Hệ số thành thục theo tháng thu mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa siganus guttatus (bloch, 1787) (Trang 76 - 78)

Đối với cá đực, giá trị GSI biến động theo chu kỳ sinh sản tương đối giống cá cái. GSI cá đực thấp nhất vào tháng 12 (0,13%) và đạt giá trị cao nhất vào tháng 6 (2,77%). GSI tăng liên tục từ tháng 12 đến tháng 4 và duy trì ở mức cao cho đến hết tháng 6. Giá trị GSI trung bình của cá đực qua 8 tháng nghiên cứu dao động từ 0,13% ± 0,12% đến 2,77% ± 1,94% (Hình 3.6B). Cá dìa tại vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa, giá trị GSI cao nhất vào tháng 6 (7,12% ± 0,64%) và giảm thấp nhất ở tháng 7 (4,06% ± 0,77%). Cá đực bước vào mùa sinh sản thứ 2 ở tháng 10 với mức GSI đạt 6,22% ± 0,70%. Sau tháng 10, cá bước vào thời kỳ nghỉ dưỡng [71]. Có sự sai khác lớn về GSI này được giải thích bởi độ no của ruột, cá trong điều kiện nuôi nhốt, cụ thể trong nghiên cứu này, có chế độ cho ăn hợp lý, vì vậy ruột của chúng sẽ được no, khối lượng toàn thân tăng, làm giá trị GSI bị giảm đi rất nhiều.

Sự biến động GSI qua 8 tháng nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn (Hình 3.6B). Tháng 11, tháng 12 GSI rất thấp, đây là giai đoạn cá sau khi tham gia sinh sản nên GSI rất thấp và đạt giá trị nhỏ nhất vào tháng 12 (0,13% ± 0,12%), thời gian này tinh sào chủ yếu ở giai đoạn II. Sau đó GSI bắt đầu tăng từ tháng 1 - 3. Đây là thời gian cá bắt đầu tích lũy năng lượng cho quá trình tái thành thục, tinh sào chủ yếu ở giai đoạn II, III. Đến tháng 4, tháng 5 và tháng 6 cá bắt đầu tham gia sinh sản và GSI đạt giá trị lớn nhất vào tháng 6 (2,77% ± 1,94%), tinh sào chủ yếu ở giai đoạn IV, V và bước vào thời kỳ sinh sản (Hình 3.6B).

Từ tháng 2 đến tháng 5, có thể bắt gặp cá có tinh sào ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong quá trình thu mẫu, nên giá trị độ lệch chuẩn của GSI rất lớn, vì vậy có thể nói cá dìa là lồi thành thục khơng đồng đều trong điều kiện nuôi nhốt.

Sự khác biệt về vùng địa lý, dẫn đến sự khác biệt về khí hậu, nhiệt độ, chu kỳ chiếu sáng, sẽ dẫn đến sự khác biệt về mùa vụ sinh sản. Ở Huế (16-16080’B) mùa sinh sản của cá dìa là từ tháng 5 đến tháng 9 [6]. Một số lồi cá cũng có sự khác biệt về mùa vụ sinh sản khi ở các vĩ độ khác nhau: Cá dìa Siganus canaliculatus ở

Dammam, Ả Rập (26017’B 50012’Đ) có mùa sinh sản vào tháng 4, tháng 5 trong khi đó ở Oman, Ả Rập (23o36’B 58o33’Đ) lại có 2 mùa sinh sản từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 6 và tháng 7, cá dìa Siganus sutor ở Dar es Salaam, Tanzania (6048’N 39017’Đ) có mùa sinh sản kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 và đạt đỉnh điểm vào tháng 3 nhưng ở Kenya (1016’N 36048’Đ) lại chia làm 2 mùa sinh sản, một mùa vào tháng 6, tháng 7 và một mùa từ tháng 10 đến tháng 1 [21].

Khơng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05) về giá trị GSI quan sát được ở các tháng 4, 5 và 6 (Hình 3.6B). GSI cá đự c (%) (B ) GS I cá c ái (%) (A) II III IV V Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa siganus guttatus (bloch, 1787) (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)