Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người lao động trong pháp luật phá sản của việt nam (Trang 25 - 27)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Nội dung các quy định về quyền của người lao động trong pháp luật

1.3.1. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Về khái niệm, quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS của NLĐ là quyền mà

NLĐ được tham gia vào TTPS của DN, cụ thể ở đây là NLĐ trực tiếp nộp đơn (hoặc thông qua đại diện của NLĐ, Công đoàn) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (TAND) để cơ quan đó thụ lý xem xét có quyết định mở TTPS hay không đối với DN mà NLĐ nộp đơn đang làm việc. Về chủ thể, người nộp đơn yêu cầu mở TTPS phải trực tiếp là NLĐ đang làm việc tại DN hoặc Công đoàn, người đại diện cho họ, người nộp đơn phải đại diện và bảo vệ lợi ích tuyệt đối cho NLĐ. Xác định đúng chủ thể NLĐ nộp đơn vừa đảm bảo đúng thủ tục pháp luật vừa đảm bảo những mong mỏi,tâm tư nguyện vọng của NLĐ được thực hiện; Nếu là đại diện cho NLĐ thì cần có biên bản họp hoặc bỏ phiếu của tập thể NLĐ cử đại diện. Về thời điểm nộp đơn, bắt đầu từ thời điểm khi quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ bị xâm phạm: DN chậm trả lương hoặc không thực hiện nghĩa vụ tài chính khác đối với NLĐ. Về nghĩa

vụ chứng minh việc quyền lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thuộc về NLĐ, khi nộp đơn họ cũng đồng thời phải đưa ra chứng cử đủ thuyết phục để Tòa án đồng ý ra quyết định thụ lý đơn. Về mặt pháp lý, đây là quyền được luật hóa được ghi nhận trong các văn bản pháp luật và được đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, quy định về quyền này sẽ có sự thay đổi, quy định chi tiết hơn như: thời gian DN nợ lương, thời điểm NLĐ được phép nộp đơn, số tiền nợ lương tối thiểu để NLĐ có thể nộp đơn…nhưng dù có quy định khác nhau thì pháp luật phá sản luôn phải giữ được tinh thần của quyền này đó là: trao quyền tận tay NLĐ, đưa NLĐ ngang hàng với các chủ nợ khác nhằm để NLĐ được làm chủ vận mệnh của mình.

Thực tiễn cho thấy, pháp luật phá sản trên thế giới còn hạn chế về quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS của NLĐ. Điều 4 Luật phá sản của Lào năm 1994 quy định: “Khi một DN không có khả năng trả nợ, chủ nợ có quyền nộp đơn hoặc DN tự có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án xem xét tuyên bố phá sản.” [ Điều 4, 21] pháp luật phá sản của Lào không quy định NLĐ hay đại diện của họ được nộp đơn yêu cầu mở TTPS, cũng như không đồng nhất địa vị pháp lý của NLĐ như một chủ nợ đối với DN để có thể hiểu chủ nợ bao gồm NLĐ. Còn trong pháp luật phá sản của Trung Quốc “Trường hợp con nợ là một trong các trường hợp quy định tại Điều 2 của Luật này, có thể làm đơn đến tòa án nhân dân tổ chức lại, thỏa hiệp hoặc thanh lý phá sản. Trường hợp con nợ không thể trả hết các khoản nợ của mình, các chủ nợ có thể làm đơn đến Toà án nhân dân tổ chức lại hoặc phá sản thanh lý tài sản của con nợ.” [Điều 7, 22]. Chúng ta không đặt ra vấn đề rằng trao quyền

hay không trao quyền cho NLĐ quy định nào ưu việt và tiến bộ hơn mà cần phải đặt nó trong điều kiện của từng quốc gia. Đối với những quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển, quy định một cách đầy đủ quyền của NLĐ, luôn

đảm bảo các chế độ, quyền lợi cho họ ở mức tốt nhất thì việc trao cho NLĐ quyền tự mình nộp đơn yêu cầu mở TTPS là không thật sự cần thiết bởi đã có một bộ máy tư pháp hoàn chỉnh luôn vận hành đảm bảo những quyền lợi tốt nhất cho họ. Về phía NLĐ cũng cần có sự hiểu biết nhất định về pháp luật, vì khi thực hiện quyền của mình họ đương nhiên cũng phải gánh vác những nghĩa vụ tương đương nên nếu không có đủ thời gian và kiến thức họ sẽ tự gây ra thiệt hại cho bản thân cũng như DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người lao động trong pháp luật phá sản của việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)