện pháp tạm giam.

Khi CQĐT quyết định cho bảo lĩnh bị can thì VKSND có trách nhiệm kiểm sát việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp này (từ khi khởi tố bị can). Cụ thể như sau:

Đối với trường hợp bị can mới bị khởi tố và chưa bị áp dụng một BPNC nào. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, nếu xét thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam là không cần thiết nhưng thấy cần phải phòng ngừa bị can tiếp tục phạm tội và cần bảo đảm sự có mặt của bị can khi triệu tập thì VKS yêu cầu CQĐT áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Trường hợp CQĐT quyết định cho bảo lĩnh bị can không có căn cứ hoặc trái pháp luật thì VKS yêu cầu CQĐT hủy bỏ hoặc thay thế bằng BPNC khác.

Trường hợp bị can bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, khẩn cấp, theo lệnh truy nã và đang bị tạm giữ nhưng không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam mà được CQĐT áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Qua kiểm sát, nếu xác định việc áp dụng biện pháp cho bảo lĩnh của CQĐT không có căn cứ hoặc có vi phạm pháp luật thì VKS có quyền yêu cầu khắc phục, thay thế bằng BPNC khác.

Trường hợp bị can đang bị tạm giam thì việc hủy hỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp bảo lĩnh sẽ do CQĐT hoặc VKS quyết định. Nếu thời hạn tạm giam đã hết, xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam mà CQĐT quyết định thay thế bằng biện pháp bảo lĩnh thì VKS sẽ kiểm sát căn cứ, điều kiện áp dụng biện pháp này. Nếu không đúng pháp luật thì yêu cầu CQĐT khắc phục. Trường hợp thời hạn tạm giam vẫn còn nhưng xét thấy có thể thay thế biện pháp này bằng biện pháp bảo lĩnh thì VKS sẽ quyết định trên cơ sở đề nghị của CQĐT.

Như vậy, có thể thấy chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh của VKSND là những hoạt động có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án một cách kịp thời, đúng thời hạn luật định.

2.1.4.3. Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm

Theo Điều 93 BLTTHS: Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là một trong các BPNC được áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam, nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các CQTHTT.

Theo Thông tư 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự, việc áp dụng phải có đủ các điều kiện: 1/ Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu;

có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. 2/ Bị can, bị cáo có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo quy định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần mà không có hoặc không đủ tiền để đặt bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp của họ. 3/ Có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không tiêu hủy, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử. 4/ Việc bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. 5/ Không thuộc một trong các trường hợp sau: - Bị can, bị cáo phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. – Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. – Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; phạm tội rất nghiêm trọng thuộc loại tội phạm về ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản. – Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã. – Bị can, bị cáo là người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. – Bị can, bị cáo là người nghiện ma túy. – Bị can, bị cáo là người tổ chức trong trường hợp phạm tội có tổ chức. – Hành vi phạm tội gây dư luận xấu trong nhân dân [7, Điều 3].

Đối với BPNC này, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Thứ nhất, phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và kiểm sát việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm của CQĐT.

Một điểm chú ý khi áp dụng biện pháp này so với biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và bảo lĩnh là quyết định áp dụng biện pháp này của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp phải được VKSND cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Khi CQĐT đề nghị phê chuẩn thì trong thời hạn hai

ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, công văn đề nghị phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu có liên quan, VKS thực hiện chức năng kiểm sát của mình, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và khả năng tài chính của bị can hoặc của người đại diện hợp pháp của bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần để ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm [7, Điều 11].

Trường hợp ra quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, VKSND phải quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn. Trường hợp không phê chuẩn thì CQĐT ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và phải thông báo ngay cho bị can, người được ủy quyền và người đại diện hợp pháp của họ biết [7, Điều 11].

Thứ hai, VKSND trực tiếp ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Trong giai đoạn truy tố, bên cạnh việc kiểm tra các căn cứ, tài liệu liên quan đến tội phạm và người phạm tội thì VKSND cũng có trách nhiệm kiểm tra các tài liệu liên quan đến việc áp dụng các BPNC của CQĐT đối với bị can để có những quyết định thích hợp.

Đối với bị can đang bị áp dụng biện pháp tạm giam mà VKS thấy có căn cứ để hủy bỏ biện pháp này để thay thế biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thì VKS ra quyết định áp dụng. Trường hợp bị can không bị áp dụng biện pháp tạm giam trong suốt quá trình điều tra, nhưng có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp đó thì VKS căn cứ vào các điều kiện luật định có thể quyết định biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Thời hạn ra quyết định áp dụng BPNC này là hai ngày làm việc, kể từ khi nhận được giấy nộp tiền vào tài khoản tạm giữ hoặc biên bản về việc nộp tiền và khi ra quyết định định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm,

đó đến cơ sở đang giam giữ bị can, bị cáo để thi hành [7, Điều 11]. Khi áp dụng BPNC này, VKS phải căn cứ vào các điều kiện áp dụng, thủ tục áp dụng, mức tiền áp dụng,... theo đúng quy định pháp luật.

Trong trường hợp mà bị can đã được CQĐT áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thì trong giai đoạn truy tố, VKSND có trách nhiệm quản lý, theo dõi tiếp việc chấp hành nghĩa vụ của bị can để có quyết định xử lý thích hợp. Cụ thể như đối với trường hợp hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thì phải thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và phải đúng thẩm quyền theo khoản 2 Điều 12 Thông tư số 17/2013, như: việc điều tra, truy tố vụ án bị đình chỉ, việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố. Thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Luật 60 38 01 04 (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)