Nền phông phóng xạ môi trường tự nhiê nở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI LUẬN (Trang 33 - 35)

1.5. Phông phóng xạ tự nhiên

1.5.2. Nền phông phóng xạ môi trường tự nhiê nở Việt Nam

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu đánh giá phóng xạ môi trường đã được triển khai ở miền Nam vào những năm 60 của thế kỷ 20, khi lò phản ứng hạt nhân TRIGA MARK–II được xây dựng ở Đà Lạt [9, 10]. Sau khi thống nhất đất nước, trong chương trình nghiên cứu trọng điểm “Cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”, mã số 52.02.06 đã quan tâm đến việc đánh giá phóng xạ môi trường. Đề tài nhánh 52D-01.02 do Đặng Huy Uyên chủ trì đã tiến hành đánh giá hoạt độ phóng xạ của các nhân phóng xạ tự nhiên và 137C tại thành phố Hải Phòng và khu công nghiệp Việt

Trì. Đề tài nhánh 52D-01.01 do Trương Biên chủ trì tiến hành đánh giá hoạt độ phóng xạ của 90Sr, 137Cs và một số nhân phóng xạ tự nhiên trong không khí, trong nước và trong đất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [9, 10].

Nhóm tác giả Đặng Huy Uyên và cộng sự [56] đã tiến hành đo liều gamma trên mặt đất tại một số khu vực ở thành phố Huế. Nồng độ hoạt độ của các nhân phóng xạ 226Ra, 232Th và 40K được xác định bằng hệ phổ kế gamma dùng đầu dò nhấp nháy và HPGe. Suất liều bức xạ chiếu ngoài trên mặt đất đã được xác định dựa vào công thức bán thực nghiệm và bằng cách đo suất liều trực tiếp tại khu vực lấy mẫu. Kết quả chỉ ra rằng suất liều chiếu trên mặt đất phụ thuộc nhiều vào thành phần khoáng vật trong đất.

Nhóm tác giả Nguyễn Bá Ngạn, Nguyễn Quang Miên [12] đã tiến hành xác định nồng độ hoạt độ của một số nhân phóng xạ tự nhiên trong mẫu đất đá tại một số khu vực đô thị tại Việt Nam. Nồng độ hoạt độ của các nhân phóng xạ nguyên thủy 226Ra, 232Th và 40K trong đất tại một số đô thị miền bắc Việt Nam đã được định lượng bằng phổ kế gamma hiện trường GAD-6 với detector nhấp nháy NaI(Tl), từ đó đánh giá liều bức xạ chiếu ngoài do đất đá gây ra trong không khí cách mặt đất 1,2 m. Ngoài ra, suất liều bức xạ chiếu ngoài không khí, tại vị trí cách mặt đất 1,2 m còn được đo trực tiếp bằng máy đo liều CP-88 (Liên Xô cũ). Kết quả chỉ ra suất liều chiếu tại điểm cách mặt đất 1,2 m phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa chất. Suất liều bức xạ chiếu ngoài biến đổi từ (3,0÷7,0) μR/h, trung bình là 5,0 μR/h tại khu vực bãi cát ven biển ở vùng đô thị Đông Hà, nơi có chứa cát trắng. Nơi có suất liều bức xạ chiếu ngoài cao nhất biến đổi từ (28÷38) μR/h, giá trị trung bình là 32 μR/h tại những khu vực có nguồn gốc đá granit phức hợp ở khu vực Điện Biên- Lai Châu.

Trong [92], tác giả Ngô Quang Huy và cộng sự đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về tính phóng xạ trong đất ở Việt Nam do các đơn vị thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thực hiện. Suất liều hấp thụ, liều hiệu dụng chiếu ngoài và các hệ số nguy hiểm bức xạ từ đất tại 63 tỉnh thành đã được định lượng. Các mẫu đất được lấy từ bề mặt đến độ sâu 30 cm ở những khu vực không bị xáo trộn. Mỗi điểm được lấy tại 5 vị trí và trộn đều với nhau. Mỗi mẫu được sấy khô ở nhiệt độ 105oC sau đó được nghiền nhỏ, sàng qua rây có kích thước lỗ 1 mm. Nồng độ hoạt độ của 226Ra, 232Th và 40K được xác định trên hệ phổ kế gamma dùng đầu dò bán dẫn HPGe. Kết quả thu được là nồng độ hoạt

độ trung bình trong đất của 226Ra bằng 28,6 Bq/kg, của 232Th bằng 50,7 Bq/kg và của 40K bằng 292,6 Bq/kg. Suất liều hấp thụ trong không khí ở độ cao 1m là 54,5 nGy/h. Hoạt độ 226Ra tương đương trung bình là (123,6±61,1) Bq/kg và chỉ số nguy hiểm chiếu ngoài từ 0,06÷0,69, giá trị trung bình là 0,33±0,17.

Trong [57], nhóm tác giả Nguyễn Đình Châu và cộng sự đã quan tâm tính chất phóng xạ tự nhiên trong vùng mỏ sắt-oxit-đồng-vàng tại mỏ đồng Sin Quyền ở miền Bắc Việt Nam đã xác định được mối tương quan giữa quặng đồng và hàm lượng nhân phóng xạ urani.

Một phần của tài liệu BÀI LUẬN (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)