Những yêu cầu để nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố. Thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Luật 60 38 01 04 (Trang 73 - 78)

trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố

3.1.1. Yêu cầu từ công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Mục tiêu mà Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đó là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. VKSND có vai trò không nhỏ trong công cuộc cải cách tư pháp để đạt được mục tiêu đó.

VKSND là cơ quan tham gia trong tất cả các giai đoạn TTHS, đồng thời việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tạo điều kiện cho VKSND phát hiện ra các vi phạm trong hoạt động tư pháp. Những vi phạm này bao gồm cả trong việc điều tra, xét xử, thi hành án,.... Trên cơ sở đó góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn ngừa sự lạm quyền trong hoạt động TTHS cũng như ngăn chặn việc xâm hại đến các quyền cơ bản của công dân. Quyền con người, quyền công dân đã được pháp luật bảo hộ, vì vậy cần phải tôn trọng. Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình nhằm làm rõ hành vi phạm tội để xử lý theo pháp luật, mà còn phải tôn trọng các quyền con người, quyền công

dân. VKSND là cơ quan hoạt động có hiệu quả nhất, mang tính chất khách quan bảo đảm cho quyền con người, quyền công dân được tôn trọng.

Nghị quyết 49 cũng khẳng định trước mắt, VKSND vẫn giữ nguyên hai chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp và “tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra”.

Thực tiễn cho thấy, ngoài chức năng công tố, VKSND cần tiếp tục thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm cho việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong các giai đoạn TTHS. Thực hiện tốt chức năng này sẽ phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lạm quyền trong hoạt động tố tụng nói chung, trong việc áp dụng các BPNC nói riêng. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định “Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” [3]. Như vậy, văn kiện của Đảng đã ghi nhận, khẳng định chức năng của VKSND. Việc thực hiện nội dung “tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra” vẫn còn hạn chế, chưa đặt được hiệu quả cao, chưa xây dựng được một nền công tố mạnh, phát huy được vai trò của VKSND trong hoạt động điều tra, trong đó có việc áp dụng các BPNC. Để đạt được hiệu quả hơn nữa thì VKSND phải bám sát quá trình điều tra, nắm chắc tiến độ điều tra. Trong quá trình điều tra tội phạm, phải tham gia sâu hơn, tích cực hơn vào quá trình điều tra, cùng chịu trách nhiệm với CQĐT về kết quả điều tra. Chủ động cùng với CQĐT tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình điều tra. Điều đó không chỉ bảo đảm việc tuân thủ các quy định pháp luật mà còn bảo đảm các quyền, lợi ích của những người tham gia tố tụng khác (người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam,...).

nhất cũng là biện pháp được quan tâm nhiều nhất của các cơ quan tư pháp. Nghị quyết 49 đã nêu: “Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam”. Như vậy, theo yêu cầu của cải cách tư pháp thì căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam sẽ được quy định cụ thể hơn, đối tượng để áp dụng biện pháp này sẽ phải thu hẹp hơn so với hiện tại. Về thẩm quyền áp dụng cũng được thu hẹp lại để phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động TTHS.

Kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị đã nêu phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND. Cụ thể là VKSND sẽ được thành lập theo bốn cấp: VKSND sơ thẩm khu vực, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp cao, VKSND tối cao. VKSND sơ thẩm khu vực không phụ thuộc vào đơn vị hành chính nhà nước cấp huyện trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đây là định hướng rất mới. Để thực hiện đề án theo định hướng trên cần rất nhiều thời gian để hoàn thành, thậm chí là gặp khó khăn, trở ngại.

Chiến lược cải cách tư pháp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. VKSND là một bộ phận hợp thành quan trọng của các cơ quan tư pháp do đó cũng phải được xem xét, đổi mới để phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp.

3.1.2. Yêu cầu từ thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự

Trong những năm qua, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc áp dụng BPNC trong hoạt động TTHS, nhất là trong giai đoạn điều tra, truy tố đã tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho hoạt động điều tra, truy tố của

CQĐT và VKSND, cũng như đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo pháp chế và quan trọng nhất đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về BPNC đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua đã có những sai phạm nhất định trong áp dụng các BPNC. Việc không tuân thủ các quy định pháp luật và các nguyên tắc trong áp dụng BPNC vẫn diễn ra. Điều đó dẫn đến trường hợp áp dụng BPNC khi chưa đến mức cần thiết và có trường hợp lại không áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ cần thiết làm bỏ lọt tội phạm, gây khó khăn cho các hoạt động TTHS, đặc biệt là giai đoạn điều tra ban đầu.

Trong các BPNC đã nêu thì ba biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam có nhiều vi phạm nhất. Là ba biện pháp được áp dụng rất nhiều, chiếm tỷ lệ cao hơn so với các biện pháp khác. Dường như việc áp dụng các biện pháp này đem lại khá nhiều thuận lợi các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là CQĐT. Nó như là bước bắt đầu cho quá trình TTHS, và việc bắt được hay tạm giữ, tạm giam được đối tượng là đầu mối rất quan trọng trong quá trình điều tra vụ án. Chính vì vậy mà cơ quan tiến hành tố tụng không có lý do gì mà không áp dụng, mặc dù căn cứ áp dụng còn “non”. Điều đó có thể xâm hại nghiêm trọng đến quyền tự do, quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của con người.

Hiện tượng bắt, giam giữ người vì không có lệnh bắt, không tôn trọng quy định pháp luật vẫn xảy ra, thậm chí có trường hợp tạm giữ không đúng đối tượng, ví dụ như trường hợp có tính chất ít nghiêm trọng hay tạm giữ cả những người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở việc điều tra. Chính việc nhận thức không đầy đủ về tính chất, vai trò và tầm

quan trọng của các BPNC đó mà dẫn đến việc vi phạm các quy định pháp luật, giảm uy tín của CQĐT và các cơ quan tiến hành tố tụng khác, xâm hại đến quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân. Nhưng cũng có những trường hợp mà CQĐT buộc phải áp dụng các biện pháp đó, mục đích không hẳn là nhằm phục vụ hoạt động điều tra mà vì bị can, ví dụ như: vì muốn áp dụng biện pháp tạm giam để “bảo vệ” bị can tránh khỏi việc bị trả thù của các đối tượng khác khi việc bảo vệ bị can đang chưa có cơ chế thực hiện.

Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự cũng cho thấy ngoài các BPNC: bắt, tạm giữ, tạm giam thì các BPNC còn lại, đặc biệt là biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú góp phần tạo thuận lợi đáng kế cho hoạt động điều tra, truy tố của CQĐT, VKSND. Khi áp dụng biện pháp này, CQĐT, VKSND cũng cân nhắc kỹ các điều kiện, căn cứ áp dụng, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho những người tiến hành tố tụng tập trung cho hoạt động điều tra, truy tố của mình. Khi cần thiết có thể triệu tập bị can đến phục vụ cho tiến trình tố tụng. Việc áp dụng các biện pháp ít nghiêm khắc hơn này cũng phần nào cho thấy nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước trong giải quyết trong TTHS. Nó cũng tạo sự yên tâm, tin tưởng của người bị áp dụng và góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho họ.

Các BPNC này được pháp luật TTHS ghi nhận từ rất lâu nhưng lại không đáp ứng được thực tiễn hiện nay. Việc áp dụng hạn chế các biện pháp này một phần gây gánh nặng cho việc áp dụng các biện pháp khác. Nếu thực sự việc áp dụng có hiệu quả thì sẽ đem lại rất nhiều thuận lợi cho hoạt động TTHS, cũng như việc bảo đảm quyền lợi của công dân.

Chính vì các yêu cầu trên cần thiết phải sửa đổi các quy định của pháp luật TTHS để có hành lang pháp lý áp dụng một các có hiệu quả các quy định của pháp luật TTHS về các BPNC. Đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp cũng như bảo đảm pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, bảo đảm các quyền con người,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, truy tố. Thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn ThS. Luật 60 38 01 04 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)