Trên thế giới

Một phần của tài liệu BÀI LUẬN (Trang 35 - 36)

1.6. Tình hình thăm dò, khai thác và chế biến quặng đất hiếm và sa khoáng

1.6.1. Trên thế giới

Công tác khai thác quặng chứa phóng xạ và NORM trên thế giới được tập trung chủ yếu ở 20 nước với phương pháp khai thác chủ yếu hiện nay là bằng hầm lò, chiếm trên 40% tổng sản lượng khai thác urani trên thế giới. Các phương pháp khác như khai thác lộ thiên khoảng 27%, tách lọc urani tại chỗ khoảng 20% và khai thác thu hồi đồng thời với các khoáng sản có chứa phóng xạ khoảng 10% (chủ yếu là đồng, vàng). Trước đây, urani chủ yếu khai thác bằng phương pháp truyền thống là hầm lò và lộ thiên, tuy nhiên trong thời gian gần đây, phương pháp tách lọc urani tại chỗ (insitu leaching) ngày càng được chú trọng và phát triển.

Khai thác đất hiếm bắt đầu được triển khai từ những năm 50 của thế kỷ trước, đầu tiên là những sa khoáng monazite, ilmenite, titan, zircon... trên các bãi biển. Vì monazite chứa nhiều thorium (Th) có tính phóng xạ ảnh hưởng đến môi trường nên việc khai thác bị hạn chế. Từ năm 1965, việc khai thác đất hiếm chủ yếu diễn ra ở vùng núi Pass, California - Mỹ. Đến năm 1983, Mỹ mất vị trí độc tôn khai thác vì nhiều nước đã phát hiện mỏ đất hiếm. Trong đó, ưu thế khai thác dần nghiêng về phía Trung Quốc vì nước này đã phát hiện được đất hiếm. Đến năm 2004, vùng mỏ Bayan Obo của Trung Quốc đã sản xuất đến 95.000/102.000 tấn đất hiếm của thế giới.

Cho tới cuối thập niên 80, Mỹ vẫn là nước sản xuất khẩu đất hiếm số 1 thế giới, nhưng sau đó trọng tâm dịch chuyển sang Trung Quốc. Đất hiếm Trung Quốc càng có giá hơn khi công ty duy nhất còn khai thác đất hiếm ở Mỹ là Công ty Molycorp đóng cửa năm 2002. Mỹ và Australia tuy sở hữu lần lượt 13% và 5% trữ lượng đất hiếm, nhưng đã ngừng khai thác vì hai lý do: Ô nhiễm

môi trường và không cạnh tranh được với giá bán đất hiếm của Trung Quốc. Trung Quốc sở hữu hơn 1/3 trữ lượng đất hiếm thế giới, nhưng năm 2009 sản xuất đến 97% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Trong những năm qua, có 4 nước khai thác đất hiếm đáng kể là Trung Quốc (120.000 tấn/năm, sử dụng trong nước là 70.000 tấn), Ấn Độ (2.700 tấn/năm, 2,1%), Braxin (650 tấn/năm), Malaixia (350 tấn/năm)...

Hình 1.4. Dự báo nhu cầu thị trường đất hiếm thế giới năm 2015 theo

IMCOA [104].

Hiện nay, Trung Quốc sản xuất hơn 95% các nguyên tố đất hiếm trên thế giới, một số nước đang phát triển như Canada, Mỹ và Australia. Trong thời gian tới theo dự báo của trang http://metal-pages.com thì nhu cầu cung và cầu sẽ được cân đối. Tuy nhiên, các nguyên tố đất hiếm nhóm nhẹ được dự báo là cung vượt quá cầu, trong khi các nguyên tố đất hiếm nhóm nặng sẽ ngày càng tăng, do vậy, lượng cung sẽ không đủ lượng cầu. Các nước tiêu thụ đất hiếm lớn nhất là Mỹ (26,95%), Nhật Bản (22,69%), Trung Quốc (21,27%). Các nước xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan. Các nước nhập khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Australia.

Một phần của tài liệu BÀI LUẬN (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)