Vi phạm hành chính về Hải quan là một dạng cụ thể của vi phạm hành chính xâm hại các hoạt động quản lý của Nhà nước về Hải quan. Căn cứ vào tính chất của các quan hệ pháp luật hải quan được xác định theo từng lĩnh vực quản lý chuyên môn được qui định trong Luật Hải quan, các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành có liên quan đến hoạt
động hải quan mà người ta chia vi phạm hành chính về hải quan thành một số nhóm chủ yếu.
Các nhóm hành vi vi phạm cụ thể được quy định tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP và các quy định khác của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính thì có thể khái qt bao gồm:
- Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí q, đá q, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác; vi phạm các quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải;
- Hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà khơng phải là tội phạm và theo qui định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính về hải quan.
Việc qui định hành vi và chế tài xử phạt đối với 4 loại vi phạm hành chính nêu trên được qui định trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và các văn bản pháp luật khác có qui định hành vi và chế tài xử phạt mà văn bản đó có xác lập thẩm quyền xử phạt cho cơ quan hải quan.
- Trong từng nhóm vi phạm, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan qui định cụ thể từng hành vi vi phạm và chế tài xử phạt tương ứng bảo đảm việc xử phạt được thực hiện tuân thủ đầy đủ theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và đặc thù trong lĩnh vực hải quan nói riêng.
Tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các hành vi trên dù với lỗi cố ý hay vô ý đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Nhưng cán bộ, cơng chức hải quan có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan hải quan phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Do tính chất đặc thù trong lĩnh vực kinh tế, nhất là trong lĩnh vực hải quan là: hầu hết các vi phạm hành chính đều gắn liền với trị giá hàng hóa vi phạm, để bảo đảm tính khả thi trong thực tế, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan có qui định mức xử phạt cụ thể đối với những trường hợp cùng một hành vi vi phạm nhưng xảy ra ở các loại hình xuất nhập khẩu khác nhau thì có chế tài khác nhau, (ví dụ: cùng hành vi xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan về số lượng... nhưng tính chất loại hình nhập kinh doanh khác loại hình nhập nguyên phụ liệu gia công xuất khẩu), đồng thời cụ thể hóa mức phạt ở một số trường hợp theo loại hình và phương thức quản lý riêng, đặc thù. Bên cạnh đó có một số hành vi vi phạm được lượng hóa trị giá tang vật để qui định chế tài xử phạt cho phù hợp. Tang vật có trị giá lớn sẽ tương ứng với một mức phạt cao và ngược lại. Điều này xét ở góc độ nguyên tắc xử phạt thì chưa thật phù hợp xong xét ở góc độ thực tiễn thực thi thì hồn tồn phù hợp, bảo đảm ngăn chặn có hiệu quả vi phạm hành chính tương tự xảy ra.