Một số đặc điểm chung của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đấu tranh, phòng chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 32 - 36)

Tội phạm là hành vi của con ng-ời có năng lực nhận thức và năng lực hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra một sự nguy hiểm nhất định cho

xã hội. Bản thân tội phạm và diễn biến của nó trực tiếp tác động tới lợi ích của từng cá nhân và toàn xã hội, trực tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra sự nguy hiểm cho các mối quan hệ xã hội. Ng-ợc lại, các quan hệ xã hội trong quá trình vận động và phát triển cũng có tác động nhất định, ảnh h-ởng tới tình hình tội phạm theo cả hai h-ớng tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy, khi nghiên cứu tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con ng-ời trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chúng ta nghiên cứu nó với các mối quan hệ vớ i tình hình tội phạm chung và các điều kiện, đặc điểm về mọi mặt đời sống xã hội, kinh tế, chính trị... của tỉnh. Từ đó, chúng ta mới có thể nhận thức đ-ợc đầy đủ, đúng đắn hiện t-ợng xã hội này và có cơ sở đề ra các biện pháp tác động, làm chuyển biến tìn h hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con ng-ời nói riêng một cách có hiệu quả.

Bên cạnh sự phát triển về diện tích, dân c-, đời sống nhân dân của tỉnh Bắc Ninh và tác động xu h-ớng hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con ng-ời nói riêng luôn có xu h-ớng gia tăng về số l-ợng, tính chất và mức độ trong những năm gần đây. Diễn biến của tình hình tội phạm nói chung và cũng nh- diễn biến của tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con ng-ời đã và đang gây những tác hại về mặt kinh tế - chính trị - xã hội và đời sống nhân dân, ảnh h-ởng tới truyền thống đạo đức cũng nh- hình ảnh của vùng quê kinh bắc – văn hiến lâu đời. Ng-ợc lại, các mặt kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh cũng có những tác động nhất định tới tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con ng-ời từ hai h-ớng tích cực và tiêu c ực.

Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đ-ợc tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, có diện tích tự nhiên là 807,6 km2, dân số cả tỉnh là 951.587 ng-ời với 8 đơn vị hành chính là Thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du, Từ Sơn, Yên P hong, Quế Võ, Gia Bình, L-ơng Tài, Thuận Thành. Tỉnh Bắc Ninh nằm trong l-u vực sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, là một tỉnh tiếp giáp với các địa ph-ơng nh- Thủ đô Hà Nội, Hải D-ơng, H-ng Yên, Bắc Giang. Là vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía bắc, đồng thời nằm trên trục giao thông quốc gia Hà Nội - Lạng Sơn - Hạ Long. Với truyền thống văn hoá lâu đời, Bắc Ninh là vùng quê có nhiều lễ hội truyền thống, hàng năm thu hút hàng vạn khách du lịch trong và ngoài n-ớc đến thăm các khu di tích lịch sử, văn hoá, thăm các làng nghề truyền thống cùng các hoạt động buôn bán, giao l-u kinh tế, văn hoá.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số cơ sở công nghiệp với vốn đầu t- và liên doanh với n-ớc ngoài nh- khu công nghiệp Quế Võ, Tiên Sơn. Bên cạnh đó các làng nghề truyền thống cũng đ-ợc khôi phục và phát triển nh- các làng nghề Đa Hội, Đống Cao, Đồng Kỵ, Đại Bái…Ngoài các khu kinh tế tập trung ra thì trên địa bàn tỉnh cũng có rất nhiều các tr-ờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Với các điều kiện đó hiện Bắc Ninh là nơi thu hút rất nhiều nhân công ở các nơi đổ về để kiếm việc làm. Với định h-ớng chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá, do vậy, trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh đang có sự chuyển dịch theo h-ớng tích cực, đời sống của nhân dân đ-ợc nâng cao. Hiện nay, toàn tỉnh có 42 làng nghề, 16.500 hộ kinh doanh, trong đó số hộ công th-ơng chiếm 16%, thu hút hàng vạn lao động. Bắc Ninh cũng là một tỉnh có tốc độ đô thị hoá khá nhanh, nếu nh- tr-ớc đây thị xã Bắc Ninh ch ỉ bao gồm các ph-ờng Tiền An, Ninh Xá, Thị Cầu, Đáp Cầu nằm dọc theo quốc lộ 1A thì cho đến

hiện nay số l-ợng các ph-ờng đã mở rộng thêm bao gồm các ph-ờng mới nh- ph-ờng Đại Phúc, Suối Hoa, Hoà Đình, Kinh Bắc. Thị xã Bắc Ninh đã đ-ợc Đảng và nhà n-ớc công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, một số thị trấn nh- thị trấn Từ Sơn thuộc huyện Từ Sơn và thị trấn Phố Mới thuộc huyện Quế Võ cũng đang đ-ợc xem xét công nhận là thị xã. Bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều hạn chế, tốc độ đô thị hóa quá nhanh, xã hội có sự phát triển v-ợt bậc so với thời kỳ bao cấp trong khi năng lực quản lý của chính quyền địa ph-ơng còn yếu đã dẫn đến sự buông lỏng quản lý, thiếu văn bản quy phạm pháp luật và thiếu c-ơng quyết trong việc thực hiện chủ tr-ơng, chính sách của Đản g, Nhà n-ớc đã dẫn đến việc hình thành, tồn tại khá nhiều địa bàn thuận lợi cho hoạt động phạm tội. Theo số liệu điều tra cơ bản, toàn thành phố có nhiều địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, phần lớn những địa bàn này là khu vực công cộng đó là các nhà ga, bến xe, công viên, chợ, khu vực giáp ranh… Trong tỉnh vẫn còn khá nhiều địa bàn dân cư phức tạp như khu 1 Thị Cầu, khu 6 Đáp Cầu, Thành Bắc, Niềm Xá thuộc thành phố Bắc Ninh… Đây thực sự là những địa bàn lý tưởng, là nơi tập trung hoạt động phạm tội, nơi hội tụ của bọn tội phạm và các đối t-ợng hoạt động tệ nạn xã hội do thiếu sự quản lý, giám sát của chính quyền. Hiện nay, tỉnh vẫn đang trong quá trình quy hoạch đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, thu hút nhiều nhân công từ các nơi về đây tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, rất nhiều thanh niên trong tỉnh bỏ đi làm thuê tại các bãi vàng trong toàn quốc, nay vì nhiều lý do khác nhau đã trở về quê sinh sống, dẫn đến việc quản lý, phân loại các đối t-ợng rất khó khăn. Đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm và tệ nạn trên địa bàn tỉnh tăng hơn so với tr-ớc khi tách tỉnh, trong đó có các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con ng-ời.

Cùng với nền kinh tế thị tr-ờng, sự phân hoá giàu nghèo cũng trở nên rõ rệt, tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội, việc làm cho ng-ời lao động vẫn còn nan giải, các chính sách xã hội còn nhiều bất cập, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, hoạt động phạm tội trên địa bàn ngày càng tinh vi xảo quyệt và gia tăng. Trong những năm cuối thập niên 90, tỷ lệ ng-ời thiếu việc làm đang tăng lên theo xu h-ớng ngày càng cao, số liệu điều tra của Uỷ ban nhân dân tỉnh hàng năm có 12.000 ng-ời đến tuổi lao động nh-ng ch-a có việc làm và khoảng 4.000 học sinh đang độ tuổi đi học nh-ng không có điều kiện đi học. Tỷ lệ thất nghiệp ở Bắc ninh tính đến năm 2002 là 7,08% [45]. Vấn đề trên tạo gánh nặng về xã hội mà ch-a thể giải quyết đ-ợc ngay và cũng ảnh h-ởng trực tiếp đến tình hình tội phạm nói chung và các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con ng-ời nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đấu tranh, phòng chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 32 - 36)