Sự phát triển của hệ thống các văn bản pháp luật hình sự Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự việt nam (phần chung) trong 40 năm sau cách mạng tháng tám (1945 1985) (Trang 37 - 44)

Nam trong giai đoạn 1955-1985

Bối cảnh lịch sử của đất nước trong 30 năm trước khi thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên (1955-1985) đó là sau chiến thắng vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (7/5/1954) Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết và kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954). Nhưng kẻ thù ngoan cố đã không thi hành Hiệp định Giơnevơ và nhân dân ta đã lại một lần nữa phải kháng chiến lần thứ 2 trong suốt 20 năm đánh bại kẻ thù xâm lược cướp nước và bán nước (1954-1975).

Từ bối cảnh lịch sử đã nêu trên, tác giả cho rằng sự phát triển của hệ thống các văn bản pháp luật hình sự của nước ta trong 30 năm (1955-1985) cần được nghiên cứu trên cơ sở phân chia thành 2 giai đoạn: Một là, trong 2 thập kỷ từ khi cấm việc áp dụng pháp luật hình sự cũ đến khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (1955-1975); hai là, trong 1 thập kỷ từ khi thống nhất 2 miền Nam-Bắc đến khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên (1975-1985).

Hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam trong giai đoạn 1955- 1975. Sau khi Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp (19/5/1955) thì nhân dân ta xây dựng cuộc sống mới trong hòa bình, nên việc nghiên cứu các quy định trong các văn bản pháp luật hình sự của nước ta giai đoạn này có ba điểm đặc trưng cơ bản (và đồng thời cũng là ba hướng chính được thực hiện để phát triển pháp luật hình sự nước

8/1945 được tạm thời áp dụng trong giai đoạn trước đây (1945-1955); Bắt đầu triển khai việc thông qua các văn bản pháp luật hình sự mới của Nhà nước công nông Việt Nam (ở đây có thể nhận thấy 2 nhóm chính là các đạo luật hình sự và các đạo luật có tính chất pháp luật hình sự mới); Thông qua các văn bản có tính chất chỉ đạo riêng của Tòa án nhân dân tối cao để giải thích việc áp dụng thống nhất pháp luật hình sự (hoặc có lúc là các văn bản liên ngành giữa Tòa án nhân dân tối cao với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp).

Vì tính chất rộng lớn và phức tạp của hướng chính thứ ba sẽ được nghiên cứu trong chương 3 về vai trò của thực tiễn xét xử đối với hệ thống pháp luật hình sự của nước ta trong 3 thập kỷ trước khi thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên (1955-1985). Do đó, tác giả chỉ đề cập đến 2 điểm đặc trưng cơ bản và đây cũng chính là 2 hướng chủ yếu để tiếp tục phát triển của hệ thống các quy định của pháp luật hình sự nước ta trong giai đoạn 1955-1975 như sau:

1) Xóa bỏ các quy định pháp luật hình sự của chế độ cũ đã được các Tòa án áp dụng trong giai đoạn 10 năm trước đây (1945-1955) không còn thích hợp, vì hòa bình đã được lặp lại trên Miền Bắc nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (theo như tinh thần Thông tư số 19/VHH-HS ngày 30/6/1955 của Bộ Tư pháp về việc áp dụng luật lệ). Từ giai đoạn này trong Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/7/1959 của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến thì các Tòa án trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được Tòa án nhân dân tối cao lưu ý như sau:

(...Những điều luật của đế quốc và phong kiến dù là hiểu và áp dụng với tinh thần mới chẳng những không còn thích hợp được nữa, mà trái lại không khỏi gây ra nhiều tai hại trong công tác.

Trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay,...hoàn toàn không thể sử dụng điều luật của đế quốc và phong kiến được nữa, dù là với tinh thần mới...

Để xét xử các vụ án hình sự và dân sự, cần áp dụng luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành trước đến giờ (luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư...), đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, án lệ của các tòa, của Tòa án tối cao...) [40, tr.5-6]

2) Thông qua các quy định pháp luật hình sự mới để đấu tranh với tội phạm và bảo vệ các quan hệ xã hội khác nhau trong cuộc sống. Nói chung, có thể phân chia các quy định này theo 2 loại (nhóm) văn bản là: Các văn bản pháp luật hình sự (gồm chủ yếu là các sắc lệnh, các pháp lệnh) mà đúng với nghĩa của chúng là các đạo luật hình sự, vì trong đó chỉ quy định các vấn đề về đấu tranh trực tiếp chống các loại tội phạm khác nhau, cũng như các hình phạt được áp dụng đối với người bị kết án; Các văn bản mang tính chất pháp luật hình sự (gồm nhiều loại khác nhau như các luật, pháp lệnh, sắc lệnh) và loại văn bản này tuy đã đề cập đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhưng để xử lý vi phạm các quy định trong các văn bản đó còn có cả các chế tài pháp lý hình sự. Chẳng hạn như:

a) Nhóm văn bản thứ nhất (các văn bản pháp luật hình sự) như: Sắc lệnh số 267 ngày 15/6/1956 về trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước [30, tr.165]; Sắc luật số 01 ngày 19/4/1957 nghiêm cấm mọi hành động đầu cơ về kinh tế [32, tr.227; 40, tr.268]; Thông tư số 3887/VHH/HS ngày 2/11/1957 do Bộ Tư pháp ban hành để trừng trị những hành động chống thuế nông nghiệp [40, tr.302-303]; Pháp lệnh ngày 30/7/1967 do Ủy ban thường vụ quốc ban hành nhằm trừng trị các tội phản Cách mạng [36, tr.217; 40, tr.193]; Hai Pháp lệnh cùng ngày

21/10/1970 [37, tr.268 và 276; 40, tr.203 và 435] do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành để trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, cũng như để trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân.

b) Nhóm văn bản thứ hai bao gồm các văn bản pháp luật có tính chất hình sự nhằm bảo vệ bằng pháp luật hình sự các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chẳng hạn như: Sắc lệnh số 282 ngày 14/12/1956 về chế độ báo chí [35, tr.497; 40, tr.419]; Ba đạo luật ngày 24/01/1957 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ─ Về quyền lập hội [33, tr.460; 40, tr.428], về quyền tự do hội họp [33, tr.459; 40, tr.428] và về đảm bảo tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật thư tín của nhân dân [35, tr.500; 40, tr.435]; Sắc lệnh số 003 ngày 18/6/1957 về chế độ tự do xuất bản [34, tr.484; 40, tr.424]; Luật về bầu cử Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1960 (các điều 56-58) [40, tr.408]; Pháp lệnh ngày 18/1/1961 của Ủy ban thường vụ quốc hội về bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (các điều 61-63) [40, tr.419]; Pháp lệnh ngày 13/10/1966 của Ủy ban thường vụ quốc hội về cấm nấu rượu trái phép [40, tr.288]; Pháp lệnh ngày 6/9/1972 của Ủy ban thường vụ quốc hội về bảo vệ rừng [40, tr.252] v.v....

Hệ thống pháp luật hình sự thực định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong 10 năm từ sau khi thống nhất đất nước đến khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên (1975-1985). Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài 21 năm (1954-1975) của nhân dân Việt Nam anh hùng mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình và thống nhất 2 miền Nam Bắc Việt Nam vào năm 1975. Như vậy, bối cảnh hình thành nên các quan hệ xã hội mới trên toàn bộ lãnh thổ của nước Việt Nam sau chiến tranh đã cho thấy, trong giai đoạn 10 năm này sự phát triển của hệ thống pháp luật hình sự của đất nước đã thống nhất có 4 đặc điểm

luật hình sự quốc gia) là: Hướng dẫn việc áp dụng nhất quán pháp luật hình sự trên toàn bộ lãnh thổ 2 miền Nam Bắc Việt Nam đã thống nhất; Tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật hình sự mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gồm 2 nhóm ─ các đạo luật hình sự và các đạo luật có tính chất hình sự mới); Bắt đầu triển khai các công việc nhằm ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tiếp tục hướng thứ ba của giai đoạn 20 năm trước đó (đã nêu trên) ─ ban hành các văn bản giải thích có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao trong việc áp dụng thống nhất pháp luật hình sự (hoặc đôi khi là các văn bản liên tịch cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp). Tuy nhiên (như đã nêu trên), do cũng như hướng thứ ba trong giai đoạn 20 năm trước đây (1955-1975), nội dung cụ thể của hướng thứ tư trong giai đoạn 10 năm này cũng sẽ được đề cập riêng sau này trong chương 3. Chính vì vậy, chúng ta chỉ nghiên cứu 3 đặc điểm đầu tiên (và đồng thời là 3 hướng đầu tiên được triển khai để tiếp tục phát triển) của pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ sau khi thống nhất đất nước đến khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên (1975-1985) như sau:

1) Đặc điểm (hướng) thứ nhất ─ hướng dẫn việc áp dụng nhất quán pháp luật hình sự trên toàn bộ lãnh thổ 2 miền Nam Bắc Việt Nam đã thống nhất. Tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976-1981) của nước Việt Nam thống nhất đã đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ra Nghị quyết ngày 2/7/1976 giao cho Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước mà theo đó những văn bản pháp luật ở hai miền đều được áp dụng chung trong cả nước...[40, tr.5]. Chính vì vậy, trong hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn này thì ngoài các văn bản đã hiện hành ở miền Bắc được ban hành trong giai đoạn 1955 - 1975 (như đã nêu trên), còn có 2 văn bản sau đây do

chính quyền Cách mạng ban hành để đấu tranh chống tội phạm ở miền Nam nhưng cũng được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước:

a) Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam về tội phạm và hình phạt [40, tr.234-238] gồm 3 chương với 11 điều, mà cụ thể là: Chương I nguyên tắc chung (các điều 1-2); Chương II tội phạm và hình phạt (các điều 3-9); Chương III điều khoản chung (các điều 10-11).

b) Thông tư số 03/TT-BTP ngày 17/4/1976 của Bộ Tư pháp thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam về hướng dẫn Sắc luật số 03 quy định về tội phạm và hình phạt [40, tr.238-255].

2) Đặc điểm (hướng) thứ hai ─ tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật hình sự mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gồm 2 nhóm ─ các đạo luật hình sự và các đạo luật có tính chất hình sự). Ngày 18/12/1980 Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp thứ ba của Việt Nam sau Cách mạng ─ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 mà tại Điều 12 của nó đã ghi nhận pháp chế là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức bộ máy Nhà nước với nội dung như: Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kiên quyết đấu tranh để phòng ngừa và chống các tội phạm, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật [42, tr.12-13]. Chính vì thế, sau khi ban hành Hiến pháp năm 1980, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua một loạt các văn bản pháp luật mới thuộc 2 nhóm như đã xem xét trong giai đoạn trước đây (các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật có tính chất hình sự) đề cập đến vấn đề trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm riêng biệt sau đây:

a) Các văn bản pháp luật hình sự ─ Pháp lệnh ngày 20/5/1981 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị tội hối lộ [38, tr.166]; Pháp lệnh ngày 30/6/1982 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả và kinh doanh trái phép [39, tr.258].

b) Các văn bản pháp luật có tính chất hình sự ─ Luật ngày 20/12/1980 về bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật ngày 30/12/1981 về nghĩa vụ quân sự; Pháp lệnh ngày 27/11/1981 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân [1, 2/12/1981].

3) Đặc điểm (hướng) thứ ba ─ bắt đầu triển khai các công việc nhằm pháp điển hóa lần thứ nhất pháp luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một đặc điểm và đồng thời cũng là hướng được triển khai cơ bản và quan trọng nhất trong việc phát triển hệ thống pháp luật hình sự thực định ở Việt Nam giai đoạn 10 năm (1975-1985) nhằm thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên (1985) của nước Việt Nam thống nhất, phục vụ cho công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trên phạm vi cả nước một cách hữu hiệu hơn. Có thể nhận thấy rằng, Bộ luật hình sự năm 1985 đã được soạn thảo hết sức công phu với sự cân nhắc rất cẩn trọng, kỹ càng từng nội dung của Bộ luật, với khoảng thời gian soạn thảo gần 10 năm. Chính vì vậy, cố luật gia lão thành Nguyễn Văn Hưởng khi viết về lịch sử ra đời của Bộ luật hình sự năm 1985 đã nhận xét: Bộ luật hình sự được xây dựng rất chu đáo, có tính khoa học cao, đồng thời ông còn cho biết: từ giữa những năm 1960, sự cần thiết phải xây dựng Bộ luật hình sự đã được bàn nhiều trong Ban pháp chế Trung ương Đảng, cũng như trong các cơ quan nội chính Trung ương (Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an), rồi sau đó Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 172/CP

tụng hình sự; sau khi thông qua Hiến pháp năm 1980 Hội đồng Nhà nước thông qua kế hoạch 5 năm (1981-1985) xây dựng pháp luật; sau nhiều năm soạn thảo thì Quốc hội mới thông qua sơ bộ theo trình tự từng giai đoạn (cách nhau 1 năm) tương ứng với hai Phần của Bộ luật hình sự ─ Phần chung được thông qua vào tháng 6/1983, Phần các tội phạm vào tháng 6- 1984 và ngày 27/6/1985 Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật hình sự, cũng như một Nghị quyết cùng ngày ấn định: Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1986 [45, tr.146].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự việt nam (phần chung) trong 40 năm sau cách mạng tháng tám (1945 1985) (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)