trong giai đoạn được nghiên cứu
3.2.1. Nhận thức chung về thực tiễn xét xử
1) Khái niệm thực tiễn xét xử: Thực tiễn xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mà trong đó thực tiễn pháp lý là một hình thức quan trọng. Trong thực tiễn pháp lý cũng bao gồm nhiều lĩnh vực mà trong đó hoạt động áp dụng pháp luật là một dạng chủ yếu bên cạnh các dạng hoạt động khác: Hoạt động sáng tạo pháp luật và thực tiễn thực hiện các quyền của chủ thể.
Từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của các Tòa án nước ta, tác giả có thể đưa ra định nghĩa về khái niệm khoa học của phạm trù thực tiễn xét xử như sau: Thực tiễn xét xử là một dạng của thực tiễn pháp lý, là hoạt động của Tòa án và được thể hiện bằng các hình thức chủ yếu như cụ thể hóa và áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án tại phiên tòa, tự do làm ra pháp luật của Tòa án, các án lệ, cũng như tổng kết và đưa ra những giải thích thống nhất mang tính chỉ đạo về việc áp dụng pháp luật.
2) Các đặc điểm cơ bản của thực tiễn xét xử
Từ khái niệm khoa học trên đây cho phép tác giả đưa ra thực tiễn xét xử có những đặc điểm cơ bản sau đây: Là một dạng của thực tiễn pháp lý; Được thể hiện bằng hình thức là các án lệ; Là sự tự do làm ra pháp luật của Tòa án; Được thể hiện bằng hình thức cụ thể và áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án tại phiên tòa; Tổng kết và đưa ra những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng pháp luật.
3.2.2. Áp dụng pháp luật hình sự với tính chất là một hình thức của thực tiễn xét xử
cao về việc áp dụng pháp luật hình sự ở Việt Nam thường được thể hiện trong nhiều loại văn bản hướng dẫn khác nhau của cơ quan xét xử cao nhất nước ta nhưng về cơ bản chúng nằm trong các văn bản của Tòa án nhân dân tối cao như: Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán; Các báo cáo tổng kết công tác hàng năm, các chỉ thị Công văn hướng dẫn việc áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao; Các Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương (như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp).
Các giải thích thống nhất mang tính chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng pháp luật hình sự được soạn thảo trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử trong quá trình cụ thể hóa và áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án hình sự tại các phiên tòa của tòa án nhân dân các cấp trên phạm vi cả nước.
Chính vì vậy, bản chất pháp luật của các giải thích thống nhất mang tính chỉ đạo này của Tòa án nhân dân tối cao là việc đưa ra các luận điểm và hướng dẫn của cơ quan xét xử cao nhất của đất nước cho các Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật cấp dưới của nước ta để: Áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật hình sự; Vận dụng đúng đắn chính sách hình sự nói chung và đường lối xử lý về hình sự nói riêng đối với các loại tội phạm cụ thể riêng biệt và các loại người phạm tội khác nhau.
Trong việc thông qua các giải thích thống nhất mang tính chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng pháp luật hình sự (đặc biệt là các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) đều có sự tham gia của lãnh đạo cao nhất (hoặc đại diện cho họ) từ các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương (như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và một số Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan) nên chúng có hiệu lực
pháp lý bắt buộc trong khi áp dụng các quy định tương ứng của pháp luật hình sự không chỉ đối với tất cả hệ thống Tòa án, mà còn đối với toàn bộ các hệ thống của các cơ quan bảo vệ pháp luật từ Trung ương đến địa phương.
Việc đưa ra các luận điểm trong các giải thích thống nhất có tính chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về áp dụng pháp luật hình sự, hình thức này từ lâu đã và đang khẳng định: thực tiễn xét xử có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.
3.2.3. Thực tiễn xét xử với tính chất là nguồn của pháp luật hình sự quốc gia trong giai đoạn được nghiên cứu. (1945-1955)
1) Việc nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này cho thấy, các luận điểm trong các giải thích thống nhất mang tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về áp dụng pháp luật hình sự đã thể hiện bản chất pháp lý của chúng với tư cách là một trong các nguồn rất quan trọng của luật hình sự nước ta vì các luận điểm này không chỉ là các căn cứ pháp lý chủ yếu của Nhà nước trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, mà còn là những nền tảng quan trọng để hình thành nên các chế định và Bộ luật hình sự năm 1985 sau này.
2) Các giải thích thống nhất mang tính chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng các quy định của Phần chung trước pháp điển hóa lần thứ nhất (1985) đã được đề cập và giải quyết ở các mức độ khác nhau trong một loạt các văn bản của Tòa án nhân dân tối cao trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử thời kỳ này và chính điều đó đã góp phần xây dựng và phát triển các quy định của Phần chung pháp luật hình sự của nước ta, mà dưới đây là các ví dụ cụ thể:
a) Về chính sách, đường lối xử lý hình sự (nói chung) và đường lối xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (nói riêng) đã được đề cập
và hướng dẫn có thể nhận thấy trong một loạt các bản Báo cáo tổng kết công tác hàng năm tại Hội nghị tổng kết công tác ngành những năm 1960-1970 của Tòa án nhân dân tối cao [40, tr.76-104; 41,tr.76-96] và trong bản chuyên đề sơ kết kinh nghiệm về thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội (Kèm theo Công văn số 37/NCPL ngày 6/1/1976 của Tòa án nhân dân tối cao) [41, tr.25-63].
b) Về các dạng của lỗi cố ý, tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm và các giai đoạn thực hiện tội phạm - có thể nhận thấy trong Bản tổng kết chuyên đề về thực tiễn xét xử loại tội giết người số 452/HS-2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao [40, tr.27-28].
c) Về chế định đồng phạm – có thể nhận thấy trong Chỉ thị số 1 ngày 14/3/1963 của Tòa án nhân dân tối cao về xử lý tội giết trẻ sơ sinh, Báo cáo tổng kết công tác năm 1963 của Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo bổ sung của Tòa Hình sự I về công tác trấn áp phản cách mạng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 1968 của Tòa án nhân dân tối cao, Dự thảo Thông tư ngày 16/3/1973 của Liên bộ Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an hướng dẫn về nhận thức thống nhất đối với hai Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản và Lời tổng kết Hội nghị công tác năm 1971 của Tòa án nhân dân tối cao [40, tr.29-33].
d) Về các dạng của lỗi vô ý – có thể nhận thấy trong dự thảo Thông tư ngày 16/3/1973 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an (đã nêu), cũng như trong Bản tổng kết số 10/NCPL ngày 08/01/1968 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn đường lối xử lý tội thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy tắc an toàn lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng [40, tr.381-388].
kết chuyên đề về thực tiễn xét xử loại tội giết người số 452/HS-2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao (đã nêu trên) và trong Chỉ thị số 07/HS-2 ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử các tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe công dân do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ [48, tr.8-15].
e) Về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự – có thể nhận thấy trong Lời tổng kết tại Hội nghị tổng kết công tác của Tòa án nhân dân tối cao năm 1974. [40, tr.105; 41, tr.63-64]
f) Về các vấn đề liên quan luật hình sự (Phần chung) như: chế định nhiều tội phạm, chế định tự nguyện nửa chừng chấm dứt tội phạm, danh mục mẫu các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự – có thể nhận thấy trong Bản tổng kết về thực tiễn vận dụng các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ (Kèm theo Công văn số 38/NCPL ngày 16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao) [41, tr.97-124] với 4 phần La Mã, mà cụ thể là: Phần I – Đặc điểm ý nghĩa và tầm quan trọng của các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ; Phần II – Các tình tiết tăng nặng (với sự phân chia thành 3 nhóm tình tiết tăng nặng cụ thể như: thuộc về mặt khách quan của tội phạm, thuộc mặt chủ quan của tội phạm và thuộc về nhân thân người phạm tội); Phần III – Các tình tiết giảm nhẹ (cũng với sự phân chia thành 3 nhóm tình tiết giảm nhẹ cụ thể như trên); Phần IV – Vận dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để lượng hình.
g) Về mục đích của hình phạt – có thể nhận thấy trong Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về công tác của ngành Tòa án năm 1959 và trong Luật số 18 ngày 14/7/1960 về tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân (Điều 1) [40, tr.36]
h) Về các chế định nhỏ trong hệ thống các biện pháp tha miễn như: miễn trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt – có thể nhận thấy trong Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về công tác của ngành Tòa án năm 1972 [40, tr.102-104].
i) Về các điều kiện và thủ tục giảm án tha tù trước thời hạn có điều kiện. – có thể nhận thấy trong Thông tư số 73-TTg/LB ngày 11/8/1959 của Liên Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Viện Công tố Trung ương - Tòa án nhân dân tối cao về điều kiện và thủ tục xử tha tù trước kỳ hạn [40, tr.151-154] và tiếp theo sau đó 1 năm, đã được giải thích rõ trong Thông tư số 1552 NC/TH ngày 11/8/1960 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giảm án tha tù trước thời hạn [40, tr.155-156].
k) Về chế định án treo – có thể nhận thấy trong Thông tư số 2380/NCPL ngày 1/12/1961 của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng án treo [40, tr.119-137]. Văn bản này đã được Tòa án nhân dân tối cao soạn thảo trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử để đề ra một số phương hướng thống nhất mang tính toàn diện về chế định án treo mà trong đó đã đưa ra những giải thích, hướng dẫn và làm sáng tỏ 4 nhóm vấn đề cơ bản như: Ý nghĩa của chế định án treo; Điều kiện áp dụng án treo; Hiệu lực pháp lý của án treo và; Thủ tục áp dụng án treo.
3) Những giải thích thống nhất có tính chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng các quy định của Phần riêng pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn được nghiên cứu đã được thể hiện ở các mức độ khác nhau trong rất nhiều văn bản của Tòa án nhân dân tối cao trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử để đưa ra đường lối xử lý hình sự đối với các loại tội phạm cụ thể (mà trong đó đôi khi còn bao gồm cả việc xây dựng một số cấu thành tội phạm cụ thể mới và quy định các chế tài pháp lý hình sự tương ứng), chẳng hạn như:
a) Về các tội xâm phạm an ninh quốc gia (mà trước đây thường gọi là các tội phạm cách mạng) – có thể nhận thấy trong Báo cáo tổng kết và Lời tổng kết Hội nghị công tác ngành Tòa án năm 1976, cũng như năm 1977 [40, tr.139-154].
b) Về các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế - tài chính – có thể nhận thấy trong một loạt văn bản của thực tiễn xét xử thời kỳ này như: Dự thảo Thông tư ngày 16/3/1973 của Liên bộ Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an về hướng dẫn thống nhất nhận thức hai Pháp lệnh về trừng trị các tội xâm phạm tài sản-Phần về tài sản xã hội chủ nghĩa (Kèm theo Công văn số 213/NCPL ngày 55/1973 của Tòa án nhân dân tối cao); Lời tổng kết Hội nghị công tác năm 1971 của Tòa án nhân dân tối cao; Báo cáo tổng kết công tác năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao; Chỉ thị số 693/HS-2 ngày 1/6/1964 về hướng dẫn đường lối xử lý các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; Bản tổng kết hướng dẫn đường lối xử lý tội đầu cơ (Kèm theo Công văn số 107/HS-2 ngày 10/2/1969 của Tòa án nhân dân tối cao); Chỉ thị số 9/NCPL ngày 23/12/1966 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn đường lối trong công tác đấu tranh chống tệ nấu rượu trái phép [40, tr.216-325]; Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử các loại tội xâm phạm đến tài nguyên rừng (Kèm theo Công văn số 27/TATC ngày 31/3/1975 của Tòa án nhân dân tối cao) [41, tr.163-178]; Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1974 và Lời tổng kết Hội nghị công tác ngành Tòa án năm 1977 [41, tr.180-184].
c) Về các tội xâm phạm nhân thân (tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm), tài sản riêng, cũng như các quyền và tự do của con người và của công dân – có thể nhận thấy trong một loạt văn bản của Tòa án nhân dân tối cao thời kỳ này như: Bản chuyên đề tổng kết về thực tiễn xét xử loại tội giết người (Kèm theo Công văn số 452/HS-2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao) [40, tr.326-356]; Báo cáo tổng kết công tác năm 1962 của Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo của Tòa Hình Sự-2 Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác toàn ngành năm 1967, Bản tổng kết số 10/NCPL ngày 8/1/1968 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn đường lối xử lý tội thiếu
trách nhiệm vi phạm quy tắc an toàn lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản [40, tr.371-389]; Lời tổng kết Hội nghị công tác ngành Tòa án năm 1976, năm 1977 và Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1977, Bản tổng kết thực tiễn xét xử về hành vi gây tai nạn làm chết người hoặc gây thương tích nặng do cố ý trong khi đi săn bắn [41, tr.193-226]; Báo cáo tổng kết và hướng dẫn về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục (Kèm theo Công văn số 329/HS-2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao), Báo cáo và Lời tổng kết Hội nghị tổng kết công tác năm 1968 của Tòa án nhân dân tối cao [40, tr.389-400]; Báo cáo tổng kết công tác năm 1967 của Tòa án nhân dân tối cao và Bản chuyên đề sơ kết công tác về hình sự thường Đấu tranh chống những hành vi vi phạm quyền dân chủ của nhân dân (Kèm theo Công văn số 582/HS-2 ngày 18/11/1972 của Tòa án