hình thành, phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự trong giai đoạn này
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu để làm sang tỏ về mặt lý luận những vấn đề về thực tiễn xét xử (nói chung), đồng thời chỉ ra vai trò của nó đối với sự hình thành, phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta trong các thời kỳ trước và sau khi pháp điển hóa (nói riêng) có ý nghĩa rất quan trọng trên các bình diện chủ yếu dưới đây:
Dưới khía cạnh lập pháp, lịch sử xây dựng hình thành, phát triển và hoàn thiện của pháp luật hình sự Việt Nam trong thời kỳ 30 năm từ sau khi cấm hoàn toàn các đạo luật hình sự cũ đến khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên của nhà nước Việt Nam thống nhất (1955-1985) bằng những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo về việc áp dụng thống nhất pháp luật hình sự trong các văn bản hướng dẫn của cơ quan xét xử cao nhất nước ta (và đôi khi là trong các văn bản hướng dẫn liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp), thực tiễn xét xử đã trở thành một trong những hướng cơ bản và quan trọng đối với quá trình xây dựng, hình thành và phát triển, đồng thời cũng là một trong những nguồn quan trọng của pháp luật hình sự thực định Việt Nam và chính điều này đã khẳng định rằng thực tiễn xét xử từ đây đóng vai trò sáng tạo pháp luật trong quá trình xây dựng, hình thành phát triển của pháp luật hình sự trong giai đoạn nghiên cứu.
Về mặt lý luận, chính bằng những giải thích thống nhất có tính chỉ đạo trong các văn bản hướng dẫn nên được thể hiện dưới 2 hình thức đó là: sáng tạo pháp luật và hoạt động xét xử của Tòa án ở các mức độ khác nhau điều đó đã giải quyết, phát triển và làm sáng tỏ nhiều khái niệm, phạm trù và luận điểm của luật hình sự; thực tiễn xét xử đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và soạn thảo các tư tưởng, quan điểm của khoa học luật hình sự Việt Nam mà trong đó với nhiều quy định của luật hình sự tương ứng mà sau này được nhà làm luật pháp điển hóa và ghi nhận trong pháp luật hình sự quốc gia.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở áp dụng nhiều lần các quy định trừu tượng của pháp luật hình sự thực định vào các tình huống cụ thể rất phong phú và đa dạng xảy ra trong đời sống xã hội, thực tiễn xét xử đã giúp chúng ta kiểm tra được sự chính xác về mặt khoa học, tính khả thi và hiệu quả về mặt xã hội của từng quy định của pháp luật hình sự tương ứng.
Những vấn đề mà tác giả đã phân tích trên đây cho phép khẳng định rằng ý nghĩa khoa học quan trọng của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực tiễn xét xử và lý giải mối quan hệ của nó với đạo luật hình sự để qua đó, luận chứng cho vai trò quan trọng của thực tiễn xét xử đối với quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu cũng như sau này. Mặt khác, do tính chất đa dạng, phức tạp và nhiều khía cạnh của những vấn đề lý luận về thực tiễn xét xử nên trong phạm vi một Chương của luận văn thạc sĩ này tác giả chỉ có thể đề cập đến việc phân tích những vấn đề nào mà theo quan điểm của tác giả là chủ yếu và quan trọng hơn cả về vai trò của thực tiễn xét xử đối với pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn được nghiên cứu đó là hệ thống các nhóm vấn đề như sau: