Với cách hiểu (khái niệm) nêu trên, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khác về bản chất với góp vốn bằng tài sản khác. Điều đó xuất phát từ quan điểm coi quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, gắn liền với
đất đai. Trong khi đó, đất đai được xác định là bất động sản, là loại tài sản có giá trị lớn, cố định về vị trí, khơng thể di dời được và có tính bền vững. Vì vậy quyền sử dụng đất nói chung, trong việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng cũng có những nét đặc thù nhất định.
Thứ nhất, đối tượng của việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất là
quyền sử dụng đất mà không phải là đất đai. Quyền sử dụng đất mới là tài sản của chủ sử dụng đất. Sau khi chủ thể có quyền sử dụng đất đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp thì quyền sử dụng đất đã trở thành tài sản của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có quyền sử dụng đối với diện tích đất mà người góp vốn có quyền sử dụng trong thời hạn góp vốn. So sánh với góp vốn bằng tài sản thơng thường, ở đây có sự khác biệt đáng kể. Nếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, đối tượng là quyền sử dụng đất, thì góp vốn bằng tài sản thơng thường khác lại có đối tượng góp vốn là các tài sản cụ thể như một tòa nhà hay một con tàu, một cửa hiệu.
Thứ hai, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất không làm thay đổi hình thức sở hữu đối với diện tích đất được cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đã đem góp vốn vào doanh nghiệp. Điều này bắt nguồn từ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, các cá nhân, tổ chức được giao đất, cho thuê, cộng nhận quyền sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đối với diện tích đất đó. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa góp vốn bằng quyền sử dụng đất so với góp vốn bằng các tài sản khác vì thơng thường, tài sản được góp vốn để tiến hành sản xuất, kinh doanh là tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức góp vốn. Người có tài sản góp vốn có đầy đủ ba quyền sử hữu, quyền sử dung và quyền định đoạt tài sản (tất nhiên là trước khi góp vốn).
Thứ ba, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện
trong thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất. Nếu hết thời hạn giao đất hoặc cho th đất thì việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị chấm dứt. Công ty đang sử dụng diện tích đất mà trước đó cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất, phải trả lại đất cho Nhà nước hoặc tiến hành thủ tục để được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất. Nếu hết thời hạn góp vốn mà thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất chưa hết thì cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất có quyền lấy lại diện tích đất mà trước đó đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty. Với đặc điểm này cũng cho phép chúng ta phân biệt được với các hình thức góp vốn khác. Ví như góp vốn bằng tiền thì đương nhiên kể từ thời điểm góp vốn, tiền đó thuộc về bên nhận góp vốn để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và không thể trả lại cho người đã góp khi doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc sau một thời hạn nhất định.
Thứ tư, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định, như: điều kiện về định giá, sử dụng đất đúng mục đích; điều kiện về thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất… trong đó, có một điều kiện quan trọng là việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi được các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất góp vốn, cơng ty có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng đất đai.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng có những điểm chung giống góp vốn bằng tài sản thơng thường vì xét về bản chất và theo quy định của Luât dân sự, quyền sử dụng đất là một quyền tài sản. Tuy vậy, do quyền sử dụng đất có những đặc trưng
nhất định nên góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng có những đặc điểm riêng khác với góp vốn bằng các tài sản thơng thường khác.
Chương 2