Đáp ứng các yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, phù hợp với thời đại khoa học công nghệ phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình chính quyền phường trong điều kiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân (Trang 54 - 55)

hợp với thời đại khoa học công nghệ phát triển

Trong nhà nước pháp quyền mọi chủ trương, đường lối của Đảng về bảo đảm quyền dân chủ, quyền làm chủ, cũng như những quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp khác của người dân được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật. Khi mọi người dân, mọi cán bộ công chức, viên chức nhà nước sống và làm việc theo pháp luật thì cũng khơng cần nhiều tổ chức, nhiều cơ quan đại diện giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước sẽ tinh giản, chức năng giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước sẽ giảm để chuyển giao cho các tổ chức xã hội. Đồng thời dân chủ trong xã hội được chuyển giao từ hình thức dân chủ gián tiếp, dân chủ đại diện sang dân chủ trực tiếp. Người dân trực tiếp lựa chọn, bầu các đại biểu và các cơ quan nhà nước đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình, trực tiếp giám sát mọi hoạt động của các đại biểu ở các cơ quan đại diện do mình bầu ra. Vai trị của các cơ quan dân cử như HĐND các cấp cũng phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Hơn thế, khi khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, nhất là công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng theo hướng hiện đại, hoạt động của các cơ quan nhà nước ngày càng công khai dân chủ, người dân có thể đối thoại trực tiếp với chính phủ, với chính quyền địa phương các cấp,

có thể phản ánh mọi tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị đề xuất của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng... Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, hoạt động của các cơ quan nhà nước cơng khai dân chủ, chính quyền có trách nhiệm giải trình trước người dân khơng nhất thiết phải có nhiều cấp hội đồng, nhiều đại biểu HĐND như hiện nay.

Như vậy, có thể thấy rằng, mơ hình tổ chức chính quyền địa phương kiểu HĐND - UBND trong đó HĐND đóng vai trị chủ đạo, là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thời gian qua đã bị áp dụng có phần máy móc, đem đặt trong nhiều bối cảnh khác nhau không đồng nhất, nên không phát huy được, cịn ở mơi trường kia nó lại tỏ ra khơng phù hợp. Vấn đề là ở chỗ, phải đổi mới phương thức tổ chức cơ quan chính quyền địa phương theo hướng thiết lập một hệ thống cơ quan chính quyền địa phương đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu quản lý, tính chất của từng loại đơn vị hành chính. HĐND với tính cách là cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân

dân, chỉ nên được tổ chức ở những nơi mà tính chất nó chứa đựng nhu cầu đại diện đó (các cộng đồng lãnh thổ). Những cấp hành chính trung gian thì khơng tổ chức HĐND vì khơng cần thiết, thậm chí cịn gây chồng chéo, cản trở.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình chính quyền phường trong điều kiện không tổ chức Hội đồng Nhân dân (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)