Sự tiếp tục phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự việt nam (phần chung) trong 40 năm sau cách mạng tháng tám (1945 1985) (Trang 44 - 59)

Nam (Phần chung) giai đoạn 1955-1985

Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự: Việc nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự giai đoạn này (1955-1985) cho thấy, trước khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), trong pháp luật hình sự thực định hầu như chưa có quy định nào về hiệu lực của đạo luật hình sự về không gian, còn hiệu lực của đạo luật hình sự về thời gian thì chỉ được quy định đối với một số loại tội phạm riêng biệt (không phải đối với tất cả các loại tội phạm). Chẳng hạn, việc phân tích các quy định có liên quan trong một số văn bản pháp luật hình sự (đã nêu trên) trong giai đoạn này như Sắc lệnh số 01 ngày 19/4/1957 cấm mọi hành động đầu cơ về kinh tế (Điều 7), Pháp lệnh ngày 30/7/1967 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội phản Cách mạng (Điều 22), v.v...đã cho thấy rằng: Đạo luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn này đã quy định một mặt, không có hiệu lực hồi tố đối với loại tội phạm này (các tội phạm về kinh tế), nhưng lại có hiệu lực đối với loại tội phạm khác (các tội phạm phản Cách mạng).

Trong giai đoạn này vấn đề độ tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự mặc dù chưa được ghi nhận chính thức về mặt lập pháp bởi bất kỳ một quy

định nào của pháp luật hình sự Việt Nam nhưng nó đã được điều chỉnh trong thực tiễn xét xử.

Vấn đề khái niệm tội phạm: Trong giai đoạn này pháp luật hình sự Việt Nam cũng chưa có bất kỳ quy định riêng biệt nào của Phần chung ghi nhận về mặt lập pháp khái niệm tội phạm. Tuy nhiên, các quy định của Phần riêng pháp luật hình sự đã hiện hành cho thấy nhận thức về mặt nội dung (vật chất) của khái niệm chung về tội phạm như là hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được phản ánh rõ hơn và cụ thể hơn so với trong giai đoạn 10 năm trước đó (1945-1955). Do đó, dưới đây tác giả sẽ phân tích về vấn đề này như sau:

1) Trong 2 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 20/5/1981 về trừng trị tội hối lộ và ngày 30/6/1982 về trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả và kinh doanh trái phép (đã nêu trên) tội phạm được hiểu như là hành vi nguy hiểm cho các quan hệ xã hội được bảo vệ tương ứng bằng chính các đạo luật hình sự này của Nhà nước.

2) Đồng thời, quan điểm của nhà làm luật về tội phạm (nói chung) như là hành vi nguy hiểm cho các quan hệ xã hội đang tồn tại phải bị cấm và trừng trị bằng pháp luật cũng đã được phản ánh, mô tả và đề cập đến ở các mức độ khác nhau trong 2 đạo luật cơ bản của Nhà nước đã được ban hành trong giai đoạn này, chẳng hạn như:

a) Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 đã quy định rằng: Nhà nước nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc (Điều 7). [43, tr.26]

b) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, quy định rằng: Mọi hoạt động đầu cơ, tích trữ, kinh doanh bất hợp pháp, làm rối loạn thị trường, phá hoại kế hoạch Nhà nước, tham ô, trộm cắp, hối lộ

hoặc lãng phí, vô trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân đều bị pháp luật nghiêm trị (Điều 35); Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất đối với dân tộc (đoạn 2 Điều 76) [44, tr.65, 75].

3) Đặc biệt cần lưu ý rằng, trong giai đoạn 1955-1985 khái niệm chung về tội phạm chưa nhận được định nghĩa pháp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam nhưng lần đầu tiên định nghĩa pháp lý của khái niệm 2 tội phạm riêng biệt ─ tội phản cách mạng (1) và tội kinh tế (2) ─ đã được chính thức ghi nhận về mặt lập pháp hình sự trong 2 văn bản pháp luật nêu trên. Các minh chứng cụ thể là:

a) Khái niệm tội phản cách mạng đã được quy định trong: Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 30/10/1967 Pháp lệnh ngày 30/7/1967 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội phản Cách mạng (Điều 1) rằng: tội phản cách mạng là tội chống lại Tổ quốc, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, phá hoại công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, phá hoại quốc phòng, phá hoại sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà[40, tr.193], Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam về tội phạm và hình phạt (Điều 3) rằng: tội phản cách mạng là tội chống lại Tổ quốc, phá hoại quốc phòng, phá hoại cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội [41, tr.235].

b) Khái niệm tội kinh tế đã được quy định trong Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam về tội phạm và hình phạt (Điều 7) rằng: Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về kinh tế, tài chánh cho Nhà nước, cho hợp tác xã hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân [41, tr.236].

4) Ngoài dấu hiệu về nội dung (vật chất) của khái niệm tội phạm như là hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thể hiện về mặt lập pháp ở các mức độ khác nhau trong các văn bản pháp luật hình sự thực định ra, việc phân tích các trang sách báo pháp lý hình sự Việt Nam giai đoạn đang nghiên cứu (1955- 1985) còn cho thấy, tính phải bị trừng phạt theo hình pháp như là một dấu hiệu độc lập của tội phạm [46, tr.41-45].

5) Như vậy, việc phân tích khoa học khái niệm tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 30 năm 1955-1985 cho phép khẳng định rằng: Các yếu tố về mặt nội dung (vật chất) của khái niệm chung về tội phạm như là hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thể hiện không những chỉ bằng một số đạo luật hình sự, mà còn bằng cả Luật cơ bản của đất nước; Các khách thể đã được nêu trong định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phản cách mạng và khái niệm tội kinh tế là rất rộng và trừu tượng; Trong định nghĩa pháp lý của khái niệm 2 loại tội phạm riêng biệt này, cũng như trong khái niệm chung về tội phạm (tuy chưa nhận được định nghĩa pháp lý) theo pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn 1955-1985 vẫn còn thiếu 2 dấu hiệu bắt buộc để một hành vi có thể bị coi là tội phạm ─ tính chất trái pháp luật và tính chất lỗi. Vấn đề áp dụng nguyên tắc tương tự. Cũng như trong giai đoạn 10 năm trước đây (1945-1955), trong giai đoạn 30 năm tiếp theo này (1955-1985) mặc dù pháp luật hình sự Việt Nam không ghi nhận bằng quy định chung nào, nhưng việc áp dụng nguyên tắc tương tự về luật cũng đã được ghi nhận bằng một loạt các quy định riêng biệt trong một số văn bản pháp luật hình sự đề cập trực tiếp đến trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm nhất định, sẽ được chúng ta lần lượt xem xét cụ thể.

1) Quy định bằng 3 điều luật riêng biệt với tên gọi giống nhau áp dụng nguyên tắc tương tự trong 3 đạo luật hình sự (đã nêu trên) ─ Điều 31 Pháp

lệnh ngày 30/10/1967 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội phản cách mạng (1), Điều 24 Pháp lệnh ngày 21/10/1970 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa (2), và Điều 20 Pháp lệnh ngày 21/10/1970của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân (3) ─ đều thống nhất ghi nhận một quy định là: đối với những tội tương ứng (phản cách mạng, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tài sản riêng của công dân) chưa được quy định trong Pháp lệnh đó thì áp dụng những điều về tội phạm tương tự đã được quy định trong Pháp lệnh tương ứng mà xét xử [40, tr.9].

2) Trong giai đoạn này (1955-1985), ngoài việc áp dụng nguyên tắc tương tự về luật ra, trong pháp luật hình sự Việt Nam còn biết đến việc áp dụng nguyên tắc tương tự về pháp quyền, tức là trong những trường hợp nếu như Tòa án không thể áp dụng được bất kỳ đạo luật hình sự nào theo nguyên tắc tương tự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó được thực hiện thì, Tòa án xét xử vụ án hình sự theo những nguyên tắc chung của pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như theo đường lối của Đảng và Chính phủ.

3) Cần lưu ý rằng, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giữa những năm 50 của thế kỷ XX (đặc biệt là trong những năm cải cách ruộng đất ở nông thôn) với quy định về nguyên tắc tương tự tại Điều 11 Sắc lệnh số 151 ngày 12/4/1953 về việc trừng trị các hành vi chống đối pháp luật của bọn địa chủ (đã nêu trên) và vẫn còn hiệu lực đến giữa những năm 50 là: nếu có hành động phạm pháp chưa ghi trong sắc lệnh này, thì sẽ theo điều luật tương tự mà xét xử [47, tr.100] đã cho thấy rằng:

a) Việc có chế định tương tự trong pháp luật hình sự ở mức độ nào đó là một trong nhiều nguyên nhân của tình trạng vô pháp luật, lạm dụng và tùy tiện ở một loạt các địa phương đã xảy ra sự xâm phạm thô bạo đến pháp chế,

nhân thân, các quyền và tự do của con người ─ kết án vô căn cứ và trái pháp luật nhiều công dân hoặc xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của họ.

b) Những hành động trên đã không chỉ tạo ra sự tác động xấu về mặt tinh thần đối với những người lương thiện ─ những người thân thích ruột thịt của các công dân bị kết án sai, gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín của chính quyền mới, mà còn đi ngược lại các chế định hiến định tiến bộ về dân chủ, các quyền và tự do của con người và của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946.

c) Chính vì vậy, để khắc phục các hậu quả nghiêm trọng của cải cách ruộng đất, để ổn định tình hình ở các vùng nông thôn, để bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân và chế độ pháp chế ─ như Quyết định của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại phiên họp tháng 10/1956 về một số biện pháp cụ thể nhằm sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất [31, tr.349] đã lưu ý, đồng thời văn bản này cũng đã quy định một loạt các biện pháp khắc phục những sai lầm đã xảy ra.

Tuy nhiên, do những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định nên trong giai đoạn 1955-1985 nguyên tắc tương tự vẫn tồn tại trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Các mục đích của hình phạt và hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 30 năm 1955-1985 có một số đặc điểm như sau:

1) Các mục đích của hình phạt mặc dù chưa được ghi nhận chính thức bằng quy định riêng biệt nào đó của Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này nhưng ở một mức độ nhất định đã được quy định gián tiếp trong Luật số 18 ngày 14/7/1960 về tổ chức Tòa án nhân dân (Điều 1) với nội dung như sau: tòa án nhân dân xử phạt về hình sự không những chỉ trừng trị phạm nhân mà còn nhằm giáo dục và cải tạo họ [40, tr.36].

2) Hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này có một số nét đặc trưng chung như sau:

a) Cũng như trong giai đoạn trước đây, trong pháp luật hình sự thực định giai đoạn này không có các quy định ghi nhận một cách riêng biệt một danh mục chi tiết và chính xác các loại hình phạt, cũng như các quy tắc cụ thể mang tính bắt buộc đối với các Tòa án trong việc áp dụng hình phạt (ngoại trừ hình phạt quản chế đã được đề cập ở trên).

b) Toàn bộ hệ thống hình phạt đã được quy định trong giai đoạn trước đây vẫn còn tiếp tục giữ nguyên hiệu lực trong giai đoạn này.

c) Bằng một số văn bản pháp luật hình sự riêng biệt (đã nêu trên) trong giai đoạn này nhà làm luật Việt Nam đã đưa vào hệ thống hình phạt thêm 4 loại hình phạt mới nữa là: Hình phạt chính ─ cải tạo không giam giữ; Ba hình phạt bổ sung: tước quyền giữ chức vụ nhất định hoặc làm nghề nhất định, cư trú bắt buộc, cấm cư trú (Ví dụ: Điều 18 Pháp lệnh ngày 30/7/1967 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội phản cách mạng, Điều 20 Pháp lệnh ngày 20/10/1970 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Điều 16 Pháp lệnh ngày 20/10/1970 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân).

d) Nếu trong pháp luật hình sự giai đoạn trước đây hình phạt tước quyền lợi công dân chỉ được quy định chung chung mà chưa được quy định là tước những quyền lợi cụ thể nào, thì trong pháp luật hình sự giai đoạn này những quyền lợi bị tước đã được quy định cụ thể. Chẳng hạn, theo khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh ngày 30/7/1967 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội phản cách mạng (đã nêu trên) thì những quyền lợi của công dân bị tước bao gồm: quyền bầu cử và ứng cử, quyền làm việc trong biên chế nhà

nước và các tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân, quyền đảm nhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội (khoản 1) [40, tr.197].

Trong giai đoạn 1955-1985 các nguyên tắc quyết định hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam mặc dù chưa được mặt lập pháp bằng một quy định riêng biệt. Chẳng hạn, tại Điều 10 nguyên tắc lượng hình trong Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam về tội phạm và hình phạt đã quy định các nguyên tắc mà Tòa án cần phải cân nhắc khi quyết định hình phạt đối với người bị kết án như sau: khi xét xử, Tòa án căn cứ vào lương tri cách mạng và căn cứ vào những điều khoản của Sắc luật này, vào tính chất và mức độ nguy hại của tội phạm, vào lai lịch của kẻ phạm tội, vào những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của kẻ phạm tội mà quyết định hình phạt một cách nghiêm minh [41, tr.237]. Như vậy, quy định này có thể được coi là tiền thân của các căn cứ quyết định hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam sau này vì nó đã trao cho các Tòa án 03 căn cứ pháp lý mà dựa vào đó để quyết định hình phạt là: Niềm tin nội tâm (tức lương tri cách mạng); Những quy định của pháp luật hình sự; Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện; Những tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Chế định những tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng hình phạt. Trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn đang nghiên cứu mặc dù chế định này chưa được chính thức điều chỉnh bởi quy định nào đó thuộc Phần chung nhưng một số đạo luật hình sự đề cập đến trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm riêng biệt đã biết đến 2 nhóm trường hợp cần 1) xử nặng và, 2) giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt. Chẳng hạn, căn cứ vào các đạo luật hình sự (đã nêu trên) như: Sắc lệnh số 26 ngày 15/6/1956 (Điều 11), Pháp

cách mạng (các điều 19-20), Pháp lệnh ngày 20/10/1970 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa (các điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề cơ bản về sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự việt nam (phần chung) trong 40 năm sau cách mạng tháng tám (1945 1985) (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)