Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính và nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 29 - 37)

văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

1.3.2.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng tồn bộ q trình xử phạt vi phạm hành chính mà

các cấp hải quan có thẩm quyền phải tuân thủ nhằm bảo đảm cho công tác xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật.

Trên cơ sở các quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành; nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế được quy định tại Điều 104 Luật Quản lý thuế. Chính phủ đã quy định cụ thể các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và được hướng dẫn tại Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính và đến ngày 01/10/2009 Thơng tư 193/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ra đời thay thế cho Thơng tư số 62/2007/TT-BTC quy định chi tiết thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

Việc áp dụng một số các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định cụ thể như sau:

- Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP hoặc các Nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan.

Cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà từ chối nhận hàng thì vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm do mình thực hiện.

- Việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan phải do người có thẩm quyền xử phạt.

Người khơng có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì khơng được xử phạt. Trong thực tế kiểm tra, phát hiện có trường hợp nhân viên hải quan đã ra quyết định xử phạt đối với cả hành vi vi phạm có mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Như vậy là vi phạm nguyên tắc này vì nhân viên hải quan chỉ được phạt đến 200.000 đồng, và trong trường hợp này mức phạt tối đa (1.000.000 đồng) đã vượt quá thẩm quyền của nhân viên hải quan.

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp.

Xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là căn cứ để xem xét áp dụng mức xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 8, Điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định 128/2008/NĐ-CP; Điều 3, 4 Nghị định 97 và một số quy định cụ thể tại Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 97.

Trong lĩnh vực hải quan, có một số tình tiết giảm nhẹ cần được chú ý như: vi phạm lần đầu, trị giá tang vật thấp. Việc xem xét áp dụng mức xử phạt cụ thể phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng để quyết định mức phạt cho phù hợp. Một số hướng dẫn cụ thể như sau:

+ Một hành vi vi phạm do cùng một cá nhân, tổ chức thực hiện ở cùng một thời điểm trên nhiều tờ khai, hợp đồng thì chỉ xử phạt một lần; đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng "vi phạm nhiều lần trong cùng một lĩnh vực".

Trường hợp đã bị xử phạt về một hành vi vi phạm, nhưng chưa hết một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó ở lơ hàng khác thì áp dụng tình tiết tăng nặng là tái phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 128/2008/NĐ-CP khi ra quyết định xử phạt.

Đây là nội dung cụ thể hóa nguyên tắc "một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần" để hướng dẫn cho một số trường

hợp đặc thù xảy ra trong lĩnh vực hải quan như: khi tiến hành kiểm tra sau thông quan phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện một hành vi vi phạm ở cùng một thời điểm trên nhiều tờ khai, hợp đồng thì khi đó lập biên bản và ra quyết định xử phạt 1 lần, có áp dụng tình tiết tăng nặng là "vi phạm nhiều lần" để xác định mức tiền phạt. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt giảm xuống nhưng không được dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng cao nhưng khơng được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Đối với trường hợp cùng một lỗi vi phạm do cùng một cá nhân, tổ chức thực hiện trên nhiều tờ khai, lô hàng (hợp đồng), bị phát hiện và lập biên bản ở những thời điểm khác nhau thì thực hiện việc ra quyết định xử phạt đối với từng hành vi vi phạm đã được ghi nhận trong từng biên bản. Tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể áp dụng tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần (trong cùng lĩnh vực) đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.

+ Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan nêu tại khoản 1 Điều 3 Nghị định là trường hợp cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng đã qua một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.

+ Trường hợp hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan là hệ quả của một hành vi vi phạm khác trong cùng lĩnh vực hải quan thì chỉ xử phạt đối với hành vi vi phạm có chế tài xử phạt nặng hơn.

Ví dụ: Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi khai báo sai về mã số hàng hóa nhưng hàng hóa khai báo sai mã số đó cũng chính là hàng cấm nhập khẩu thì chỉ xử phạt cá nhân, tổ chức đó về hành vi nhập khẩu hàng cấm, mà không xử phạt về hành vi khai sai mã số hàng hóa.

- Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định 97/2007/NĐ-CP.

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp vi phạm hành chính được pháp luật quy định không xử phạt. Việc quy định không xử phạt một số trường hợp vi phạm hành chính nói chung, cũng như vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là xuất phát từ việc người thực hiện hành vi vi phạm nhưng khơng có lỗi (khơng do lỗi của người thực hiện); có những yếu tố, tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó; người vi phạm khơng có năng lực chịu trách nhiệm hành chính; và thông lệ và tập quán thương mại quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Việc không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định 97/2007/NĐ-CP cụ thể như sau:

+ Khơng xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phịng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

Những trường hợp khơng xử lý vi phạm hành chính theo khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.

Đối với trường hợp lợi dụng người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính phải bị tịch thu, mọi hậu quả do lợi dụng các đối tượng này để vi phạm đều phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.

+ Hàng hóa, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hỏa hoạn, thiên tai, địch họa, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết phải khai hải quan theo quy định của pháp luật; hàng hóa, phương tiện vận tải đó phải đưa ra khỏi Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.

+ Việc nhầm lẫn trong q trình gửi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ không bị coi là vi phạm hành chính khi người gửi hàng hoặc đại diện hợp pháp của người gửi hàng, người khai hải quan đã thông báo đầy đủ bằng văn bản với cơ quan hải quan, được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận trước khi Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định này không áp dụng đối với hàng hóa là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc Bảng I được quy định trong Cơng ước cấm vũ khí hóa học.

Đối với những trường hợp hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan được miễn kiểm tra thực tế thì thời điểm người khai hải quan thơng báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan được xác định là thời điểm có quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa của cấp hải quan có thẩm quyền. Quy định này khơng áp dụng cho trường hợp có đủ căn cứ pháp lý chứng minh vi phạm xảy ra do có sự thơng đồng giữa bên mua và bên bán hoặc bên vận tải để buôn lậu, vận chuyển trái phép hoặc trốn thuế.

+ Đã khai bổ sung hồ sơ hải quan trong trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan phát hiện hồ sơ hải quan đã nộp có sai sót; Người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi

cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. (Trong trường hợp này, người nộp thuế vẫn bị xử phạt về hành vi chậm nộp thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Khoản 9, Điều 1 Nghị định 18/2009/NĐ-CP).

+ Nhập khẩu hàng hóa khơng đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng nhưng hàng thực nhập ít hơn số đã khai.

+ Một số trường hợp nhập khẩu hàng hóa khơng đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng mà trị giá tang vật vi phạm không vượt quá mức quy định cụ thể tại Nghị định 97/2007/NĐ-CP.

+ Nhập khẩu hàng hóa khơng đúng với khai hải quan nhưng số thuế đã khai bằng hoặc lớn hơn số thuế phải nộp mà khơng có ý định trốn tránh việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu (chính sách mặt hàng, số thuế phải nộp).

+ Khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số thuế suất lần đầu.

+ Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng (dạng khối, thỏi, hạt, miếng) của người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu, giấy thông hành mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng.

1.3.2.2. Nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Trong lĩnh vực hải quan, vi phạm pháp luật hải quan diễn ra ở hầu hết các khâu nghiệp vụ của quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan. Vì vậy, để giữ vững trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, giữ vững trật tự pháp luật và đấu tranh có hiệu quả đối với những hành vi vi phạm hành chính nói chung và về hải quan nói riêng thì việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là một điều tất yếu.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thể hiện quyền lực Nhà nước, thực hiện sự cưỡng chế đối với các chủ thể vi phạm pháp luật hải quan góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm hành chính, tăng cường trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước về hải quan, khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan gây ra.

Về cơ bản, nguyên tắc áp dụng văn bản về xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong lĩnh vực hải quan, do vi phạm hành chính được xác lập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, trong đó có xác lập thẩm quyền xử phạt của cơ quan hải quan. Do vậy, nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật về xử phạt mặc dù không được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nhưng được áp dụng thường xuyên trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Cụ thể: - Việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Luật Quản lý thuế, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 128/2008/NĐ-CP; Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP.

- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

- Trong trường hợp Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

- Trường hợp Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định khác nhau về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)