Quyền khiếu nại các quyết định của Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người lao động trong pháp luật phá sản của việt nam (Trang 30 - 80)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Nội dung các quy định về quyền của người lao động trong pháp luật

1.3.4. Quyền khiếu nại các quyết định của Tòa án

Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại được hiểu là: Việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như chúng ta đã phân tích ở phần đầu, phá sản là một thủ tục tư pháp và do Tòa án tổ chức thực hiện theo trình tự, quy định của pháp luật. Và ở mỗi bước của phá sản Tòa án sẽ ra các quyết định hoặc thông báo...để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo như: Thông báo trả lại đơn yêu cầu mở TTPS, thông báo mở TTPS, Gửi nghị quyết chủ nợ đến các bên liên quan....tương ứng với mỗi thủ tục đó là quyền khiếu nại của NLĐ với các

quyết định của Tòa án. Quyền khiếu nại là một quyền cơ bản trong những vụ việc tố tụng nó cũng thể hiện sự dân chủ và mối quan hệ hai chiều giữa người dân và cơ quan nhà nước, trong trường hợp này là giữa NLĐ và TAND.

Luật Phá sản DN năm 2006 của Trung Quốc quy định quyền ưu tiên cho các khiếu nại lien quan đến NLĐ, khiếu nại đối với nợ thuế và các khiếu nại chung khác. Quy định này phù hợp với đất nước có nền kinh tế thương mại phát triển, với số lượng lao động đông đảo nhất thế giới, dù không trao quyền trực tiếp cho NLĐ khiếu nại các quyết định của Tòa án nhưng pháp luật Trung Quốc cũng đã có quy định phù hợp để bảo vệ lợi ích của NLĐ.

Pháp luật một số nước châu Á không công nhận quyền khiếu nại các quyết định của Tòa án của NLĐ vì ngay từ chủ thể nộp đơn yêu cầu mở TTPS pháp luật các nước này đã không trao quyền cho họ. Luật Phá sản Lào quy định “Các chủ nợ, chủ DN hoặc đại diện có quyền yêu cầu kháng nghị đối với

quyết định của tòa án về phá sản DN trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định đó”[Điều 37, 21]

Kết luận chương, quyền của NLĐ nói chung và đặc biệt là trong pháp

luật phá sản nói riêng đã được pháp luật của Việt Nam cũng như thế giới ghi nhận rất đầy đủ. Khi doanh nghiệp bị phá sản thì những người lao động trong doanh nghiệp sẽ phải chịu hậu quả trực tiếp, họ sẽ bị mất việc làm, mất nguồn thu nhập để đảm bảo đời sống. Sự bảo vệ của Luật Phá sản đối với người làm công thể hiện ở chỗ pháp luật cho phép người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp, quyền được tham gia quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương trước các khoản nợ khác của doanh nghiệp ….Khi doanh nghiệp bị phá sản thì chủ nợ nào cũng muốn lấy được càng nhiều càng tốt tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy nếu không có Luật để đưa vấn đề phân chia tài sản của con nợ theo một trật tự nhất định, nhằm bảo đảm sự công bằng và

khách quan thì sẽ gây ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự, gây ra mâu thuẫn giữa DN và NLĐ. Bằng việc giải quyết công bằng, thỏa đáng mối quan hệ về lợi ích giữa chủ nợ và NLĐ pháp luật về phá sản góp phần giải quyết mâu thuẫn, hạn chế những căng thẳng có thể có giữa họ với nhau, nhờ đó đảm bảo được trật tự kỷ cương của xã hội. Như vậy, quyền của NLĐ trong pháp luật phá sản có vai trò vô vùng quan trọng và nó đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật tuy quy định ở mỗi quốc gia có những khác biệt nhất định nhưng vẫn giữ chung tinh thần là bảo vệ lợi ích chính đáng của NLĐ, hạn chế mức thấp nhất những hậu quả mà họ có thể gặp phải.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT

NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

2.1. Lược sử phát triển các quy định về quyền của người lao động trong pháp luật phá sản của Việt Nam và thực tiễn thực hiện

Pháp luật phá sản ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong giai đoạn thực dân Pháp đô hộ “Ở Việt Nam pháp luật phá sản đã có từ thời kỳ Thực dân

Pháp đô hộ, nhưng Luật này phần lớn được áp dụng ở niền Nam và trên thực tế dường như rất ít được áp dụng. Cũng như các nước thuộc địa khác, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật thực dân. Những quy định về khánh tận, thanh toán tư pháp phá sản cũng đã có trong Bộ luật Thương mại Sài Gòn” [6]. Phá sản là một hiện tượng kinh tế khách quan trong

nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Giai đoạn trước năm 1986, trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam khái niệm phá sản hầu như không được đề cập bởi sau khi đất nước giải phóng cho tới năm 1985, cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và mô hình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa kiểu Xô viết đã được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Từ năm 1986 đến trước khi LPSDN 1993 ra đời, đây được coi là giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế kéo theo đó là sự thay đổi của pháp luật, với những bước đi đầu tiên đặt nền móng cho pháp luật phá sản Việt Nam. Những phác thảo đầu tiên về phá sản trong pháp luật Việt Nam trong giai đoạn này bắt đầu từ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987; Luật Công ty 1990 và Luật DN tư nhân 1990, pháp luật quy định hai loại hình là công ty và DN tư nhân trong hai văn bản luật khác nhau

nhưng tất cả các vấn đề liên quan đến phá sản thì chỉ nằm ngắn gọn trong duy nhất một điều: Điều 24 (Luật Công ty 1990); Điều 17 (Luật DN tư nhân 1990), nội dung các quy định này mang tính bao quát không cụ thể cũng như không có văn bản hướng dẫn về vấn đề này (sau này khi LPSDN 1993 ra đời trong văn bản sửa đổi của Luật DN tư nhân quy định phá sản thực hiện theo quy định của LPSDN 1993). Do các quy định trong pháp luật lúc này còn rất sơ sài nên không có bất kỳ một cơ chế liên quan đến quyền của NLĐ khi DN, công ty phá sản.

Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2014, sự ra đời của LPSDN năm 1993 và LPS 2004 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử lập pháp của Việt Nam cũng như là cột mốc bước sang giai đoạn mới của nền kinh tế, nền kinh tế thị trường với các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Dù là những đạo luật đầu tiên nhưng LPSDN 1993 và LPS 2004 đều rất chú trọng đảm bảo các quyền của NLĐ, để thực hiện được điều này pháp luật phá sản đã quy định cho họ một số quyền như: quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS, quyền tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán.

2.1.1. Quy định về quyền của người lao động trong pháp luật phá sản và thực tiễn thực hiện giai đoạn năm 1993 đến trước năm 2004.

Năm 1993, LPSDN 1993 ra đời được nhìn nhận như là sự tiếp nối lôgic trong việc thể chế chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. LPSDN 1993 là đạo luật về phá sản đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành trong khoảng thời gian ngắn ngủi khi chúng ta mới bước vào nền kinh tế thị trường. Kinh nghiệm của chúng ta về kinh tế thị trường nói chung và về phá sản nói riêng còn rất hạn chế, ít ỏi. Kinh nghiệm lập pháp về phá sản hoàn toàn không có. “Có thể nói LPSDN 1993 được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài.” [1]

Về quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS của NLĐ.

Theo LPSDN năm 1993 thì NLĐ cũng có quyền đệ đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố phá sản với tư cách là chủ nợ không có bảo đảm. LPSDN 1993 cho phép đại diện NLĐ nơi chưa có tổ chức Công đoàn hoặc đại diện công đoàn có quyền đệ đơn yêu cầu Tòa án giải quyết nếu DN mắc nợ không thể trả được lương cho NLĐ trong 3 tháng liên tiếp. Khác với các chủ nợ khác NLĐ không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.[ Điều 8, 13]. Đại diện Công đoàn chỉ được nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản khi có đủ điều kiện: (i)DN không trả đủ lương cho NLĐ theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp; (ii) Có nghị quyết của công đoàn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản DN. [Điều 9, Mục V, 12]

Việc ghi nhận quyền được nộp đơn yêu cầu mở TTPS của NLĐ trong văn bản chính thức đầu tiên về Phá sản cho thấy cái nhìn tiến bộ của nhà làm luật, cũng như thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước dành cho đối tượng này. Tuy nhiên, so sánh với những quy định của pháp luật lao động hiện hành thì quy định này lại có sự không đồng nhất. Bởi Bộ luật lao động thời điểm đó quy định: “Ở những doanh nghiệp đang hoạt động chưa có tổ chức công đoàn thì chậm nhất sau sáu tháng, kể từ ngày Bộ Luật Lao động có hiệu lực và ở những doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất sau sáu tháng, kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, Liên đoàn lao động cấp tỉnh phải thành lập tổ chức công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và tập thể lao động” (Điều 153, Bộ luật

lao động năm 1994) pháp luật Lao động chỉ công nhận tổ chức công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời là người đại diện duy nhất cho NLĐ tại DN và không công nhận đại diện của tập thể lao động hoặc một tổ chức khác bên cạnh Công đoàn. Điều đó cho thấy: Luật Phá sản DN năm 1993 cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về đại diện

NLĐ nơi chưa có tổ chức công đoàn là ai, vì vậy, đã gây khó khăn cho NLĐ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về quyền tham gia HNCN

Quyền tham gia HNCN của NLĐ trong LPSDN 1993: “…Đại diện

công đoàn hoặc đại diện NLĐ nơi chưa có tổ chức công đoàn được quyền tham dự hội nghị chủ nợ, nhưng không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật này.”[ Điều 25, 13]. Chi tiết về quyền biểu

quyết của NLĐ đó là“...đại diện công đoàn hoặc đại diện NLĐ nơi chưa có tổ

chức công đoàn cũng có quyền biểu quyết trong trường hợp họ nộp đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản DN.” [11]. Đại diện Công đoàn ở đây được

hiểu là: Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn hoặc người được Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn uỷ quyền bằng văn bản. [Khoản 1; Điều 8, Mục V, 12]

Từ những quy định trên có thể thấy rằng LPSDN 1993 chưa coi NLĐ ngang hàng với chủ nợ, hay nói cách khác địa vị pháp lý của NLĐ chưa được nhìn nhận một cách thống nhất trong luật. Nếu NLĐ bị nợ lương, BHXH đó cũng là những khoản “nợ đến hạn” theo định nghĩa về phá sản tại Điều 2 của LPSDN 1993 nên NLĐ cũng cần có địa vị pháp lý như chủ nợ. Chỉ khi NLĐ nộp đơn yêu cầu mở TTPS họ mới được quyền biểu quyết tại HNCN nhưng quy định để họ thực hiện việc nộp đơn lại còn nhiều bất cập (đã nêu ở trên). Vì vậy, quy định về quyền tham gia HNCN của NLĐ trong luật vẫn mang tính lý luận và thiếu tính thực tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NLĐ.

Quyền được ưu tiên thanh toán các quyền lợi khi có quyết định tuyên bố phá sản DN

LPSDN 1993 quy định ưu tiên thanh toán các khoản nợ khi DN phá sản cho NLĐ chỉ sau chi phí phá sản [Khoản 2, Điều 39, 13]. Đây là quy định mà

nội dung của nó không thay đổi qua các luật phá sản 1993, 2004 và 2014. Nếu nói bản chất của thủ tục Phá sản là ”đòi nợ tập thể” thì kết quả mà họ nhận được khi thực hiện theo quy định này khiến NLĐ không mấy mặn mà: bởi thứ nhất họ mất việc làm; Thứ 2 là khoản nợ lương, BHXH, trợ cấp thôi việc, trợ cấp khác...có thể không được thanh toán đủ, nếu thanh toán thời gian chờ thi hành cũng rất lâu.

Quyền khiếu nại các quyết định của Tòa án

NLĐ trong LPSDN 1993 có các quyền khiếu nại sau: Quyền khiếu nại về quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DN [điều 13]; Quyền khiếu nại với thẩm phán về danh sách chủ nợ [Điều 25, 13]; Quyền khiếu nại về quyết định tuyên bố DN phá sản [khoản 1, Điều 40, 13], Quyền khiếu nại lên Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp về quyết định tuyên bố phá sản của DN [Điều 40, 13] nếu không đồng ý có quyền khiếu nại lên cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp [Điều 40, 13]

2.1.2. Quy định về quyền của người lao động trong pháp luật phá sản và thực tiễn thực hiện giai đoạn năm 2004 đến trước năm 2014.

LPS 2004 ra đời được đánh giá như là một cố gắng mới của các nhà lập pháp nước ta trong việc nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với hiện tượng kinh tế khách quan có vai trò không nhỏ này trong đời sống kinh tế bằng việc khắc phục những hạn chế, bất cập của LPSDN 1993, bổ sung những nội dung mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn 9 năm áp dụng LPSDN 1993, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, thể chế hóa chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Về quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS của NLĐ,

Quy định của LPS năm 2004, NLĐ được quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS DN, hợp tác xã, khi có đủ hai điều kiện sau đây: (i)DN, hợp tác xã nợ

lương NLĐ hoặc các khoản nợ khác như: nợ tiền phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…(ii)DN, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.[ Khoản 1 Điều 14, 14] Điều kiện cho NLĐ nộp đơn yêu cầu mở TTPS phải là số đông NLĐ trong DN, hợp tác xã và việc nộp đơn phải được thông qua người đại diện của họ hoặc đại diện công đoàn. NLĐ cử người đại diện thay mặt NLĐ nộp đơn bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký. Người đại diện cho NLĐ được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số NLĐ trong DN, hợp tác xã tán thành.[ Khoản 1 Điều 14, 14]

Nếu điều kiện để NLĐ nộp đơn trong LPSDN 1993 là DN nợ lương 03 tháng liên tiếp thì ở LPS 2004 là “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả

năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.” [Điều 3, 14] và tại Khoản 2 Mục 1 Nghị quyết

số 03/2005/NQ-HĐTP giải thích “chủ nợ” ở đây là chủ nợ không có đảm bảo hoặc đảm bảo một phần. Như vậy, LPS 2004 gây khó khăn hơn cho NLĐ khi xác định thời điểm mình có thể nộp đơn yêu cầu mở TTPS bởi họ phải xác định được thời điểm các khoản nợ đến hạn, và biết được yêu cầu trả nợ bằng văn bản của chủ nợ. Thực tiễn áp dụng, đối với NLĐ trong trường hợp DN không trả được lương, các khoản nợ khác cho NLĐ thì NLĐ phải được xem như là chủ nợ không có bảo đảm và có các quyền, nghĩa vụ như chủ nợ không bảo đảm. Nhưng LPS 2004 lại quy định NLĐ không được tự nộp đơn mà cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn để nộp đơn. Thủ tục cử người đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người lao động trong pháp luật phá sản của việt nam (Trang 30 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)