- Xem xét và ra quyết định xử phạt, trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hoặc vượt quá thẩm quyền của mình thì chuyển hồ sơ
2.2.2. Các hình thức vi phạm chính
Trong những năm gần đây, có thể thấy phương thức, thủ đoạn vi phạm đang thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ tục hải quan mới, lợi dụng sự thay đổi của chính sách mặt hàng, chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu…Trong đó nổi cộm là những hình thức vi phạm sau:
Vi phạm về kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan:
Trong số các hành vi vi phạm, vi phạm về kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan khá phổ biến. Các hình thức thường thấy như khai sai tên hàng, số lượng, chất lượng, nhãn hiệu, mục đích sử dụng của hàng hóa, làm giả C/O, khai báo giá thấp hơn giá thanh tốn thực tế, nhập hàng khơng đủ điều kiện tiêu chuẩn, kỹ thuật theo qui định của pháp luật…
Ở khu vực biên giới và các tuyến đường bộ, chính sách miễn thuế đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới và chính sách ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu đang bị các đối tượng buôn lậu khai thác triệt để, gây khó khăn cho cơng tác quản lý. Chúng lợi dụng cư dân biên giới, khách du lịch, Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong các khu kinh tế để thu gom hàng lậu, sử dụng chứng từ hóa đơn quay vịng để vận chuyển nội địa. Bên cạnh đó, những năm gần đây, hiện tượng xe ô tô biển số Lào tạm nhập tái xuất, biển số liên doanh, biển số sử dụng tại các khu kinh tế cửa khẩu,biển số ngoại giao,…bị lợi dụng để lưu hành nội địa. Nghiêm trọng hơn là việc đục lại số khung, số máy của xe ô tô mới cho khớp với thông số của các ô tô đã qua sử dụng trong nước để hợp pháp hóa. Đặc biệt, do chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, giá xăng dầu nhiều thời điểm ở thị trường Việt Nam thấp hơn thế giới và một số nước lân cận dẫn đến hiện tượng xuất lậu xăng dầu diễn ra rất phức tạp. Trong 5 năm, toàn ngành đã phát hiện và bắt giữ trên 426.000 lít cùng 655 tấn xăng dầu các loại vận chuyển trái phép qua biên giới đường bộ và đường biển.
Vi phạm về thuế:
Đối với nhóm hành vi vi phạm về thuế, các mặt hàng vi phạm thường là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, các mặt hàng giá trị lớn như ô tô, xe máy, điện tử, hàng có thuế suất cao như rượu ngoại, thuốc lá, nguyên liệu sản xuất, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện,…Đối tượng vi phạm lợi dụng những bất cập, sơ hở của các chính sách ưu đãi, cơ chế quản lý để vi phạm. Ví dụ như lợi dụng phân luồng ưu tiên miễn kiểm tra thức tế hàng hóa để khai sai tên
hàng, mã hàng, chủng loại, số lượng,…Các thủ đoạn tinh vi hơn cũng đã được sử dụng như làm giả hồ sơ, chứng từ, móc nối với các đối tác nước ngoài hạ giá hàng hóa để gian lận thuế.
Gian lận về thuế cũng gia tăng ở khu vực doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng. Mặt hàng chủ yếu là nguyên phụ liệu may mặc, vải, quần áo, giầy dép, vật liệu xây dựng, điện tử, điện lạnh, gỗ, sản phẩm gỗ và phế liệu…Phương thức thủ đoạn phổ biến là gian lận định mức tiêu hao, phụ liệu; xuất khống, làm thủ tục tiêu hủy hàng hóa, nguyên liệu; bán nguyên phụ liệu và sản phẩm ra thị trường nội địa; nhập hàng hóa thành phẩm hoặc bán thành phẩm để gian lận xuất xứ Việt Nam nhằm hưởng thuế suất ưu đãi.
Loại vi phạm về thuế còn khá phổ biến tại các cửa khẩu hàng không, bưu điện quốc tế. Người vi phạm thường dùng thủ đoạn giấu hàng hóa trong người, trong hành lý và không không khái báo khi xuất nhập cảnh; tách vận đơn, lợi dụng định mức miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để vận chuyển trái phép hàng lậu. Một số đối tượng tinh vi hơn, sử dụng thủ đoạn chia nhỏ số lượng hàng hóa, gửi về nhiều địa chỉ khác nhau qua đường bưu điện nhưng thực chất chỉ có một người nhận. Hàng hóa vi phạm thường là hàng gọn nhẹ, giá trị kinh tế cao, dễ cất giấu như máy ảnh, camera, điện thoại di động, đồng hồ đeo tay, mỹ phẩm, đổ trang sức, kim loại quí, đá quý, ngoại tệ,…
Bên cạnh việc các hành vi vi phạm ngày càng phong phú và tinh vi, một vấn đề cần quan tâm khác là nhiều doanh nghiệp sau khi bị xử phạt vẫn tiếp tục vi phạm, thậm chí tái phạm rất nhiều lần. Điều này cho thấy một số hình thức xử phạt chưa đủ tính răn đe. Có thể kể ra đây một số ví dụ như: năm 2009, cơng ty xuất nhập khẩu Vinashin đã vi phạm tới 43 lần; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tầu Phà Rừng vi phạm 37 lần; cơng ty giấy An Hịa vi phạm 36 lần…
Bảng 2.3. Các doanh nghiệp nhiều lần vi phạm năm 2009
Doanh nghiệp Số lần vi phạm
Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp AALBORG 10 Cơng ty cổ phần vận tải biển quốc tế Bình Minh 13 Tổng cơng ty cơng nghiệp tàu thủy Bạch Đằng 15
Công ty Hồng Hà 16
Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam 16
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên TCT CNTT Nam Triệu 36
Cơng ty cổ phần giấy An Hịa 36
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên đóng tàu Phà Rừng 37
Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 43
Nguồn: Tổng cục Hải quan.