Một số nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở việt nam 07 (Trang 93 - 95)

2.2. Nguyên nhân những hạn chế trong kiểm soát các giao dịch có nguy cơ

2.2.2. Một số nguyên nhân chủ quan

Về Chế độ đãi ngộ người đại diện (GĐ) trong các DNNN. Hiện nay,

Nghị định 51 của Chính phủ “quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng

đối với thành viên hội đồng hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc... trong công ty TNHH do nhà nước làm chủ sở hữu”, theo đó, mức lương

cao nhất mà một chủ tịch tập đoàn kinh tế được hưởng chỉ là 54 triệu đồng/tháng; lương cho tổng giám đốc tập đoàn tối đa 52,5 triệu đồng/tháng... Như vậy, tại DNNN đã cổ phần sẽ có hai bảng lương: một là bảng lương trả cho người đại diện vốn nhà nước được coi là viên chức quản lý; một bảng lương trả cho hệ thống các cán bộ quản lý hoàn toàn theo LDN. Quy định này đã phản ánh quyết tâm của nhà nước lập lại kỷ cương giám sát tiền lương trong khu vực DNNN; tuy nhiên quy định như vậy sẽ không tạo ra động lực, khuyến khích các vị giám đốc, chủ tịch DNNN cống hiến sáng tạo; không thu hút được người tài làm quản lý các DNNN, hoặc nếu làm thì không có người quản lý sống bằng lương như vậy, sẽ khuyến khích các hành vi tư lợi, phạm pháp...

Vấn đề tuyển chọn người quản lý doanh nghiệp.Trong xu thế đang diễn ra ở một số nước phát triển hiện nay thì các khâu: tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý thường gắn bó, lồng ghép, đan xen nhau mang tính "cạnh tranh", sàng lọc công khai, và tiêu chuẩn chính của người được tín nhiệm, được đề bạt, bổ nhiệm hoặc được thuê là: thông minh, sáng tạo, có một số phẩm chất nổi bật, có bản lĩnh vững vàng, giàu tính nhân văn, đóng góp vào sự phát triển với chất lượng và hiệu quả cao trên lĩnh vực đảm nhiệm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vấn đề tuyển chọn người quản lý các DNNN hiện nay còn nhiều bất cập. Việc tuyển chọn người quản lý DNNN còn chưa thực sự minh bạch, chưa có hiệu quả. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng có nhiều người quản lý DNNN không đủ “đức”, không đủ “tài” lãnh đạo, quản lý các DNNN.

- Ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, sự cạnh tranh; việc đề cao quá mức giá trị đồng tiền và sức ép của việc của việc kiếm tiền đã thúc đẩy các hành vi vi phạm của những người quản lý công ty, doanh nghiệp làm giàu phi pháp, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và của các thành viên công ty.

- Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng phát sinh giao dịch tư lợi ngày càng nhiều là do mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý, bắt nguồn từ việc không xác định được người chủ thực sự. DNNN thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước về bản chất cũng chỉ là người đại diện cho phần sở hữu đó. Chính vì vậy, người quản lý doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm trước một nhóm chủ sở hữu cụ thể nào. Hơn nữa, chưa có thiết chế hay bộ máy để giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp trước quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Do đó, phần lớn giao dịch tư lợi lớn xảy ra trên thực tế đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách quốc gia.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở việt nam 07 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)