Bài học kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp theo WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 77 - 85)

5. Bố cục của luận văn

3.3 Bài học kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp theo WTO

Từ những phân tích về các thuận lợi và khó khăn nêu trên có thể tổng kết về bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp quốc tế nhƣ sau:

Một là cần xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật phù hợp với các quy định của WTO cũng nhƣ các cam kết của Việt nam trong WTO. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và phù hợp với luật chơi quốc tế phổ biến sẽ giúp cho Việt nam tránh đƣợc các tranh chấp mà việc giải quyết nó khó hơn gấp nhiều lần phòng tránh, lại có thể mang đến những ảnh hƣởng to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Trong quá trình lập pháp, ban hành các quy định pháp luật thực hiện các cam kết gia nhập WTO và các Hiệp định của WTO, những nhà làm luật của Việt Nam cần phải chú trọng xem xét tới không chỉ bản thân các quy định của WTO mà cả các báo cáo, các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Điều này rất quan trọng bởi lẽ, một trong những chức năng và mục tiêu của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là làm rõ các quyền và nghĩa vụ của các nƣớc thành viên WTO thông qua việc giải thích các quy định trong các Hiệp định có liên quan và mặc dù các báo cáo, phán quyết

của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO không đƣợc coi nhƣ những án lệ song những nhận định, những giải thích trong đó thƣờng khó thay đổi và có rất giá trị tham khảo trong việc tìm hiểu và nắm rõ các quy định trong các Hiệp định của WTO. Nhìn từ góc độ lập pháp, để có thể xây dựng đƣợc một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với các cam kết quốc tế trong khi những điều khoản pháp lý trong các Hiệp định quốc tế thƣờng thiếu sự rõ ràng do đƣợc viết ra với ngôn ngữ chung nhằm áp dụng chung và bao trùm một số lƣợng lớn các trƣờng hợp, các tình huống cụ thể [7], việc tìm đến các giải thích trong các báo cáo, các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO sẽ là một việc làm hết sức hữu ích, giúp tạo nên sự phù hợp của các quy định pháp luật trong nƣớc với các quy định pháp luật quốc tế, giảm thiểu đƣợc đáng kể các tranh chấp có thể phát sinh. Để thực hiện đƣợc điều này thì cần phải nâng cao năng lực, trình độ cho những nhà lập pháp, những nhà hoạch định chính sách pháp luật. Việc ban hành văn bản pháp luật cũng cần phải đảm bảo tính công khai minh bạch, tạo điều kiện cho các đối tƣợng, các chủ thể áp dụng có thể nắm bắt và hiểu rõ đƣợc các quy định liên quan trong quá trình tồn tại và hoạt động của mình từ đó tránh những sai phạm có thể dẫn đến các tranh chấp thƣơng mại quốc tế.

Hai là, xây dựng kế hoạch cụ thể chuẩn bị và đối phó với các tranh chấp. Trong kế hoạch này cần phải thực hiện chuẩn bị về kiến thức pháp lý, các thủ tục và luật pháp liên quan về các loại tranh chấp thƣơng mại trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp của WTO, thực hiện đào tạo một đội ngũ luật sƣ giỏi chuyên về giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế nhằm tăng thêm nguồn lực nhân sự, bù đắp cho sự hạn chế về tài chính, duy trì nguồn tài chính và hợp tác với chính quyền địa phƣơng và trung ƣơng trong các cuộc điều tra và vận động hành lang để giành đƣợc sự ủng hộ của họ trong quá trình điều tra xem xét vụ kiện. Ngoài ra, cũng cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành để đào tạo và cung cấp kiến thức cho các doanh nghiệp về hệ thống quy định của WTO, về các quy định pháp luật liên quan của các nƣớc đối tác nhƣ luật thuế chống bán phá giá

quốc gia, nhất là của Mỹ và EU cũng nhƣ thể thức để doanh nghiệp có thể theo kiện các vụ tranh chấp thƣơng mại quốc tế.

Ba là, học tập kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế từ các vụ tranh chấp đã đƣợc giải quyết liên quan đến các nƣớc thành viên đang phát triển hoặc thông qua các hình thức tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong các vụ kiện. Ví dụ Việt Nam có thể học tập những kinh nghiệm của Pê-ru trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Kinh nghiệm của Pêru trong vụ tranh chấp sò với EC năm 1995, tranh chấp cá mòi năm 1999 là những bài học rất đáng giá đối với Việt Nam. Qua thắng lợi của Pê-ru trong các vụ kiện, một bài học rút ra cho Việt Nam là cần có cơ sở pháp lý vững chắc cho các lập luận của mình trong tham vấn và/hoặc trƣớc cơ quan giải quyết tranh chấp. Chẳng hạn, Pêru đã bám sát vào các nguyên tắc chung của GATT và thoả thuận các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT), thậm chí Pêru còn dẫn chứng bằng Điều 2.4 trong đó quy định các nƣớc thành viên sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã có là cơ sở cho các quy định kỹ thuật của mình. Mà theo bộ luật cam kết dinh dƣỡng có ghi tiêu chuẩn về cá mòi đóng hộp và các sản phẩm làm từ cá mòi thì cá mòi Pêru đƣợc định nghĩa là cá mòi. Tuy Pêru đã có đầy đủ các lý lẽ nhƣ vậy nhƣng EC vẫn không thoả hiệp ngay từ đầu, chính vì thế khi đƣa lên hội thẩm, phần thắng nghiêng về phía Pêru.

Bài học thứ tƣ là sử dụng các bên tƣ vấn (hỗ trợ từ các điều kiện tiếp cận thị trƣờng, khuyến khích bằng chứng bên ngoài từ các tổ chức phi chính phủ. Trong trƣờng hợp của Pê-ru, một nguyên nhân thắng lợi cần phải kể đến là Pê-ru đã biết tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung tâm tham vấn về luật WTO, một tổ chức đƣợc thành lập năm 2001 với tƣ cách là một tổ chức liên chính phủ độc lập chuyên tƣ vấn cho các nƣớc đang phát triển cần các chuyên gia pháp luật với chi phí thấp trong các vụ tranh chấp của WTO. Khi trình vụ việc lên Ban hội thẩm, Pêru vẫn gặp một số khó khăn nhất định vì thiếu kinh nghiệm theo kiện và các chuyên gia về luật thƣơng mại. Thông thƣờng, các nƣớc thƣờng phải thuê các công ty tƣ vấn tƣ nhân với mức phí lên tới 300.000 USD/vụ kiện của WTO. Tuy

nhiên Trung tâm tham vấn về luật WTO chỉ thu phí dựa trên mức thu nhập tƣơng đối của nƣớc thành viên, vì thế Pêru chỉ phải trả 100 USD cho mỗi giờ dịch vụ luật pháp. Các luật sƣ của Pêru thừa nhận rằng nếu không có trung tâm này, họ không thể thắng lợi đƣợc.

Bài học thứ năm đó là tìm kiếm sự ủng hộ của các thành viên WTO, khởi xƣớng các vụ tranh chấp cùng với các thành viên WTO giàu kinh nghiệm. Trong vụ tranh chấp sò với EC, Pêru đã đạt đƣợc rất nhiều lợi ích khi khởi kiện tập thể cùng với Canada. Trong vụ tranh chấp cá mòi, mặc dù Pêru là nƣớc duy nhất theo kiện nhƣng Canada, Chilê, Côlômbia, Equađo, Vênêduêla và Mỹ đều tham gia vào quá trình theo kiện với tƣ cách là bên thứ ba. Đặc biệt, Mỹ đã lên tiếng ủng hộ Pêru và chỉ trích EC có những quy định quá ngặt nghèo về nhãn mác thực phẩm. Bên cạnh đó, Pêru còn tận dụng đƣợc sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, mà cụ thể là Hiệp hội ngƣời tiêu dùng Anh đã lên tiếng ủng hộ Pêru trong vụ kiện này. EC đã buộc phải hành động theo các phán quyết mà DSB đã đƣa ra để làm hài lòng tất cả các đối tƣợng này, nếu không một trong số các nƣớc trên sẽ yêu cầu lập ra một Ban hội thẩm để xử lý tranh chấp tƣơng tự giữa họ với EC. Thứ sáu, một kinh nghiệm đƣợc các nƣớc hay dùng đó là trì hoãn lại các vụ tranh chấp càng lâu càng tốt khi vụ kiện chƣa bắt đầu, hoặc một khi vụ kiện đã bắt đầu thì phải cố gắng giải quyết càng nhanh càng tốt. Với một quy trình phức tạp và kéo dài, việc giải quyết tranh chấp có thể làm thiệt hại cho các bên tham gia, ngay cả trong trƣờng hợp chủ động khiếu kiện thì cách thức này sẽ giúp các bên tham gia giảm thiểu đƣợc những thiệt hại có thể xảy ra. Tuy nhiên, thực hiện đƣợc điều này là điều không phải đơn giản và không chỉ do ý chỉ chủ quan của bên tham gia mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan.

Nhƣ vậy, nhìn chung, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cần chú ý đến tất cả những lợi ích và thách thức của cơ chế giải quyết tranh chấp đặt ra đối với các nƣớc thành viên đang phát triển. Đặc biệt, do không phải là một tác nhân hùng mạnh trong thƣơng mại thế giới, việc đƣơng đầu với những khiếu kiện hay cáo buộc của nƣớc thành viên khác đối với Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn.

Chính vì vậy, ngay từ lúc này, Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu để hiểu rõ các quy định, nguyên tắc của WTO để áp dụng cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm của chính Việt Nam cũng nhƣ của các nƣớc đang phát triển khác, xây dựng đội ngũ am hiểu pháp luật quốc tế, tăng cƣờng tuyên truyền và nâng cao nhận thức của giới doanh nghiệp sẽ giúp Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành công hơn trong các vụ việc tranh chấp thƣơng mại trong khuôn khổ WTO.

KẾT LUẬN

WTO, với vai trò là một diễn đàn mà ở đó, mọi thành viên có quyền tự bảo vệ mình khi xảy ra tranh chấp thƣơng mại, đã thực hiện đƣợc một cách có hiệu quả một trong các chức năng cơ bản và hết sức quan trọng của mình là giải quyết ổn thoả các tranh chấp thƣơng mại quốc tế góp phần ổn định và phát triển các quan hệ thƣơng mại đa phƣơng, đáp ứng nhu cầu tất yếu của hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại của WTO, một trong những điều kiện thiết yếu bảo đảm hiệu lực cho các quy định của WTO cho đến nay vẫn luôn đƣợc coi là đóng góp lớn nhất của WTO vào sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu, giúp giảm nguy cơ các tranh chấp thƣơng mại leo thang thành xung đột chính trị hoặc quân sự. Do những bế tắc đang diễn ra trong vòng đàm phán Doha, tranh chấp thƣơng mại quốc tế có khả năng gia tăng, vai trò giải quyết các tranh chấp thƣơng mại quốc tế của WTO càng trở nên quan trọng.

Với nhiều ƣu điểm hơn thể hiện ở tính thống nhất và chắc chắn, khuyến khích và cho phép các nƣớc thành viên đàm phán để đi đến một giải pháp hoà bình trƣớc khi đƣa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan xét xử cùng những điều kiện ƣu đãi dành cho các nƣớc đang phát triển và kém phát triển, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống thƣơng mại đa biên. Theo cơ chế này, những nƣớc đang phát triển ở vị thế còn yếu nhƣ Việt Nam có quyền thƣơng lƣợng và khiếu nại một cách công bằng hơn với các quốc gia thành viên, đặc biệt là các cƣờng quốc công nghiệp trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế dựa trên những luật lệ chung. Tuy nhiên, để các nƣớc đang phát triển có đƣợc vị thế thực sự bình đẳng trong WTO nói chung và trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng, cùng với những nỗ lực phát triển của chính bản thân các nƣớc này, những thông lệ và quy định của WTO nói chung và DSU nói riêng cũng cần phải thay đổi theo xu hƣớng tích cực hơn, hƣớng đến và vì lợi ích chính đáng của các nƣớc đang phát triển, chậm phát triển nhiều hơn. Các thành viên WTO đã, đang và vẫn cố gắng thực hiện điều đó

với vòng đàm phán Doha. Và mặc dù diễn biến chậm và có phần bế tắc của vòng đàm phán Doha, vòng đàm phán mà ở đó các nƣớc đang phát triển đã, đang và sẽ cố gắng để làm chủ diễn đàn vì những lợi ích chính đáng của mình, tất cả các nƣớc đang phát triển có quyền hy vọng về một tƣơng lai tốt đẹp hơn trong một sân chơi thực sự công bằng và bình đẳng hơn, ở đó các tranh chấp sẽ đƣợc giải quyết một cách hoà bình, lợi ích chính đáng của các nƣớc thành viên đang phát triển đƣợc bảo vệ.

Trở thành thành viên của WTO, đƣợc hƣởng những ƣu đãi mà DSU dành cho các nƣớc đang phát triển, Việt Nam sẽ tránh đƣợc những cuộc chạm trán song phƣơng một cách không cân sức với các cƣờng quốc công nghiệp phát triển trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Các tranh chấp phát sinh sẽ đƣợc giải quyết theo một cơ chế chung, trên nền tảng pháp luật thống nhất và bình đẳng đối với tất cả các thành viên, theo đó, thắng lợi không còn là điều không tƣởng đối với Việt Nam nếu phải đối mặt với các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, còn rất nhiều các công việc mà Việt Nam phải làm để thực hiện các cam kết, các quy định của WTO cũng nhƣ chuẩn bị cho việc tham gia các tranh chấp theo cơ chế của WTO. Một trong những việc quan trọng hàng đầu trong số đó là tìm hiểu và nắm rõ về pháp luật WTO nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng. Do pháp luật WTO, cũng giống nhƣ pháp luật của bất kỳ quốc gia nào khác, luôn luôn thay đổi cho phù hợp với những thay đổi và đòi hỏi của cuộc sống, của tình hình kinh tế chính trị thế giới, khu vực và mỗi quốc gia nên việc tìm hiểu về pháp luật của WTO để có thể tiếp cận và ứng dụng hiệu quả các quy định này cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Từ góc độ đó, tôi hy vọng luận văn của mình có thể góp một phần nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn tất cả các bộ, ban, ngành trong cả nƣớc đang tích cực tìm hiểu, trao đổi, phổ biến về WTO nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam, các quy định của tổ chức này, nhanh chóng đƣa đất nƣớc phát triển, hội nhập cùng thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bernard Hoekman, Aaditya Mattoo và Philip English, Nguyễn Mạnh Hùng dịch (2004), Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO, NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Ngoại giao – Vụ hợp tác kinh tế đa phƣơng (2000), Tổ chức Thương

mại thế giới(WTO), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Thƣơng mại phối hợp cùng Uỷ ban Châu Âu (2007), Báo cáo Hội

thảo về Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, Hà Nội.

4. Bộ Tƣ pháp (2005), Một số vấn đề pháp lý của hội nhập kinh tế quốc tế

và giải quyết tranh chấp trong bối cảnh Việt Nam.

5. Bộ Tƣ pháp (2007), Báo cáo tổng thuật kết quả rà soát, đối chiếu các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành với các quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam với WTO.

6. Nguyễn Tấn Dũng, Đỗ Hoài Nam, Lê Thị Băng Tâm (2004), “Việt Nam sẵn sàng gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới”, Kỷ yếu diễn đàn

ngày 3-4/6/2003 tại Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Hoàng Phƣớc Hiệp (2007), "Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm thực thi

các cam kết của Việt nam với WTO", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số

chuyên đề về Hội nhập kinh tế quốc tế, tr.34.

8. Lan Hƣơng (2006), "Tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO từ góc độ các nƣớc đang phát triển", Tạp chí Công nghiệp, 7/2006 (1), tr. 50.

9. Nguyễn Thị Mơ (2006), “Nhận dạng các loại hình tranh chấp thƣơng

mại”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 16, tr.3.

10. Oxfam Quốc tế, Nguyễn Văn Thanh dịch (2004), Báo cáo gia nhập WTO, Website:www. oxfaminternational.org.

11. Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Thị Hà (2006), Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)