Vụ DS 207: Chilê Hệ thống đai giá (Nông nghiệp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 40)

5. Bố cục của luận văn

2.4 Một số vụ kiện điển hình

2.4.2 Vụ DS 207: Chilê Hệ thống đai giá (Nông nghiệp)

Tranh chấp này liên quan đến hai vấn đề, bao gồm: (i) hệ thống đai giá của Chilê ("PBS") và (ii) các biện pháp tự vệ tạm thời và cuối cùng đối với việc nhập khẩu lúa mì, bột mì và dầu thực vật theo các quy định tại Hiệp định Nông nghiệp - Điều 4; GATT - Điều II: 1(b), câu thứ 2 (XIX): 1(a); DSU - Điều 11; Hiệp định tự vệ- Điều 2,4,5.

Vấn đề tranh chấp là hệ thống đai giá của Chilê ("PBS") do Luật 18.525 về các Quy tắc nhập khẩu hàng hoá điều chỉnh. Theo mô tả của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, mức thuế suất áp dụng của Chilê đối với lúa mì, bột mì, đƣờng và dầu thực vật là 8% theo trị giá trong năm 2001 và 7% trong năm 2002 - thấp hơn nhiều so với mức ràng buộc trong biểu cam kết WTO của Chi lê là 31,5%. Tuy nhiên mức thuế áp dụng đối với những sản phẩm này thông qua hệ thống đai giá có thể bị đẩy lên.

Hệ thống đai giá vận hành nhƣ sau:

Đầu tiên, một ngƣỡng cao và một ngƣỡng thấp đƣợc xác định cho mỗi sản phẩm trên cơ sở giá quốc tế nhất định. Những "đai giá" này đƣợc xác lập hàng năm thông qua một Nghị định của Tổng thống, căn cứ vào một công thức xác định. Thứ hai, Chilê đặt "giá tham khảo" hàng tuần cho mỗi sản phẩm trên cơ sở giá tại một số thị trƣờng nƣớc ngoài. Tiếp đó, khi một sản phẩm là đối tƣợng của hệ thống đai giá đƣợc nhập khẩu, cơ quan hải quan sẽ xác định tổng mức thuế áp dụng cho mặt hàng đó thông qua một số bƣớc. Bƣớc đầu tiên là áp dụng thuế nhập khẩu theo trị giá tiêu chuẩn đối với sản phẩm đó. Tiếp theo, cơ quan hải quan xác định "giá tham khảo" hàng tuần áp dụng đối với lô hàng. Tổng mức thuế áp dụng đối với lô hàng phụ thuộc vào việc so sánh "giá tham khảo" với "đai giá". Nếu giá tham khảo dƣới ngƣỡng thấp của đai giá, cơ quan hải quan sẽ áp thuế nhập khẩu tiêu chuẩn và một khoản thuế bổ sung bằng với mức chênh lệch giữa giá tham khảo và ngƣỡng thấp của đai giá. Ngƣợc lại, nếu giá tham khảo nằm giữa ngƣỡng thấp và ngƣỡng cao của đai giá thì cơ quan hải quan sẽ áp mức thuế tiêu chuẩn. Cuối cùng, nếu giá tham khảo cao hơn ngƣỡng cao của đai giá, cơ quan hải quan sẽ cho phép giảm thuế tiêu chuẩn áp dụng tƣơng đƣơng với chênh lệch giữa ngƣỡng cao và giá tham khảo.

Trên thực tế, trong trƣờng hợp giá tham khảo dƣới ngƣỡng thấp của đai giaá kết hợp thuế áp dụng và thuế bổ sung do hệ thống đai giá đôi khi có thể vƣợt mức thuế tối đa là 31, 5%. Tuy nhiên, trong qúa trình thực hiện các thủ tục của Ban hội thẩm, Chilê đã thay đổi hoạt động của hệ thống đai giá thông qua

quy định tại Điều 2 Luật số 19,772 (có hiệu lực từ ngày 19/11/2001) nhƣ sau: "thuế phát sinh do việc áp dụng điều 12 Luật số 18.525 cộng với thuế theo trị giá không đƣợc vƣợt quá mức thuế cơ bản ràng buộc đối với Chi lê trong khuôn khổ WTO liên quan đến các mặt hàng đƣợc đề cập trong điều này... " Do đó, với sửa đổi này, tổng mức thuế áp dụng không vƣợt quá mức thuế ràng buộc (Báo cáo của Ban hội thẩm, đoạn 2.2-7, Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, đoạn 9-30).

Ác-hen-ti-na là nƣớc phản đối hệ thống đai giá của Chilê theo Điều 41.2 Hiệp định nông nghiệp và Điều II của GATT, đồng thời Ác-hen-ti-na cũng phản đối các biện pháp tự vệ đƣợc áp dụng đối với các sản phẩm liên quan theo Điều XIX của GATT và Hiệp định tự vệ. Sau quá trình tham vấn không thành công, Ác-hen-ti-na đã yêu cầu thành lập Ban hội thẩm vào ngày 19/01/2001. Ban hội thẩm cho rằng hệ thống đai giá của Chilê trái với cả Điều 4.2 và điều II: 1 (b), câu 2 và các biện pháp tự vệ vi phạm nhiều quy định của GATT - Điều XIX: 1(a) của GATT và Điều 2,4,5 Hiệp định Tự vệ.

Nội dung phán quyết của Ban hội thẩm:

- Với việc duy trì các biện pháp thuộc loại phải chuyển đổi sang "thuế quan thông thƣờng", Chilê đã hành động trái với điều 4.2 Hiệp định nông nghiệp. Về vấn đề này, khi xét kháng cáo, Cơ quan phúc thẩm giữ nguyên phán quyết của Ban hội thẩm mặc dù có phê bình một số khía cạnh trong cách diễn giải pháp lý của Ban hội thẩm.

- Với việc áp "các loại thuế hoặc chi phí khác" không có trong Biểu cam kết của mình, Chilê đã hành động trái với điều II: 1(b) câu 2 của GATT. Liên quan đến luận điểm này, khi xét kháng cáo, Cơ quan phúc thẩm cho rằng việc Ban hội thẩm quyết định đƣa ra phán quyết theo điều II: 1(b) câu 2 của GATT đã vi phạm điều 11 DSU.

- Uỷ ban về Những biến dạng của Chilê ("CDC") đã không chứng minh đƣợc các biện pháp tự vệ áp dụng là kết quả của "những diễn biến không lƣờng trƣớc đƣợc", vi phạm Điều XIX: 1(a) của GATT.

- CDC không thể đƣa ra bằng chứng đầy đủ và kết luận hợp lý về "các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc tƣơng tự" vi phạm điều XIX:1(a) của GATT, điều 2,4,5 Hiệp định tự vệ. CDC không chứng minh đƣợc "việc gia tăng nhập khẩu" các sản phẩm là đối tƣợng của các biện pháp tự vệ nhƣ quy định tại Điều XIX: 1(a) của GATT, điều 2.1 và 4.2 (a) Hiệp định tự vệ.

- CDC không chứng minh đƣợc sự tồn tại của nguy cơ gây tổn hại nghiêm

trọng, vi phạm Điều XIX: 1(a) của GATT và điều 4.1 (a), 4.1 (b) và 4.2 (a) Hiệp định tự vệ.

- CDC không chứng minh đƣợc một cách thích đáng sự tồn tại của mối liên

hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu và nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng, vi phạm điều 2.1 và 4.2 (b) Hiệp định tự vệ.

- CDC "không đảm bảo các biện pháp tự vệ đƣợc áp dụng ở mức độ cần

thiết để ngăn chặn hoặc cứu chữa cho tổn hại nghiêm trọng" nhƣ quy định tại Điều XIX;1(a) của GATT và Điều 5.1 của Hiệp định tự vệ. Ban hội thẩm khẳng định mỗi thành viên chỉ có thể đảm bảo nhƣ vậy nếu "tối thiểu phải có một mối quan hệ hợp lý giữa biện pháp áp dụng và mục tiêu ngăn chặn hoặc cứu chữa tổn hại nghiêm trọng và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh".

Không đồng ý với phán quyết của Ban hội thẩm, ngày 24 tháng 06 năm 2002, Chilê thông báo quyết định kháng cáo của mình lên Cơ quan phúc thẩm về một số kết luận của Ban hội thẩm và giải thích luật của Ban này. Chilê lập luận rằng phán quyết của Ban hội thẩm theo Điều 4.2 Hiệp định nông nghiệp và Điều điều II: 1 (b), câu 2 của GATT là nhầm lẫn. Ngoài ra, Chilê cáo buộc phán quyết của Ban hội thẩm liên quan đến Điều II: 1(b) của GATT, câu thứ hai trái với Điều 11 DSU. Ban hội thẩm cũng đã sai lầm khi lựa chọn xem xét Điều 4.2 trƣớc khi xem xét Điều II: 1 (b).

Ngày 23 tháng 09 năm 2002, Cơ quan phúc thẩm gửi báo cáo tới các bên và tới DSB. Sau khi xem xét và kết luận về các vấn đề khác, Cơ quan phúc thẩm không có phán quyết gì về sự phù hợp giữa hệ thống đai giá và Điều II: 1(b) của GATT. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm có nội dung chính nhƣ sau:

- Giữ nguyên phán quyết của Ban hội thẩm rằng hệ thống đai giá của Chi lê là "một biện pháp biên giới tƣơng tự nhƣ "thuế nhập khẩu biến đổi" và "giá nhập khẩu tối thiếu" dƣới danh nghĩa Điều 4.2 và chú thích của Hiệp định nông nghiệp. Kết luận rằng "thực tế là thuế nhập khẩu phát sinh từ việc áp dụng hệ thống đai giá của Chilê sẽ có hình thức giống nhƣ "thuế hải quan thông thƣờng" không ngụ ý rằng biện pháp áp dụng là phù hợp với điều 4.2".

- Giữ nguyên phán quyết của Ban hội thẩm là hệ thống đai giá trái với Điều 4.2 của Hiệp định nông nghiệp.

- Bác bỏ phán quyết của Ban hội thẩm rằng "thuế hải quan thông thƣờng phải đƣợc hiểu là "đề cập đến một loại thuế hải quan không đƣợc áp dụng trên cơ sở các yếu tố có bản chất ngoại suy".

- Bác bỏ phán quyết của Ban hội thẩm về việc vi phạm Điều II: 1(b) câu 2

của GATT do thấy rằng Ác-hen-ti-na không có khiếu nại theo Điều Điều II: 1(b) câu 2 nêu trên. Do đó, Ban hội thẩm đã đánh giá một điều khoản "không phải là một phần của vấn đề đƣợc đƣa ra trƣớc cơ quan này". Cơ quan phúc thẩm kết luận: "Ban hội thẩm đã hành động quá mức cần thiết và trái với Điều 11 của DSU". Ngoài ra, Cơ quan phúc thẩm còn kết luận rằng, khi đƣa ra phán quyết, Ban hội thẩm đã không dành cho Chilê "quyền công bằng đƣợc phản hồi về quyết định này", nhƣ vậy đã không cho Chilê quyền thực hiện theo đúng quy trình mà Chilê đáng đƣợc hƣởng theo quy định của DSU.

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm khuyến nghị Chilê điều chỉnh chính sách, quy định nhƣ kết luận trong báo cáo của mình và báo cáo của Ban hội thẩm, phù hợp với Hiệp định về Nông nghiệp. Tại cuộc họp ngày 23/10/2002, DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và báo cáo của Cơ quan phúc thẩm.

Liên quan đến việc thực thi phán quyết, tại cuộc họp của DSB ngày 11/11/2002, Chilê tuyên bố nƣớc này sẽ tuân thủ các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Cuối cuộc họp, Chilê đã nỗ lực tham vấn với Ác-hen-ti-na nhằm đƣa ra giải pháp cho việc tranh chấp thoả mãn cả hai bên. Chilê còn thông báo rằng nƣớc này cần một thời hạn hợp lý nhằm chỉnh sửa các biện pháp của mình phù

hợp với các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Ngày 06/12/2002, Chilê thông báo cho DSB rằng, cho tới thời điểm này Chilê và Ác-hen-ti-na vẫn không thể nhất trí về thời hạn hợp lý và do vậy Chilê đề nghị việc quyết định một thời hạn hợp lý sẽ đƣợc thông qua phán quyết trọng tài. Theo Điều 21.3(c) của DSU, ngày 16/12/2002, Ác-hen-ti-na và Chilê thông báo cho DSB rằng các nƣớc này đã đồng ý hoãn thời hạn cuối cùng, phán quyết của trọng tài phải hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày bổ nhiệm trọng tài (thay vì 90 ngày kể từ ngày DSB thông qua khuyến nghị và phán quyết của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm). Ngày 16/12/ 2002, Ác-hen-ti-na và Chilê đề nghị ông Jonh Lockhart, Uỷ viên của Cơ quan phúc thẩm làm trọng tài theo Điều 21.3(c) DSU. Ngày 17/12/2002, ông Jonh Lockhart đã chấp nhận làm trọng tài phân xử.

Ngày 17/03/2003, trọng tài đã đƣa ra phán xét. Trọng tài kết luận “thời hạn hợp lý” cần đƣợc gia hạn cho Chilê để thực hiện phán quyết của DSB trong vụ tranh chấp này là 14 tháng (cho tới ngày 23/12/2003).

Tại cuộc họp ngày 02/10/2003, Chilê tuyên bố ngày 25/12/2003 luật số 19.897 về việc thiết lập biểu giá mới đƣợc thông qua thay thế cho luật 18.525. Luật mới sẽ có hiệu lực ngày 16/12/2003, trƣớc khi kết thúc thời hạn hợp lý cho Chilê. Ác-hen-ti-na đã đƣa ra các chất vấn về chi tiết của luật mới. Chilê yêu cầu Ác-hen-ti-na đƣa ra các chất vấn bằng văn bản.

Tại cuộc họp ngày 07/11/2003 của DSB, Chilê cho rằng luật 19.897 theo kế hoạch sẽ có hiệu lực vào ngày 16/12/2003, trƣớc khi kết thúc thời hạn hợp lý cho Chilê. Với luật mới này, Chilê đã tuân thủ các khuyến nghị và phán quyết của DSB (luật mới giữ lại hầu hết các yếu tố cơ bản của luật cũ). Chilê bày tỏ mong muốn nhận đƣợc các ý kiến liên quan đến biểu giá mới. Ác-hen-ti-na còn tuyên bố, với mối quan hệ gần gũi giữa Ác-hen-ti-na và Chilê, nƣớc này vẫn sẵn sàng tìm kiếm những khả năng nhằm đạt đƣợc một giải pháp thoả mãn cả đôi bên về vấn đề tranh chấp này.

Tại cuộc họp ngày 01/12/2003 của DSB, Chilê tuyên bố nƣớc này đã thông qua một số biện pháp nhằm tuân theo các khuyến nghị của DSB nhƣ đã

nói ở trên. Ác-hen-ti-na nhắc lại quan điểm của mình rằng các biện pháp mà Chilê thực hiện nhằm tuân thủ các khuyến nghị này đã không đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp này vì biểu giá vẫn đƣợc duy trì. Braxin cho rằng các biện pháp Chilê thực hiện vẫn không phù hợp với các điều khoản của Hiệp định về nông nghiệp.

Ngày 24/12/2003, Ác-hen-ti-na và Chilê thông báo cho DSB rằng các nƣớc này đồng ý về thủ tục theo các Điều 21 và 22 DSU.

Tại cuộc họp ngày 23/01/2004 của DSB, Chilê và Ác-hen-ti-na thống nhất về thủ tục theo các Điều 21.5 và 22 của DSU.

Có thể nói đây là một vụ kiện diễn ra trong thời gian tƣơng đối dài và có nhiều yếu tố phức tạp. Các bên đều cố gắng để thực hiện các khuyến nghị của DSB song quá trình thực thi này cũng diễn ra tƣơng đối phức tạp và mất nhiều thời gian.

2.4.3 Vụ DS231: Pê-ru - cá mòi (Các biện pháp thƣơng mại liên quan đến xuất khẩu)

Tranh chấp này liên quan đến việc tiếp thị cá mòi bảo quản của Pê-ru trong Cộng đồng Châu Âu (EC). Vấn đề tranh chấp là mô tả thƣơng mại về hai loại cá mòi mà các nhà xuất khẩu Pê-ru xuất sang thị trƣờng EC liên quan đến Điều 2.4 của Hiệp định TBT (Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại).

Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết

Ngày 20/03/2001, Pê-ru đề nghị đƣợc tham vấn với cộng đồng Châu Âu (EC) về Quy định EC 2136/89 vì cho rằng Quy định này đã gây cản trở cho các nhà xuất khẩu Pê-ru tiếp tục sử dụng việc miêu tả đặc điểm thƣơng mại về cá mòi cho các sản phẩm của họ.

Pê-ru cho rằng, các tiêu chuẩn của STAN 94-181 đƣợc nêu ra trong bảng danh mục các loài cá mòi đƣợc phép trao đổi thƣơng mại của EC đã tạo ra một hàng rào thƣơng mại vô lý và vi phạm các Điều 2 và 12 của Hiệp định TBT và Điều XI.1 của GATT 1994. Hơn nữa, Pê-ru lập luận rằng, Quy định trên là

không phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử và do đó vi phạm các Điều I và III của GATT 1994.

Theo đề nghị của Pê-ru, DSB đã thành lập một Ban hội thẩm tại cuộc họp ngày 24/07/2001. Canada, Chilê, Colombia, Ecuador, Venezula và Mỹ tham gia với tƣ cách là bên thứ ba. Ngày 11/03/2002, Ban hội thẩm thông báo cho DSB biết rằng Ban này sẽ không thể thông qua báo cáo của mình trong vòng tháng 6 do sự phức tạp của vấn đề và sự hạn chế của kế hoạch. Ban hội thẩm dự kiến sẽ hoàn thành công việc vào cuối tháng 04/2002. Ngày 03/05/2002, các bên tranh chấp đề nghị Ban hội thẩm tạm ngừng tiến hành phân xử theo Điều 12.12 của DSU cho tới ngày 21/05/2002.

Báo cáo của Ban hội thẩm đã đƣợc gửi đến các thành viên vào ngày 29/05/2002. Ban hội thẩm kết luận rằng quy định của EC là không phù hợp với Điều 2.4 của Hiệp định TBT.

Ngày 28/06/2002, EC thông báo quyết định kháng cáo lên Cơ quan phúc thẩm về các kết luận trong Báo cáo của Ban hội thẩm và việc giải thích luật của Ban hội thẩm.

Ngày 26/09/2002, Cơ quan phúc thẩm đã gửi báo cáo cuối cùng với các nội dung:

 Kháng cáo của EC ngày 28/06/2002 là có thể chấp nhận đƣợc;

 Tán thành kết luận của Ban hội thẩm trong đoạn 7.35 của Báo cáo,

rằng Quy định của EC là một “Quy định kỹ thuật” theo Hiệp định TBT;

 Tán thành kết luận của Ban hội thẩm trong đoạn 7.70 của Báo cáo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)