Vụ DS 309: Trung Quố c mạch tích hợp (IC) (thuế)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 56 - 57)

5. Bố cục của luận văn

2.4 Một số vụ kiện điển hình

2.4.5 Vụ DS 309: Trung Quố c mạch tích hợp (IC) (thuế)

Tranh chấp này liên quan đến việc áp dụng thuế suất VAT ƣu đãi của Trung Quốc đối với các sản phẩm IC đƣợc sản xuất hoặc thiết kế tại lãnh thổ Trung Quốc liên quan đến Điều I và III của Hiệp định thuế quan và mậu dịch 1994 (GATT 1994), Điều XVII của GATS (Hiệp định chung về thƣơng mại trong lĩnh vực dịch vụ của WTO). Mỹ là bên khiếu kiện đối với Trung Quốc.

Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết:

Ngày 18/03/2004, Mỹ đệ đơn lên WTO yêu cầu đƣợc đối thoại với Trung Quốc về việc Trung Quốc áp dụng thuế suất VAT ƣu đãi đối với các sản phẩm IC đƣợc sản xuất hoặc thiết kế trong lãnh thổ Trung Quốc.

Mặc dù thuế suất VAT Trung Quốc áp dụng đối với mặt hàng IC là 17%, phía Mỹ cho rằng các doanh nghiệp chế tạo IC tại Trung Quốc đƣợc hƣởng thuế suất thấp hơn do đƣợc hoàn một phần thuế VAT đã nộp. Theo quan điểm của phía Mỹ, phía Trung Quốc rõ ràng cố tình áp thuế cao hơn đối với IC nhập khẩu và do đó, đối xử không công bằng với IC nhập ngoại.

Bên cạnh đó, phía Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc cho phép thực hiện chế độ hoàn một phần thuế VAT đối với IC đƣợc thiết kế trong nƣớc nhƣng đƣợc sản xuất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc do hạn chế về mặt công nghệ. Theo quan điểm của phía Mỹ, Trung Quốc rõ ràng đã tạo điều kiện đối xử ƣu đãi việc nhập khẩu (IC) từ một quốc gia thành viên WTO này hơn là đối với các quốc gia khác, và do đó đã phân biệt đối xử với dịch vụ và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của các quốc gia thành viên khác.

Phía Mỹ cho rằng các biện pháp nêu trên của Trung Quốc không phù hợp với các quy định đối với Trung Quốc theo Điều I và III của Hiệp định thuế quan và mậu dịch 1994 (GATT 1994), Nghị định thƣ về việc gia nhập WTO của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (WT/L/432) và Điều XVII của GATS (Hiệp định chung về thƣơng mại trong lĩnh vực dịch vụ của WTO).

Ngày 26/03/2004, Cộng đồng châu Âu (EC) đệ trình văn bản yêu cầu đƣợc tham gia đối thoại. Ngày 31/03/2004, Nhật Bản cũng có yêu cầu tƣơng tự. Ngày 1/04/2004, Mêxicô và vùng lãnh thổ Đài Loan, Penghu, Kinmen và Matsu có chế độ hải quan riêng (gọi tắt là Trung Hoa Đài Bắc-WTO) đồng loạt yêu cầu đƣợc tham gia đối thoại chung với Mỹ.

Ngày 28/04/2004, phía Trung Quốc có văn bản thông báo với DSB (Cơ quan giải quyết tranh chấp thƣơng mại của WTO) về việc nƣớc này chấp thuận yêu cầu tham gia đối thoại của EC, Nhật Bản và Mêxicô.

Ngày 14/07/2004, Trung Quốc và Mỹ thông báo bằng văn bản với DSB về việc hai bên đã đạt đƣợc một thoả thuận chung về vấn đề do phía Mỹ nêu ra trong yêu cầu tham vấn.

Theo thông báo chung Mỹ - Trung, phía Trung Quốc đồng ý điều chỉnh hoặc bãi bỏ các biện pháp gây tranh chấp để tiến tới xoá bỏ chế độ hoàn thuế VAT áp dụng đối với mặt hàng IC đƣợc sản xuất và tiêu thụ trên lãnh thổ Trung Quốc trƣớc ngày 01/11/2004, đối với mặt hàng IC đƣợc thiết kế trong nƣớc nhƣng sản xuất tại nƣớc ngoài trƣớc ngày 01/12/2004. Các điều chỉnh của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ các ngày tƣơng ứng là 01/04/2005 và ngày 1/10/2004.

Ngày 05/10/2005, Trung Quốc và Mỹ thông báo bằng văn bản lên DSB về việc hai bên đã đạt đƣợc thoả thuận về các điều khoản của thoả thuận đã đƣợc tiến hành thông suốt, và do đó hai bên đã đạt đƣợc thoả thuận song phƣơng về các biện pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề tranh chấp do phía Mỹ nêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)